Những hạn chế chủ yếu của FDI Châ uÁ tại Đà Nẵng

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế quốc tế Thu hút đầu tư trực tiếp của Châu Á vào Đà Nẵng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Thực trạng và giải pháp (Trang 70 - 73)

- Khu vực Châ uÁ Khu vực khác

2.3.2. Những hạn chế chủ yếu của FDI Châ uÁ tại Đà Nẵng

Những thành tựu mà đầu tư nước ngoài mang lại không thể phủ nhận, tuy nhiên trong giai đoạn này cũng còn tồn tại không ít hạn chế, điều này xuất phát từ nguyên nhân khách quan do lĩnh vực đầu tư nước ngoài là tương đối mới, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư nước ngoài của Việt Nam chưa hoàn chỉnh, mặt khác khi bắt đầu thực hiện thu hút đầu tư, chúng ta chưa có kinh nghiệm nên gặp phải những rủi ro như:

Một là, nhà đầu tư tranh thủ đưa vào những dự án có công nghệ đơn giản chủ yếu tận dụng lao động giá rẻ tại địa phương. Không ít doanh nghiệp của khu vực Châu Á có thiết bị công nghệ còn lạc hậu, chưa tiếp nhận nhiều công nghệ nguồn, nhiều lĩnh vực sản xuất mang tính gia công, chưa phát triển được

các ngành công nghiệp phụ trợ. Nhiều dự án mà đối tác nước ngoài khi tham gia góp vốn với đối tác Việt Nam đã không triển khai theo cam kết trong hợp đồng liên doanh như đưa công nghệ cũ, lạc hậu sang Việt Nam góp vốn nhưng lại đưa giá lên cao, xảy ra tranh chấp giữa các đối tác dẫn đến dự án không thực hiện được.

Hai là, một số doanh nghiệp FDI Châu Á chủ yếu nhập phụ tùng, nguyên vật liệu, linh kiện từ nước ngoài; việc khai thác nguyên vật liệu, phụ liệu trong nước còn hạn chế.

Ba là, một số nhà ĐTNN ít vốn, khi đầu tư vào Đà Nẵng đã không lường hết những rủi ro nên dẫn đến phá sản, thua lỗ, không có khả năng vực dậy và triển khai hoạt động. Một số dự án đầu tư đăng ký để chiếm đất, chiếm những vị trí quan trọng nhưng lại không có khả năng thực hiện dự án hoặc chỉ đăng ký mà không triển khai là tương đối lớn, chiếm đến 30% tổng số dự án đầu tư (Ô tô Nissan, quần thể du lịch quốc tế ITC, khách sạn Touran 74 Bạch Đằng…).

Bốn là, mặt hạn chế lớn mà những dự án đầu tư nước ngoài thường xử lý kém do công nghệ lạc hậu là gây ô nhiễm môi trường kéo dài, không xử lý được những ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, môi trường sinh thái, cuộc sống của người dân.

Năm là, tình hình tranh chấp lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động diễn ra thường xuyên, các vấn đề tăng ca, tăng giờ làm nhưng không tăng thêm thu nhập cho người lao động đã dẫn đến đình công, lãng công gây mất an ninh trật tự…là những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động thu hút FDI trên địa bàn thành phố.

Sáu là, các dự án FDI của Châu Á trên địa bàn Đà Nẵng bị rút phép và giải thể còn rất cao, chiếm 60% tổng số dự án bị giải thể và rút phép trên địa bàn thành phố. Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2000, số lượng các dự án bị rút giấy phép đầu tư khá cao chiếm đến 30% tổng số dự án đầu tư, điển hình

các dự án ôtô Nissan, quần thể du lịch quốc tế ITC, khách sạn Tourane, công ty tư vấn Index…Giai đoạn 2001-2007 thì số dự án FDI bị rút giấy phép vẫn ở mức cao, cho dù tính bình quân theo năm thì có giảm so với giai đoạn 1990- 2000. Điều này có thể giải thích bằng các lý do sau:

Thứ nhất, một số dự án đầu tư đăng ký để chiếm đất, chiếm những vị trí quan trọng nhưng không có khả năng triển khai dự án hoặc chỉ đăng ký rồi không triển khai.

Thứ hai, một số nhà ĐTNN ít vốn, khi đầu tư vào Việt Nam đã không lường trước những rủi ro có thể gặp phải nên dẫn đến phá sản, thua lỗ, không có khả năng vực dậy và triển khai hoạt động.

Thứ ba, do sự biến động của thị trường thế giới đã ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài. Một số nhà đầu tư rút vốn để chuyển sang hoạt động ở quốc gia khác mang lại lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh nhiều hơn.

Thứ tư, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á

Bảng 2.15: Tình hình thu hồi giấy phép trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1990-2000

Năm Trước 1997 1998 1999 2000

Số lượng dự án FDI bị rút giấy phép 4 2 3 3

- Châu Á 2 1 2 2

Vốn đầu tư bị rút (nghìn USD) 1.500 2.700 14.500 4.300

(Nguồn: Tài liệu đánh giá tình hình hoạt động FDI tại Đà Nẵng giai đoạn 1990-2000 )

Trong giai đoạn 1990-2000, trong các dự án FDI Châu Á bị rút giấy phép, các nhà đầu tư đến từ Đài Loan bị rút giấy phép nhiều nhất với 4 dự án, những dự án này có công nghệ hết sức lạc hậu và đơn giản, chủ yếu tận dụng lực lượng lao động giá rẻ tại địa phương. Các nhà đầu tư Đài Loan đã lợi dụng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư chưa hoàn chỉnh, về phần lãnh đạo thành phố thì chưa có nhiều kinh nghiệm đối với hoạt động thu hút đầu tư để đưa vào những dự án gây ô nhiễm môi trường (Cty Wei Xern Sin Industrial).

Bảng 2.16: Các dự án FDI bị rút giấy phép giai đoạn 2001-2007 của Châu Á Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Số lượng dự án bị rút phép 2 1 2 2 1 2 1 Châu Á 1 1 2 1 1 1 1 Vốn đầu tư bị rút (nghìn USD) 3.500 17.200 4.600 2.700 1.300 6.500 4.700

(Nguồn: Sở Kế hoạch - Đầu tư Tp Đà Nẵng)

Trong giai đoạn 1990 - 2000 lượng vốn đầu tư bị giải thể là 23 triệu USD thì trong giai đoạn 2001- 2007 lượng vốn đầu tư bị giải thể là 40,5 triệu USD. Việc giải thể, rút giấy phép đầu tư của các dự án cho thấy các nhà đầu tư chưa nghiên cứu kỹ thị trường và các đối tác. Về phía thành phố, cụ thể là Sở Kế hoạch và đầu tư còn yếu kém trong khâu thẩm định và đánh giá các dự án đầu tư.

Về mặt khách quan, tuy đầu tư trực tiếp nước ngoài còn có một số hạn chế nhưng những thành tựu mà dòng vốn này mang lại trong giai đoạn 1988- 1996 là rất có ý nghĩa, tạo tiền đề để Nhà nước và thành phố Đà Nẵng hoàn thiện những chính sách và văn bản pháp luật liên quan qua đó tạo hành lang pháp lý thuận lợi thu hút FDI, đồng thời là những bước cơ bản để Đà Nẵng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế quốc tế Thu hút đầu tư trực tiếp của Châu Á vào Đà Nẵng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Thực trạng và giải pháp (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w