Cơ cấu đầu tư theo ngành

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế quốc tế Thu hút đầu tư trực tiếp của Châu Á vào Đà Nẵng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Thực trạng và giải pháp (Trang 64 - 65)

Qua những năm thực hiện thu hút FDI, đầu tư của nước ngoài vào các ngành ở thành phố Đà Nẵng đã thể hiện được sự phù hợp với việc chuyển dịch nền kinh tế theo hướng CNH, HĐH cũng như với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Đầu tư vào các ngành sản xuất vật chất chiếm tỷ trọng cao với 55 dự án chiếm 72,4% số dự án và 24% vốn đăng ký. Riêng đầu tư vào công nghiệp với 53 dự án chiếm 69,7% số dự án và 23,5% số vốn đăng ký. Trong nội bộ ngành công nghiệp, cơ cấu đầu tư cũng chuyển dịch theo hướng tích cực. Ngành chế biến thực phẩm và đồ uống với 5 dự án chiếm 6,5% số dự án và 5,5% vốn đăng ký, nổi bật nhất có thể kể đến dự án Cty Cocacola Indochina Pte Ltd 100% vốn Singapore được cấp giấy phép ngày 19/01/1998 với thời gian hoạt động là 30 năm và vốn đăng ký lên tới 25 triệu USD. Ngành vật liệu xây dựng với 2 dự án chiếm 2,6% số dự án và 1,9% vốn đăng ký. Ngành công nghiệp hàng tiêu dùng có 46 dự án chiếm 60,5% số dự án nhưng chỉ chiếm khoảng 15% vốn đăng ký với quy mô trung bình của 1 dự án khoảng 1,5 triệu USD. Về cơ bản, cho đến nay, đầu tư nước ngoài ở Đà Nẵng chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp nhẹ với quy mô vốn trung bình trên 1 dự án thấp, điều này hoàn toàn phù hợp với chủ trương và định hướng phát triển của thành phố theo hướng dịch vụ và du lịch trong tương lai. Những dự án công nghiệp nhẹ có quy mô vốn thấp không mang lại những tác động tiêu cực lớn đến môi trường trong khi những dự án công nghiệp nặng như khai khoáng, hóa chất, vật liệu xây dựng có tác động xấu tới môi trường sinh thái. Thực tế trong thời gian qua, Đà Nẵng đã từ chối cấp giấy phép cho rất nhiều dự án thuộc loại này, đáng chú ý là 2 dự án đầu tư sản xuất thép của Hàn Quốc có

vốn đăng ký lên tới trên 2 tỷ USD. Đối với lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp, trong thời gian qua, thành phố thu hút được 2 dự án nuôi trồng thủy hải sản với số vốn đăng ký chiếm chưa tới 1% tổng vốn đăng ký. Các dự án dịch vụ gồm 21 dự án chiếm 27,6% tổng số dự án nhưng chiếm tới 86% tổng số vốn đăng ký. Điều này cho thấy chủ trương phát triển Đà Nẵng theo hướng du lịch, dịch vụ đang đi đúng hướng.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu đầu tư theo ngành tính đến năm 2007

(Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư TP Đà Nẵng)

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế quốc tế Thu hút đầu tư trực tiếp của Châu Á vào Đà Nẵng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Thực trạng và giải pháp (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w