- Khu vực Châ uÁ Khu vực khác
3.2.1.9. Giải pháp về phát triển tuyến hành lang kinh tế Đôn g Tây
Nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, hành lang nối Đà Nẵng - Băngkok qua cửa khẩu Đăk-tờ-ok (Quảng Nam) - Sêkông - Pakse (Lào) -Chongmek - Nakhon (Thái Lan), Đà Nẵng là đầu mối thông thương, cửa ngõ
ra biển Đông của các nước thuộc hành lang và Tiểu vùng Mê Kông mở rộng. Khai thác được tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, Đà Nẵng có thể thông thương với vùng cao nguyên Bolaven rộng lớn đầy tiềm năng và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, kéo dài đến thủ đô Băngkok; thực hiện hợp tác vận tải hàng hóa quá cảnh, hỗ trợ mở đường ra biển cũng như làm đầu mối cung cấp hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu trở lại cho các vùng, địa phương sâu trong nội địa, thúc đẩy giao lưu, trao đổi hàng hóa và theo đó nâng cao lượng hàng hóa qua cảng Đà Nẵng.
Bên cạnh đó, với các vị trí là điểm kết nối các di sản thiên nhiên Phong Nha- Kẻ Bàng, Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Bảo tàng điêu khắc Chămpa, danh thắng Ngũ Hành Sơn, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và xa hơn là di sản Sukhothai của miền bắc Thái Lan…Đà Nẵng sẽ là điểm cuối đón du khách từ các nước trên tuyến hành lang tham gia các tour du lịch Caravan, chương trình “Một điểm đến ba quốc gia: điểm tâm sáng ở Thái Lan, cơm trưa tại Lào, chiều tối tắm biển tại Việt Nam”, đồng thời là cửa ngõ đón du khách từ biển Đông viếng thăm các di sản thế giới, di tích văn hóa, lịch sử, danh thắng thiên nhiên khu vực miền Trung - Tây Nguyên và ngược tuyến Caravan đến với vùng cao nguyên Boloven, Đông Bắc Thái Lan…
Với những điều kiện thuận lợi đó, trong thời gian tới, thành phố cần tập trung đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, khai thác các dịch vụ vận tải, thương mại, du lịch. Thực hiện vai trò là thành phố động lực, phát luồng thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế toàn vùng.