Quy mô dòng vốn FDI của Châ uÁ vào Đà Nẵng

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế quốc tế Thu hút đầu tư trực tiếp của Châu Á vào Đà Nẵng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 61)

Tính đến cuối năm 2006, các nhà đầu tư nước ngoài từ hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam. Châu Á chiếm 60,8%, Châu Âu chiếm 23% và Châu Mỹ chiếm 7% trên tổng vốn đăng ký đầu tư trực tiếp. Năm nước đầu tư lớn nhất đều là các nước Châu Á – bao gồm Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Hồng Kông và Hàn Quốc - chiếm hơn 59% tổng vốn đăng ký. Mười nhà đầu tư lớn nhất chiếm 80% tổng vốn đăng ký vào Việt Nam.

Năm 1996, khi đầu tư đang hưng thịnh, các nhà đầu tư chính là Singapore, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Các quốc gia này chiếm tương ứng 32,5%; 14,3%; 9,6%; 9,5% và 7,7% trong tổng số 8,6 tỷ USD dòng FDI . Đáng lưu ý là trong nửa thập niên 90, rất nhiều công ty đa quốc gia, cụ thể là các công ty của Mỹ đã đầu tư vào Việt Nam thông qua các công ty con ở Singapore và Hồng Kông do có kênh cấm vận của Mỹ. Trong giai đoạn 1990-1997, các nhà đầu tư đến từ các quốc gia Châu Á cũng chiếm ưu thế tuyệt đối cả về số lượng dự án và vốn đăng ký đầu tư trên địa bàn Đà Nẵng với tỷ lệ 78,6% trên tổng số dự án và 72,4% trên tổng vốn đầu tư. Trong thời kỳ khủng hoảng Châu Á, dòng đầu tư từ các nước Đông và Nam Á, nhất là Singapore giảm mạnh. Dòng FDI từ Châu Âu và Châu Mỹ trong tổng dòng FDI vào thành phố tăng vọt, đặc biệt kể từ năm 2005 với các dự án xây dựng, kinh doanh khách sạn và dịch vụ, dòng FDI đến từ các khu vực này có sự tăng trưởng mạnh mẽ về lượng. Cụ thể, Mỹ chuyển lên vị trí thứ 1 về vốn đăng ký đầu tư ở giai đoạn này với nhiều dự án xây dựng và kinh doanh bất động sản, khách sạn, du lịch lên tới hàng trăm triệu USD, chẳng hạn dự án Silver Shores Hoàng Đạt kinh doanh dịch vụ du lịch và khách sạn có vốn đăng ký 86 triệu USD, dự án sân golf Vinacapital Đà Nẵng kinh doanh sân golf và bất động sản có vốn đăng ký 73 triệu USD, dự án khu du lịch biển Vinacapital kinh doanh khu du lịch biển và khu căn hộ, khách sạn cho thuê có vốn đăng ký 57 triệu USD. Đặc biệt, năm 2007, dự án khu thương mại và phức hợp Vinacapital đi vào triển khai với vốn đầu tư lên tới 325 triệu USD. Sự tăng trưởng nhanh dòng FDI về lượng của các khu vực này, làm cho các nhà đầu tư Châu Á mặc dù vẫn chiếm tỷ trọng cao về số lượng dự án nhưng không còn chiếm ưu thế về vốn đầu tư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Bảng 2.9: Vốn FDI thu hút trên địa bàn giai đoạn 2000 – 2007 Đvt: Tỷ VNĐ Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Vốn trong nước 2.155,1 2.643 3.448 4.250 5.871 6.800 8.562 10.251 Vốn ngoài nước 250 285 303 420 407,4 6.580 10.240 12.750 - FDI 204 225,4 263,8 301,8 254,9 5.126 9.448 11.132 - FDI Châu Á 122,36 85,4 172,5 237,5 121,3 1.618 3.735 4.835 Tỷ trọng (%) 59,9 37,9 65,4 78,7 47,6 31,6 39,5 43,4 Tổng 2405,1 2928 3751 4670 6278,4 13.38 0 18.802 23001

(Nguồn: Báo cáo các Doanh nghiệp FDI tại Đà Nẵng, cập nhật 31/12/2007, Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng)

Trong tương lai, tỷ trọng dòng FDI Châu Á trên dòng FDI vào Đà Nẵng thậm chí có xu hướng giảm do các nhà đầu tư Châu Á không có nhiều thế mạnh trong lĩnh vực dịch vụ và du lịch - lĩnh vực được coi là định hướng thu hút FDI vào Đà Nẵng. Thực tế, trong thời gian vừa qua, lãnh đạo thành phố vừa quyết định từ chối 2 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài sản xuất và kinh doanh thép, giấy có tổng vốn 2,5 tỷ USD. Hai dự án này đều là 2 dự án đến từ Châu Á, gồm dự án xây dựng nhà máy thép của liên doanh China Steel Corporation ( Đài Loan), Sumitomo Metal Industries Corp ( Nhật Bản) với Vedan Enterprise Corp ( Việt Nam) và dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy của Nhật tại khu công nghiệp Liên Chiểu. Giải thích về quyết định này, lãnh đạo thành phố cho hay, hiện thành phố đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng du lịch - dịch vụ - công nghiệp. Những dự án dịch vụ, du lịch sẽ được ưu tiên hàng đầu, đối với các dự án công nghiệp phải đảm bảo tiêu chí “ Sạch”, không gây ô nhiễm môi trường. Đây cũng là chủ trương nhằm hướng đến mục tiêu đưa Đà Nẵng trở thành “ Thành phố môi trường” vào năm 2020.

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế quốc tế Thu hút đầu tư trực tiếp của Châu Á vào Đà Nẵng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w