Đối với thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế quốc tế Thu hút đầu tư trực tiếp của Châu Á vào Đà Nẵng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Thực trạng và giải pháp (Trang 106 - 109)

- Khu vực Châ uÁ Khu vực khác

3.3.2. Đối với thành phố Đà Nẵng

Nghiên cứu xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư dài hạn (5 năm, 10 năm) và kế hoạch hành động ngắn hạn từng năm trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thành phố cần tập trung xây dựng một chiến lược cụ thể về xúc tiến đầu tư gồm các bước cơ bản sau: (i) xác định các cơ sở để xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư; (ii) xác định ngành nghề và khu vực ưu tiên thu hút đầu tư; (iii) xây dựng chương trình xúc tiến và cơ chế chính sách đầu tư; (iv) xây dựng kế hoạch hành động; (v) đánh giá hiệu quả. Một khi đã thông qua chiến lược xúc tiến đầu tư và kế hoạch hoạt động, cần thực hiện nghiêm túc theo đúng kế hoạch và chiến lược đã đề ra.

Gắn kết chương trình xúc tiến đầu tư ở thành phố với chương trình xúc tiến đầu tư ở mỗi vùng, miền và với chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia để vừa tiết kiệm chi phí vừa đem lại hiệu quả cao hơn. Điều này có thể áp dụng đối với các địa phương trong nước với nhau cũng như đối với các địa phương ở một số nước khác nhau. Thành phố cần chủ động dành nguồn kinh phí thường xuyên và ổn định cho hoạt động xúc tiến đầu tư bằng cách hình thành quỹ xúc tiến đầu tư, bên cạnh đó tích cực kêu gọi các nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương và nước ngoài.

Tăng cường công tác quản lý dự án, xúc tiến đầu tư phải gắn bó mật thiết với việc quản lý dự án đầu tư để việc hỗ trợ nhà đầu tư thống nhất xuyên suốt trong cả ba giai đoạn chuẩn bị dự án, cấp phép và triển khai hoạt động. Xúc tiến đầu tư tốt sẽ thu hút ngày càng nhiều dự án đầu tư, tạo tiền đề cho quản lý đầu tư và ngược lại quản lý đầu tư tốt cũng chính là phương thức hữu hiệu, ít tốn kém nhất để vận động xúc tiến đầu tư.

Mở rộng hoạt động đối ngoại: Kết hợp hoạt động xúc tiến đầu tư trong các chuyến công tác của lãnh đạo thành phố ra nước ngoài, tăng cường các hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế, phục vụ xúc tiến đầu tư; tránh tình trạng bị động trong việc tổ chức các hội nghị, hội thảo về đầu tư hoặc mang

tính phô trương, hình thức; tăng cường vai trò và hoạt động của các cơ quan đại diện ngoại giao và thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, xem đây là một kênh thông tin quan trọng nhằm thẩm tra, đánh giá năng lực của các nhà ĐTNN đặc biệt là các nhà đầu tư đến từ các quốc gia khu vực Châu Á cũng như vai trò hỗ trợ của các cơ quan ngoại giao trong việc tiếp cận các nhà đầu tư lớn tiềm năng.

Ngoài ra, cần tăng cường hợp tác giữa cơ quan xúc tiến và quản lý ĐTNN với các sở, ban ngành liên quan ở thành phố, với các cơ quan, tổ chức khác trong nước và nước ngoài. Mối quan hệ hợp tác này đặc biệt cần thiết đối với công tác xúc tiến, quản lý ĐTNN trong cả ba giai đoạn trước, trong và sau khi cấp giấy phép đầu tư vì năng lực, quyền hạn, tài chính…của cơ quan chuyên trách về ĐTNN hạn chế, cần có sự thỏa thuận, hợp tác của nhiều cơ quan, tổ chức liên quan.

KẾT LUẬN

Đà Nẵng là thành phố động lực của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Sự phát triển của Đà Nẵng có ảnh hưởng rất lớn đến các tỉnh thành lân cận.

Để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trong thời gian qua Đà Nẵng đã có nhiều cố gắng trong thu hút vốn FDI, mặc dù đã có những thành công nhất định nhưng nhìn chung còn nhiều hạn chế và yếu kém. Để đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH thành phố trong thời gian tới thì vấn đề thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố. Nhìn lại 20 năm đổi mới, nhất là 10 năm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng đã đạt được những thành quả bước đầu khá quan trọng. Trong bối cảnh hội nhập, đặc biệt là khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, cùng với những tiềm năng, lợi thế sẵn có của mình , nhất định Đà Nẵng sẽ là điểm đến đầu tư lý tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư đến từ các quốc gia, các vùng lãnh thổ thuộc khu vực Châu Á nói riêng.

Thay cho lời kết, tác giả luận văn xin được trích dẫn nguyên văn phát biểu của ông Shi Hui Huang, chủ nhiệm Hiệp hội Hợp tác quốc tế Đài Loan (CIECA) tại Hội nghị Đầu tư Đà Nẵng 2003: “Chính phủ Việt Nam cần đầu tư và khai thác lợi thế của miền Trung nói chung và Đà Nẵng nói riêng để phục vụ phát triển kinh tế. Tôi tin rằng các doanh nghiệp Đài Loan sau khi tìm hiểu về Đà Nẵng chắc chắn sẽ cảm nhận được những ưu thế đầu tư vượt trội của địa phương này. Và tôi cũng tin rằng trong tương lai không xa, các doanh nghiệp Đài Loan sẽ chọn Đà Nẵng là địa điểm đầu tư mới của họ. Tôi khuyến khích các thương gia Đài Loan vào làm ăn tại Đà Nẵng và miền Trung vì tôi tin chắc rằng công việc kinh doanh của họ sẽ mau chóng có hiệu quả!”

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế quốc tế Thu hút đầu tư trực tiếp của Châu Á vào Đà Nẵng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Thực trạng và giải pháp (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w