Bài học đối với Đà Nẵng

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế quốc tế Thu hút đầu tư trực tiếp của Châu Á vào Đà Nẵng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 43)

Thực tế thành công của các tỉnh, thành phố trong việc thu hút FDI đã mang lại một số bài học kinh nghiệm bổ ích trong việc thu hút và sử dụng FDI của Đà Nẵng. Cụ thể:

Thứ nhất, cần chú trọng phát triển đồng bộ và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng chính là điều kiện thúc đẩy FDI tăng lên, tạo ra những kích thích ban đầu đối với nhà đầu tư. Một trong những nguyên nhân khiến Đồng Nai, Bình Dương trở thành một trong những tỉnh thu hút vốn FDI lớn nhất trên cả nước là do lãnh đạo tỉnh chủ động tạo dựng một cơ sở hạ tầng hoàn hảo xếp vào hàng hiện đại của khu vực Đông Nam Á, nhất là các vấn đề về quản lý đất đai, quy hoạch đo thị, đặc biệt là xây dựng hiện đại hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như các điều kiện, nhu cầu sinh hoạt và giải trí cho các KCX, KCN và coi đây là trung tâm thu hút FDI của tỉnh.

Thứ hai, coi trọng công tác đào tạo thu hút đội ngũ lao động chất lượng cao. Thực tế cho thấy các tỉnh thành thu hút vốn FDI cao nhất cả nước là những tỉnh thành có lực lượng lao động có trình độ, cán bộ quản lý hàng đầu

trên cả nước bên cạnh nguồn lao động rẻ và dồi dào. Trong xu hướng giảm dần hàm lượng lao động giản đơn trong cơ cấu giá trị sản phẩm của nền kinh tế tri thức hiện nay và tương lai, đội ngũ lao động chất lượng cao ngày càng có vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế cũng như thu hút FDI ở mỗi tỉnh thành, ngay cả đối với các tỉnh nghèo. Đặc biệt hiện nay Chính phủ đã nghiêm cấm tình trạng “xé rào” của các tỉnh trong việc đưa ra những ưu đãi, khuyến khích để thu hút vốn FDI. Đơn cử như Bình Dương, để thu hút nhân tài, tỉnh đã thực hiện nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài sinh viên về làm việc tại tỉnh bằng mức trợ cấp, chế độ nhà ở cụ thể và hấp dẫn. Nếu là các kỹ sư, nhà khoa học khi về tỉnh làm việc sẽ có mức lương thỏa đáng, có chế độ nhà ở, trợ cấp ban đầu bằng tiền, được cấp đất làm nhà.

Thứ ba, không coi nhẹ vốn đầu tư của tỉnh, của nhà nước. Về mặt lý thuyết, muốn sử dụng được nguồn vốn nước ngoài, cần phải có nội lực bởi giữa chúng có mối quan hệ qua lại. Trên thực tế, vốn ĐTNN gia tăng đã kéo theo sự gia tăng nguồn vốn đầu tư trong nước trong các lĩnh vực, ngành nghề phục vụ cho các dự án đầu tư nước ngoài. Mặt khác, sự gia tăng nguồn vốn đầu tư trong nước sẽ làm tăng sức hấp dẫn để thu hút và tạo điều kiện thuận lợi để triển khai các dòng vốn nước ngoài đầu tư trên địa bàn tỉnh. Nguồn vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh không chỉ là nguồn vốn đối ứng cần thiết cho các dự án FDI, là điều kiện cho việc xây dựng và phát triển hệ thống cơ sỏ hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung, mà còn là mục đích và phương tiện do sự giảm sút đột ngột của dòng vốn ĐTNN.

Thứ tư, công khai minh bạch thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các doanh nghiệp tiếp cận thông tin về chủ trương, chính sách, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch các KCN, kế hoạch phát triển kinh tế địa phương, thông tin về đền bù, tiền thuê đất, thời gian giao đất, các thông số về đấu thầu, xây dựng công trình…Ngoài việc cung cấp các giấy tờ cần thiết về thủ tục hành chính, nên cung cấp miễn phí cho các doanh nghiệp băng đĩa lưu trữ các quy

định của Nhà nước về chính sách, chủ trương phát triển liên quan đến doanh nghiệp. Chính sách trải thảm đỏ thu hút đầu tư của Bình Dương đưa ra cách đây 10 năm có ấn tượng rất mạnh thời bấy giờ. Đây chính là một bước đột phá mạnh về tư tưởng trong công cuộc chấn hưng kinh tế của Bình Dương.

Mà trải thảm đỏ được cụ thể bằng tính minh bạch, công khai trong công tác quản lý hành chính.

Thứ năm, chủ động áp dụng đồng bộ các giải pháp nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của FDI. Nguồn lợi mà FDI mang lại rất lớn, song không phải chỉ là tác động tích cực mà FDI còn có thể đưa lại những tác động mặt trái. Do vậy mỗi tỉnh, thành phố cần có những đối sách thích hợp để giảm thiểu những tác động ngược chiều này. Trong hoạt động FDI, các nhà ĐTNN cạnh tranh với các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh, thành phố và có thể chiếm lĩnh tất cả các vị trí đầu tư thuận lợi và nhận được nhiều ưu đãi, sẽ gây ra tình trạng độc quyền, lũng đoạn, phá giá… thị phần của các nhà đầu tư trong nước bị thu hẹp. Thêm vào đó, việc du nhập công nghệ đã bị lạc hậu ở nước đầu tư không chỉ gây đắt đỏ, tốn kém cho bên Việt Nam trong liên doanh mà còn kéo theo hậu quả về ô nhiễm môi trường…Để khắc phục những tình trạng này, lãnh đạo thành phố cần phải định hướng thu hút FDI theo hướng khuyến khích những ngành nghề, lĩnh vực xuất khẩu hoặc phục vụ cho xuất khẩu, hoặc các doanh nghiệp trong nước không đủ khả năng để thực hiện.

Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT FDI CỦA CHÂU Á VÀO ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 1988 – 2007

2.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế quốc tế Thu hút đầu tư trực tiếp của Châu Á vào Đà Nẵng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w