Thực trạng phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế quốc tế Thu hút đầu tư trực tiếp của Châu Á vào Đà Nẵng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 44)

Ngày 1/1/1997 thành phố Đà Nẵng được tách ra từ tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng và trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX ngày 6/11/1996 và bắt đầu thời kỳ phát triển mới. Từ năm 1997 đến cuối năm 2005, Đà Nẵng có 5 quận và 2 huyện với diện tích tự nhiên là 1.256,54km2. Đến nay, sau khi thực hiện điều chỉnh địa giới và thành lập thêm quận Cẩm Lệ, dân số thành phố vào khoảng 806,9 ngàn người(năm2007). Qua hơn 10 năm thành lập, Đà Nẵng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế xã hội.

Về tăng trưởng kinh tế: Xét cả giai đoạn 1997-2007, kinh tế Đà Nẵng đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 11,6%/năm, trong đó: công nghiệp-xây dựng tăng 15,2%; dịch vụ tăng 10,1%/năm và nông- lâm- thủy sản tăng 3,1%/năm. Thu nhập bình quân đầu người được nâng lên rõ rệt. GDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) năm 1997 là 4,77 triệu đồng/người; năm 2000 là 6,91 triệu đồng, năm 2005 là 15 triệu đồng và năm 2007 là 18,75 triệu đồng/người (tăng gấp 3,9 lần so với năm 1997).

Về cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông-lâm-thủy sản, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ. Đến năm 2007, tỷ trọng các ngành trong GDP lần lượt là: công nghiệp- xây dựng chiếm 44,5%, dịch vụ 51,5% và nông-lâm-thủy sản 3,9%. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố phù hợp với định hướng, yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH thành phố và phù hợp với Nghị quyết của Thành ủy , với Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội thời kỳ 2001-2010 đã được Chính

phủ phê duyệt là “ Công nghiệp- Dịch vụ- Nông nghiệp”. Trong từng ngành kinh tế cũng có sự chuyển biến tích cực, sản xuất phát triển, cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng kinh doanh hiệu quả, đáp ứng nhu cầu nội tại của nền kinh tế và đẩy mạnh xuất khẩu.

Bảng 2.1: So sánh cơ cấu kinh tế năm 2007 (%)

Chỉ tiêu Cả nước Đà Nẵng Hà Nội HCM Hải

Phòng

Cần Thơ 2006 2007

Tổng số 100 100 100 100 100 100 100

Nông lâm Ngư 20,37 4,3 3,9 1,5 1,1 11 8,02

Công nghiệp-Xây dựng 41,56 46,1 44,5 49,8 46,4 37,5 44

Dịch vụ 38,07 49,6 51,5 57,7 52,5 51,5 47,98

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020)

Kinh tế quốc doanh vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thành phố với tỷ trọng trong tổng GDP tăng từ 47,2% năm 1997 lên 54,9% năm 2000 và đạt cao nhất năm 2003 ( 58,5%). Từ năm 2004, tỷ trọng của khu vực kinh tế quốc doanh bắt đầu có xu hướng giảm còn khoảng 55% vào các năm 2004-2007 do việc đẩy mạnh quá trình sắp xếp, đổi mới và cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước. Tỷ trọng của khu vực kinh tế dân doanh tăng từ 31-32% vào cuối những năm 90 lên trên 36% trong các năm 2004-2007 và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ổn định ở mức 7-8% trong tổng GDP toàn thành phố.

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế quốc tế Thu hút đầu tư trực tiếp của Châu Á vào Đà Nẵng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 44)