Tình hình thu hút FDI nói chung và FDI của Châu Á nói riêng vào Đà Nẵng trong thời gian qua chưa xứng với tiềm năng là thành phố đầu tàu của khu vực miền Trung phần lớn là do các nguyên nhân:
Diện tích không gian đô thị bị giới hạn, các vị trí thuận lợi để phát triển du lịch lại xen kẽ với các vị trí quốc phòng quân sự quan trọng, do đó đã làm cho công tác quy hoạch đầu tư cũng như hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Vào đầu tháng 3/2004, UBND thành phố đã ban hành các QĐ 50 và QĐ 51 về ưu đãi đầu tư (như đơn giản hóa thủ tục đầu tư, ưu đãi miễn tiền thuê
đất, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp) đối với các hình thức đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai và trên thực tế vẫn chưa thực sự hiệu quả.
Hiện nay, Đà Nẵng vẫn chưa có quy hoạch cụ thể về địa điểm cho các dự án, đặc biệt là các dự án ngoài khu công nghiệp. Các thông tin về quy hoạch chưa rừ ràng hoặc thường xuyờn thay đổi và khụng được cung cấp trước cho Sở Kế hoạch và đầu tư cũng như trung tâm Xúc tiến Đầu tư Đà Nẵng. Chính vì vậy, việc giới thiệu địa điểm cho các nhà đầu tư rất bị động và làm mất nhiều thời gian của nhà ĐTNN trong gian đoạn tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Đà Nẵng. Mỗi khi có nhà ĐTNN đăng ký đầu tư vào một lĩnh vực nào đó, Sở Kế hoạch và đầu tư hoặc trung tâm Xúc tiến Đầu tư đều phải có công văn gửi hoặc tổ chức họp các đơn vị liên quan để giới thiệu địa điểm, điều này khiến các chủ đầu tư mất rất nhiều thời gian và qua nhiều “cửa”. Ngay cả đối với các khu vực đã được quy hoạch phát triển (như tuyến ven biển Sơn Trà - Điện Ngọc) thì việc xác định địa điểm, xin chủ trương thực hiện dự án cũng không được giải quyết nhanh chóng.
Công tác xúc tiến đầu tư vẫn chưa được quy trình hóa để thực hiện cơ chế “một cửa” trong công tác xúc tiến đầu tư. Việc phối hợp giữa các Sở, Ban, Ngành chưa thành quy chế nên việc xúc tiến, triển khai dự án chưa thể biểu hóa về mặt thời gian, đặc biệt là công tác xác định địa điểm, xin chủ trương thực hiện dự án, các thủ tục liên quan đến đất đai, miễn giảm thuế, đánh giá tác động môi trường…thường bị chậm trễ.
Chi phí vận tải biển xuất hàng đi từ cảng biển ở Đà Nẵng cao hơn từ 2-3 lần so với các cảng biển ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Do đó, các doanh nghiệp FDI Châu Á thường có khuynh hướng vận chuyển hàng bằng đường bộ vào thành phố Hồ Chí Minh rồi từ đây mới xuất đi các nước khác bằng đường thủy. Điều này làm chi phí của các doanh nghiệp FDI tăng lên, từ đó
làm cho giá thành sản phẩm tăng làm giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp.
Quy mô thị trường còn quá nhỏ so với hai đầu đất nước, bên cạnh đó sức mua chưa cao do thu nhập của người dân ở Đà Nẵng so với nhiều tỉnh, thành phố khác.
Lực lượng lao động tuy dồi dào nhưng phần lớn vẫn chưa được đào tạo bài bản, khoa học, kỹ năng làm việc, mặc dù hệ thống trường đại học, cao đẳng ở Đà Nẵng đã khá phát triển nhưng chất lượng đào tạo còn chưa cao, chưa đi sâu vào chuyên ngành đào tạo. Chính sách đãi ngộ, môi trường làm việc cũng như phúc lợi, thu nhập chưa thực sự hấp dẫn, do đó tình trạng chảy máu chất xám vẫn còn diễn ra khá phổ biến.
Thời gian gần đây, Đà Nẵng đã và đang cố gắng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị nhưng việc xây dựng chưa được tiến hành một cách đồng bộ. Việc quy hoạch đô thị mang tính kinh tế như chia lô đất để bán nhằm tăng thu cho ngân sách thành phố đã làm mất đi tính quy hoạch, vẻ văn minh, hiện đại của đô thị cũng như làm hạn hẹp quỹ đất cho các nhà ĐTNN.
Cổng thông tin Đà Nẵng đã được thiết lập và giới thiệu các thông tin khái quát về Đà Nẵng cũng như các chính sách thu hút đầu tư. Tuy nhiên, việc cập nhật đã không được tiến hành thường xuyên dẫn đến thông tin quá nghèo nàn, lạc hậu. Nhà ĐTNN muốn tìm kiếm thông tin cần phải đến UBND, Sở Kế hoạch và đầu tư hay trung tâm Xúc tiến Đầu tư. Đây cũng chính là một nguyên nhân có thể tạo ra trở ngại trong việc cạnh tranh thu hút FDI của Đà Nẵng so với các địa phương khác.
Mặc dù Đà Nẵng đã thay đổi cơ chế quản lý các KCN bằng việc dùng vốn ngân sách và các nguồn vốn vay khác để xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tạo thuận lợi trong việc thu hút FDI. Tuy nhiên, việc áp dụng các mức giá cho thuê lại không thống nhất giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước (giá cho doanh nghiệp trong nước thuê từ 2000 – 4200 đồng/m2/ năm, trong khi các
nhà ĐTNN phải thuê với mức giá từ 4.800 – 9.600 đồng/m2/ năm), việc tính toán thời gian, thủ tục cho thuê đất vẫn còn rườm rà, chi phí ngoài hóa đơn vẫn còn tồn tại đã gây bất bình và làm nản lòng các nhà ĐTNN.
Trung tâm Xúc tiến Đầu tư đã được thành lập nhằm tăng cường công tác xúc tiến đầu tư vào Đà Nẵng, tiến hành thực hiện cơ chế “một cửa” để tạo sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Tuy nhiên, trên thực tế thì hoạt động của Trung tâm này còn yếu kém, rời rạc, nguyên nhân chủ yếu là do chưa xác định chính xác chức năng và phương hướng cũng như xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, do đó chưa theo kịp với nhịp độ xúc tiến chung của cả nước hay Thành phố.
Bên cạnh đó, các dự án có vốn đầu tư lớn (trên 5 triệu USD) ngoài KCN phải thông qua Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xin chủ trương và cấp giấy phép đầu tư, điều này làm cho thời gian cấp phép kéo dài, làm mất đi cơ hội đầu tư của các nhà ĐTNN
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
Có rất nhiều nguyên nhân từ bên ngoài tác động và làm ảnh hưởng xấu đến quá trình thu hút vốn FDI của Châu Á vào Đà Nẵng, tuy nhiên nổi lên trong số đó là các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, sự thay đổi về chính sách chung của cả nước: Việc thay đổi chính sách thuế, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp (Nghị định 164 qui định chi tiết thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp) làm giảm các ưu đãi về Thuế thu nhập doanh nghiệp so với trước và tạo tâm lý không an tâm cho các nhà ĐTNN, gây ảnh hưởng chung đến môi trường đầu tư của Việt Nam trong đó có thành phố Đà Nẵng. Mặc dù Chính phủ đã kịp thời ban hành Nghị định 152 sửa đổi, bổ sung Nghị định 164, dành nhiều ưu đãi hơn cho các doanh nghiệp đầu tư vào KCN, KCX…nhưng những ưu đãi này vẫn thấp hơn so với các ưu đãi quy định tại Nghị định 24 quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài.
Nghị quyết 33 của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà
Nẵng trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm nên nhiều nhà đầu tư đã đăng ký đầu tư trong lĩmh vực du lịch tại Đà Nẵng. Tuy nhiên tháng 8/2004, Chính phủ lại có công văn hạn chế cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án có kinh doanh trò chơi có thưởng nên nhiều dự án lớn đầu tư trong lĩnh vực du lịch (bao gồm kinh doanh trò chơi có thưởng) đang gặp khó khăn trong việc xin cấp giấy phép đầu tư hoặc buộc phải ngừng lại hoặc khiến các nhà đầu tư phải xem xét lại ý định đầu tư, cụ thể như dự án khu du lịch và giải trí Palace (500 triệu USD) của tập đoàn Magnum, dự án liên doanh xây dựng Khu du lịch giải trí quốc tế của công ty Cổ phần Tiên Sơn với nhà đầu tư Malaysia và một nhà đầu tư Nhật Bản.
Một vấn đề mà các nhà đầu tư thường phàn nàn và cho đó là rào cản lớn nhất trong quá trình đầu tư vào Việt Nam có liên quan đến một số chính sách thuế. Trong thời gian gần đây có rất nhiều nhà đầu tư có ý kiến khá gây gắt về một số chính sách thuế của Việt Nam mà theo họ là không hợp lý. Chẳng hạn, về cơ bản, thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam hấp dẫn hơn so với một số nước khác với mức thuế suất là 28% tính từ ngày 01/01/2004 kèm theo đó là rất nhiều ưu đãi thuế (trong khi đó Thuế suất thu nhập của Indonesia là 30%, Philipines 32%, Trung Quốc 33%).
Nhưng cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam lại gây khó khăn cho các doanh nghiệp, ví dụ như khống chế chi phí tiếp thị quảng cáo ở mức 10% tổng doanh thu. Và như vậy đôi khi mức thuế suất mà doanh nghiệp phải nộp thực tế có thể lên 40%-25%.
Thứ hai, môi trường kinh tế vĩ mô còn nhiều hạn chế: môi trường kinh doanh của Việt Nam chưa được vận hành theo cơ chế thị trường, tình trạng độc quyền ở một số ngành ảnh hưởng lớn đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp vẫn còn tồn tại, đơn cử như: xăng dầu, điện, nước…Tình trạng kinh doanh trái phép, trốn lậu thuế, gian lận thương mại còn phổ biến, ảnh hưởng đến các nhà sản xuất.
Sự đảm bảo quyến sở hữu về sáng chế, nhãn hiệu thương mại cũng là một điều kiện kích thích các nhà đầu tư. Khi đầu tư vào các nước đang phát triển, các nhà ĐTNN quan tâm đến quyền sở hữu trí tuệ chủ yếu là tên và xuất xứ hàng hóa. Việt Nam cũng đã tham gia vào nhiều thỏa thuận quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, song hầu như chưa có hiệu lực trên thực tế là mấy.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế, uy tín của các TNCs sẽ bị thiệt hại nặng nếu việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không được đảm bảo. Vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng đến việc thu hút FDI.
Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI CỦA CHÂU Á VÀO ĐÀ NẴNG TRONG ĐIỀU KIỆN
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
3.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT FDI CỦA CHÂU Á VÀO ĐÀ NẴNG
3.1.1. Dự báo các yếu tố trong và ngoài nước tác động đến quy hoạch