- Khu vực Châ uÁ Khu vực khác
3.2.1.4. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
Để có một nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, học vấn và sức khỏe tốt cần phải có chính sách phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ có tầm nhìn dài hạn và những bước đi thích hợp cho từng giai đoạn.
Trong thời kỳ 2006 -2020, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, thành phố cần phải đào tạo nghề cho người lao động ở những ngành sử dụng nhiều lao động như: dệt may, da giày xuất khẩu…Bên cạnh đó, cần tuyển chọn những lao động có khả năng về chuyên môn và học vấn được đào tạo về những ngành có hàm lượng kỹ thuật cao cũng như đào tạo lao động trong các ngành dịch vụ mới (tài chính ngân hàng, khách sạn, tư vấn…).
Gắn đào tạo nguồn nhân lực với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo gắn với nhu cầu xã hội. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đào tạo và dạy nghề.
Khuyến khích nhiều hình thức dạy nghề với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, đặc biệt tăng tính cạnh tranh giữa các cơ sở đào tạo và dạy nghề. Xây dựng các chương trình giới thiệu việc làm và tổ chức các trung tâm giới thiệu việc làm cũng như xúc tiến các hoạt động xuất khẩu lao động.
Tăng cường đầu tư cho các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa để nâng cao trình độ dân trí, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề và sức khỏe cho người lao động.
Sắp xếp lại và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước. Có các chính sách đãi ngộ cụ thể và hợp lý để thu hút lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật và lao động lành nghề cho các ngành của thành phố. Xây dựng cơ chế nhằm khai thác tốt nguồn lực từ đội ngũ cán bộ khoa học và kỹ thuật hiện
có, phát huy tính sáng tạo, nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả những tiến bộ mới về khoa học và công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Lập kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý đủ sức tiếp cận những tiến bộ mới về khoa học quản lý, về công nghệ mới, biết dự báo và tiếp cận với thị trường để chủ động hội nhập vào tiến trình toàn cầu hóa.
Liên kết, phối hợp các cơ sở đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế… tại các địa phương trong vùng để nâng cao trình độ cán bộ và lao động. Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công chức đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nâng cao ý thức chính trị, nắm vững đường lối của Đảng và Nhà nước, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đúng với chức trách được giao.
Tiến hành các cuộc điều tra, khảo sát ý kiến người lao động, ý kiến các doanh nghiệp FDI và các đơn vị hành chính quản lý Nhà nước về các vấn đề liên quan đến lao động để đưa ra các giải pháp hợp lý. Ví dụ, cần phải có sự hợp tác chặt chẽ hơn về trao đổi thông tin giữa các sở Lao động - Thương binh và Xã hội với sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Công Thương, các hội , các đoàn thể…trong việc đưa ra các chính sách đào tạo nghề cho phù hợp.
Tăng cường phổ biến kiến thức, tuyên truyền và đào tạo về tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và kinh tế đối ngoại đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.