Hoàn thiện hơn nữa cơ sở hạ tầng, dịch vụ

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế quốc tế Thu hút đầu tư trực tiếp của Châu Á vào Đà Nẵng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Thực trạng và giải pháp (Trang 91 - 95)

- Khu vực Châ uÁ Khu vực khác

3.2.1.2. Hoàn thiện hơn nữa cơ sở hạ tầng, dịch vụ

Đà Nẵng là thành phố trung tâm của miền Trung, hệ thống kết cấu hạ tầng có mối liên hệ khăng khít với mạng lưới kết cấu hạ tầng quốc gia và khu vực. Hệ thống kết cấu hạ tầng của Đà Nẵng là đầu mối quan trọng của khu vực miền Trung. Vì vậy, để hoàn thiện cơ sở hạ tầng góp phần tăng cường thu hút FDI vào địa phương, thành phố Đà Nẵng đã xác định những yêu cầu sau:

Kết cấu hạ tầng của Đà Nẵng là mắt xích của hệ thống kết cấu hạ tầng quốc gia, do vậy, phát triển kết cấu hạ tầng của Đà Nẵng phải nằm trong quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng quốc gia và khu vực.

- Quy hoạch kết cấu hạ tầng của Đà Nẵng phải thể hiện được tính tiên phong, là động lực phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

- Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng Đà Nẵng phải đáp ứng nhu cầu hội nhập của cả nước và khu vực.

- Phát triển kết cấu hạ tầng của Đà Nẵng phải kết hợp giữa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ an ninh quốc gia.

Xuất phát từ quan điểm trên, thành phố Đà Nẵng đã đưa ra mục tiêu xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng là “xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng ngang tầm với hệ thống kết cấu hạ tầng thế giới và khu vực, đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế của thành phố và khu vực, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội

của vùng kinh tế trọng điểm”.

a. Đối với hệ thống giao thông vận tải

Hệ thống giao thông vận tải bao gồm đường bộ, đường sắt, cảng biển, sân bay, việc quy hoạch phát triển phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2020 của quốc gia, miền Trung - Tây Nguyên và quy hoạch phát triển giao thông vận tải quốc gia đến năm 2020. Đối với quốc lộ 1A giai đoạn 2005-2010 nâng cấp, mở rộng đoạn từ ngã tư Hòa Cầm- Hòa Phước đạt tiêu chuẩn cấp I với 4 làn xe; đoạn nằm trong phạm vi nội đô và qua các thị trấn, thị tứ đạt tiêu chuẩn đường cấp II đô thị. Quốc lộ 14B sau năm 2010 đoạn từ Túy Loan đến ranh giới Đà Nẵng- Quảng Nam nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp I. Đường Hồ Chí Minh qua địa phận Đà Nẵng dài 45 km nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III miền núi, xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Đà Nẵng - Cam Lộ (Quảng Trị) đạt tiêu chuẩn cấp I.

Mở rộng 4 tuyến đường ra vào thành phố và xây dựng các nút giao thông từ Đà Nẵng đi các tỉnh. Hoàn thiện tuyến đường ven biển Liên Chiểu đi Thuận Phước, xây mới một số tuyến nối khu vực nội thành với đường Hồ Chí Minh, đường cao tốc.

Mở rộng cảng Tiên Sa, xây mới cảng Liên Chiểu phục vụ vận chuyển hàng xuất nhập của khu vực và hàng quá cảnh của hành lang Đông - Tây. Hình thành các bến vận chuyển hành khách du lịch. Phấn đấu xây dựng thành phố Đà Nẵng thành thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về trung chuyển vận tải trong nước và quốc tế.

Cảng Tiên Sa hiện đóng vai trò cảng trung tâm của khu vực Trung bộ, công suất neo tàu tới 30 ngàn DWT, có thể mở rộng đến 4-5 triệu tấn/năm vào năm 2010. Dự kiến đến năm 2020 cảng Tiên Sa chuyển sang phục vụ du lịch, vận tải hành khách; chức năng vận tải hàng hóa chuyển dần sang cảng Liên Chiểu đảm nhận.

dụng cho vận chuyển ciment, dự báo khối lượng hàng hóa qua cảng Liên Chiểu năm 2010 là 1,9 triệu tấn/năm bao gồm hàng ciment và hàng hóa tổng hợp. Khi cảng Tiên Sa và sông Hàn hết công suất sẽ xây dựng cảng Liên Chiểu công suất 6-7 triệu tấn/năm, tiếp nhận tàu có trọng tải tới 50 ngàn DWT trong giai đoạn từ 2010-2020.

Sân bay Đà Nẵng là sân bay quốc tế của khu vực miền Trung, sân bay Đà Nẵng đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt dự án đầu tư với công suất 4 triệu hành khách/năm có tổng vốn đầu tư là 75 triệu USD. Giai đoạn đến năm 2020, mở rộng nhà ga hành khách đạt công suất 6 triệu hành khách/năm và 200 ngàn tấn hàng hóa/năm, xây dựng nhà ga hàng hóa, nâng cấp sân đậu máy bay cho 6-8 máy bay loại B747 đỗ cùng một lúc. Tiếp tục nâng cấp trang thiết bị cho cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng nhằm tiếp nhận các loại phương tiện vận tải trên thế giới.

Xây dựng ga đường sắt mới nhằm chuyển dần hệ thống đường sắt ra ngoài khu đông dân cư. Khi có hầm đường sắt xuyên đèo Hải Vân, tuyến nối vào tại Km 783+200, trong quy hoạch năm 2010 đã dự trữ đường đôi, ga Đà Nẵng mới dự trữ đất mở rộng thêm 12 ha, tổng diện tích khu ga Đà Nẵng đến năm 2020 là 45 ha.

Giao thông nội đô: Quy hoạch và từng bước đầu tư mạng lưới giao thông đô thị hiện đại nhằm tránh tình trạng ùn tắc giao thông như các đô thị lớn hiện nay. Xây dựng mới các nút giao thông nội đô, nâng cấp các tuyến giao thông trục trong khu vực nội thành. Xây dựng hệ thống bến xe liên khu vực và tu sửa hệ thống bến bãi nội đô. Quy hoạch hệ thống đỗ xe con phục vụ dân cư đô thị. Phát triển mạnh giao thông nông thôn nhằm mục đích phân bố lại sản xuất và dân cư. Phát triển giao thông công cộng nhằm hạn chế sự phát triển phương tiện giao thông cá nhân, tránh tình trạng gây ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường; đồng thời góp phần tạo nếp sống văn minh đô thị, tạo điều kiện cho mọi người có thể đi

lại nhanh chóng thuận tiện và an toàn. Tổ chức quản lý bảo dưỡng tốt hệ thống hạ tầng đô thị nhằm phát huy tối đa năng lực của hệ thống hạ tầng đô thị, kéo dài tuổi thọ công trình, đảm bảo hiệu quả sử dụng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội thành phố.

b. Bưu chính viễn thông

Xây dựng mạng lưới bưu chính viễn thông trở thành trung tâm bưu chính viễn thông của khu vực miền Trung với các trang thiết bị hiện đại.

- Bưu chính: Hoàn thiện chất lượng dịch vụ, cải thiện mạng lưới rộng hơn, chất lượng cao hơn.Phát triển kinh doanh các dịch vụ mới, dịch vụ lai ghép, dịch vụ tài chính dựa trên mạng bưu chính điện tử. Thị trường chuyển phát nhanh hoàn toàn mở cửa bình đẳng.

- Viễn thông: Đảm bảo tốc độ truy cập lớn để đáp ứng yêu cầu băng thông cho các dịch vụ giải trí và truyền hình. Hiện đại hóa các trung tâm viễn thông lớn, nâng cấp tổng đài viễn thông của thành phố đảm bảo dung lượng đủ cho mật độ điện thoại là 40 máy vào năm 2010. Cáp quang hệ thống truyền dẫn đến tất cả các quận huyện, từng bước ngầm hóa hệ thống cáp. Truyền hình cáp cung cấp trong phạm vi toàn thành phố.

Phát triển các dịch vụ điện thoại di động, mở rộng dịch vụ Internet để nâng cao trình độ dân trí và truyền thông đến mọi tổ chức và cá nhân. Các tổ chức, doanh nghiệp phát thanh, truyền hình được phép mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực viễn thông. Các doanh nghiệp trên thị trường sẽ được phân tách làm hai dạng: doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng và doanh nghiệp cung cấp, bán lại dịch vụ.

c. Hệ thống điện

Đối với nguồn điện: Tiếp tục sử dụng nguồn từ lưới điện quốc gia thông qua trạm 500 kV Đà Nẵng 500/220/35 – 450MVA; các trạm biến áp 220, 110kV và các nguồn phát điện Diezel độc lập của các thành phần kinh tế.

Đối với lưới điện: Giai đoạn 2010 đến 2015 hệ thống truyền tải cao thế cấp điện áp 220kV, 110kV tiếp tục đóng vai trò chính trong việc truyền tải điện từ các nguồn điện quốc gia cấp điện cho thành phố. Hệ thống lưới điện cấp trung thế hiện nay có quá nhiều cấp điện áp (6, 15, 22, 35kV), nên dần thay thế chuyển đổi thành cấp điện áp 22kV thống nhất, lưới điện hạ thế dần chuyển đổi thành cáp ngầm trong nội thành và cáp vặn xoắn đi trên không cho các vùng ven đô.

d. Thủy lợi và hệ thống cấp nước

Nhu cầu nước sạch của thành phố Đà Nẵng ngày càng gia tăng, mục tiêu cấp nước của thành phố là đảm bảo lượng nước tiêu thụ bình quân một người dân đô thị là 150 lít/ngày vào năm 2010, 180 lít/ngày vào năm 2015 và 200 lít/ngày vào năm 2020. Đến năm 2010 nhu cầu nước sạch của người dân toàn thành phố khoảng 450 ngàn m3.

Để đáp ứng nhu cầu trên, đòi hỏi thành phố nâng cấp các nhà máy nước hiện có, xây mới các nhà máy nước tại Hòa Vang và các quận chưa đủ công suất. Xây dựng các hồ chứa khai thác đa mục tiêu: cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, cấp nước nông nghiệp, thủy sản, phát điện, cắt giảm lũ, cải thiện dòng chảy môi trường và tạo cảnh quan sinh thái. Nâng cấp an toàn các hồ chứa nước hiện có, hoàn thành các công trình kè chống xói lở bờ sông. Hoàn thành hệ thống đê, kè biển, cửa sông.

e. Công trình thoát nước

Khi xây dựng mới các công trình giao thông đô thị cần phải bố trí đồng bộ các công trình thoát nước mặt, nước thải và các công trình ngầm khác như cáp điện lực, điện thoại, cáp tín hiệu… theo tiêu chuẩn đường đô thị.

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế quốc tế Thu hút đầu tư trực tiếp của Châu Á vào Đà Nẵng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Thực trạng và giải pháp (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w