USD 3,1 715 27 41 52 145,1 Nộp ngân sách Tr

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế quốc tế Thu hút đầu tư trực tiếp của Châu Á vào Đà Nẵng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 59)

Nộp ngân sách Tr

USD 0,2 0,5 1 1,2 2,4 3,2 8,5Lao động Lao động

(lũy kế) Người 200 500 1.200 3000 4.500 6000

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 20 năm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài

trên địa bàn Tp Đà Nẵng)

Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế có vốn FDI (1990-1996) đạt 145,1 triệu USD, chiếm 15% kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng, tình hình tăng trưởng xuất khẩu năm sau cao hơn so với năm trước đã thể hiện sự lớn mạnh của các doanh nghiệp FDI, theo đó thị trường xuất khẩu được mở rộng, hàng hóa đã được xuất khẩu sang các nước Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Asean, Châu Âu và khối Trung Đông (hàng may mặc của Valley View).

Chất lượng các dự án mới có những chuyển biến tích cực, có nhiều dự án đã hoạt động có hiệu quả, nhiều dự án tăng quy mô vốn đã thể hiện đầu tư kinh doanh có lãi; đã thu hút được một số dự án có quy mô lớn, sử dụng công nghệ tiên tiến, quy mô các dự án bình quân 9,6 triệu USD/dự án. Nộp ngân sách ngày càng tăng, tổng nộp ngân sách trong thời kỳ này đạt 8,5 triệu USD. Sau thời gian được miễn giảm thuế theo Luật định, các dự án đã nộp ngân sách tương đối ổn định, tăng trưởng đều qua các năm.

Lao động trong các doanh nghiệp FDI cũng thu hút khá, lực lượng lao động tại địa phương đã chú trọng hơn đến việc tiếp cận và làm việc tại các dự án FDI. Mức lương của các doanh nghiệp FDI trả cho người lao động tuy

chưa thỏa đáng nhưng luôn cao hơn so với các doanh nghiệp Nhà nước và các loại hình doanh nghiệp khác nên đã thu hút người lao động quan tâm hơn đến làm việc tại đây.

Cơ cấu đầu tư nước ngoài đã có sự chuyển biến theo hướng tăng tỷ trọng của lĩnh vực sản xuất công nghiệp, giảm dần các dự án thuộc ngành nuôi trồng thủy hải sản; các dự án cấp mới trong lĩnh vực công nghiệp chiếm trên 73% tổng vốn đăng ký.

Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ngành có nhiều cố gắng cho việc cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, chủ động và sáng tạo đề ra các cơ chế chính sách sát với thực tế, thường xuyên đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp triển khai dự án. Chính điều này đã tạo cho các nhà ĐTNN môi trường đầu tư thuận lợi để đầu tư và kinh doanh.

Những thành tựu mà đầu tư nước ngoài mang lại không thể phủ nhận, tuy nhiên trong giai đoạn này cũng còn tồn tại không ít hạn chế, điều này xuất phát từ nguyên nhân khách quan do lĩnh vực đầu tư nước ngoài là tương đối mới, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư nước ngoài của Việt Nam chưa hoàn chỉnh, mặt khác khi bắt đầu thực hiện thu hút đầu tư, chúng ta chưa có kinh nghiệm nên các nhà đầu tư tranh thủ đưa vào những dự án gây ô nhiễm môi trường, những dự án có công nghệ đơn giản chủ yếu tận dụng lao động giá rẻ tại địa phương. Nhiều dự án mà đối tác nước ngoài khi tham gia góp vốn với đối tác Việt Nam đã không triển khai theo cam kết trong hợp đồng liên doanh như đưa công nghệ cũ, lạc hậu sang Việt Nam góp vốn nhưng lại đưa giá lên cao, xảy ra tranh chấp giữa các đối tác dẫn đến dự án không thực hiện được.

Một số nhà ĐTNN ít vốn, khi đầu tư vào Đà Nẵng đã không lường hết những rủi ro nên dẫn đến phá sản, thua lỗ, không có khả năng vực dậy và

triển khai hoạt động. Một số dự án đầu tư đăng ký để chiếm đất, chiếm những vị trí quan trọng nhưng lại không có khả năng thực hiện dự án hoặc chỉ đăng ký mà không triển khai là tương đối lớn, chiếm đến 30% tổng số dự án đầu tư (Ô tô Nissan, quần thể du lịch quốc tế ITC, khách sạn Touran 74 Bạch Đằng…).

Mặt hạn chế lớn mà những dự án đầu tư nước ngoài thường xử lý kém do công nghệ lạc hậu là gây ô nhiễm môi trường kéo dài, không xử lý được những ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, môi trường sinh thái, cuộc sống của người dân.

Tình hình tranh chấp lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động diễn ra thường xuyên, các vấn đề tăng ca, tăng giờ làm nhưng không tăng thêm thu nhập cho người lao động đã dẫn đến đình công, lãng công gây mất an ninh trật tự…là những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động thu hút FDI trên địa bàn thành phố.

Về mặt khách quan, tuy đầu tư trực tiếp nước ngoài còn có một số hạn chế nhưng những thành tựu mà dòng vốn này mang lại trong giai đoạn 1988- 1996 là rất có ý nghĩa, tạo tiền đề để Nhà nước và thành phố Đà Nẵng hoàn thiện những chính sách và văn bản pháp luật liên quan qua đó tạo hành lang pháp lý thuận lợi thu hút FDI, đồng thời là những bước cơ bản để Đà Nẵng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.

2.1.2.2. Giai đoạn 1997 - 2007

Năm 1997, thành phố Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương. Thời kỳ 1997-2000, thu hút FDI vào Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng đang có xu hướng giảm, một phần là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á, mặt khác nền kinh tế ASEAN sau thời gian tăng tốc và phát triển “nóng” đã có dấu hiệu chững lại. Chính sự phát triển mất cân đối, đẩy mạnh xuất khẩu dựa vào nguồn lực bên ngoài của khu vực này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thu hút FDI vào

Việt Nam và thành phố Đà Nẵng. Số lượng các dự án và vốn FDI có dấu hiệu giảm sút, nếu như năm 1996 thành phố thu hút được 7 dự án mới thì năm 2000 thành phố chỉ thu hút được 3 dự án mới. Các dự án trong giai đoạn này bị rút Giấy phép đầu tư hoặc giải thể trước thời hạn nhiều, có 11 dự án bị giải thể trước thời hạn với tổng vốn đầu tư cũng giảm từ 415 triệu USD xuống còn 371,15 triệu USD vào năm 1998 (giảm 43,85 triệu USD). Các dự án lớn bị giải thể hoặc bị rút giấy phép trước thời hạn như Biopharm AFS, Việt Xuân, BBI, Biophartech, ITC…

Bảng 2.5: Tình hình thu hút vốn FDI tại Đà Nẵng giai đoạn 1997-2007

Nội dung Đvt 199 7 199 8 1999 2000 200 1 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng Số dự án mới Dự án 2 4 2 3 5 8 12 9 18 19 24 104

Vốn đầu tư mới Tr

USD 9,3 33,5 1,58 1,5 8,91 51,86 75,2 54,8 96,2 440 803,5 1576,35 Vốn thực hiện (lũy kế) Tr USD 122 180 191,5 3 174,14 190 290 325 359 415 452 715

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 20 năm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Tp Đà Nẵng)

Giai đoạn 1997 đến 2000 dòng FDI xu hướng giảm cũng do các doanh nghiệp FDI phải cơ cấu lại hoạt động, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, tâm lý sợ rủi ro vẫn còn, mặt khác nguồn vốn vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng gặp khó khăn; các nhà đầu tư Châu Âu và Bắc Mỹ vẫn còn tâm lý e ngại thị trường bị thu hẹp, sức mua giảm…đây là một trong những tác động lớn đến tình hình đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng. Tuy nhiên, năm 2000, điểm cuối của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực Châu Á, đầu tư trực tiếp nước ngoài có dấu hiệu khôi phục và sự nổ lực cải cách mạnh mẽ về cơ chế chính sách, môi trường đầu tư của chính phủ và các cấp địa phương, hoạt động thu hút đẩu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng đã có những bước chuyển biến tích cực và đạt được một số kết quả tốt, nhất là sự khởi động lại những

nhà đầu tư từ khu vực Châu Á.

Nếu tính cả giai đoạn 1997-2007, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã thu hút 104 dự án với tổng vốn đầu tư là 1.576,35 triệu USD. Bình quân mỗi năm thu hút 9 dự án, chất lượng dự án đầu tư cũng tăng lên theo hướng sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao trong xuất khẩu. Số dự án được cấp phép mới liên tục tăng qua các năm, tốc độ tăng trung bình là 39,59%/năm, cao hơn tốc độ tăng chung của cả nước (tốc độ tăng của cả nước trong giai đoạn này là 33,7%/năm).

Bảng 2.6: Cơ cấu quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Đà Nẵng Quốc gia và vùng Số dự án Tổng vốn Vốn đầu tư thực hiện Tỷ trọng(%) Về số dự án Về số vốn đầu tư Châu Á 58 456.300.000 185.500.00 0 55,8 29 Châu Âu 29 210.631.500 78.126.300 27,9 13,4 Mỹ 12 622.918.500 265.300.00 0 11,5 39,5 Bahamas 5 286.500.000 96.073.700 4,8 18,1 Tổng 104 1.576.350.00 0 625.000.00 0 100 100

(Nguồn: Danh sách các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng - Cập nhật đến ngày 29/02/2008- Sở Kế hoạch và đầu tư Đà Nẵng)

Lũy kế vốn đầu tư thực hiện đến cuối năm 2007 đạt 715 triệu USD, đây mới là nguồn vốn thực sự của nhà đầu tư đưa vào thành phố. Số lượng lớn các doanh nghiệp FDI tại Đà Nẵng hoạt động có hiệu quả như Công ty TNHH BVL, Vijachip, D&N, Keyhinge Toys, Sinaran, Furama…đã tạo sự hoạt động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đầu tư sôi động, có ý nghĩa tác động và quảng bá một cách mạnh mẽ cho thành phố Đà Nẵng và là tiền đề thu hút đầu tư cho các năm sau.

Kết quả này xác định tính tích cực trong chỉ đạo, đổi mới cơ chế và vận dụng một cách linh hoạt để đẩy mạnh phát triển kinh tế đối ngoại, tổ chức lại các mối quan hệ đối ngoại nhằm tìm kiếm các cơ hội đầu tư thông qua việc kết nghĩa với các thành phố lớn của Liên Bang Nga, Nhật, Mỹ, Australia…quảng bá, xúc tiến, lập dự án gọi vốn, lên danh mục dự án gởi đến các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn của nước ngoài và thông qua việc mở văn phòng đại diện tại Nhật đã tạo thuận lợi lớn trong công tác thu hút FDI.

Từ khi luật đầu tư nước ngoài được ban hành vào tháng 12/1987 đến nay, nguồn vốn FDI đã trở thành một nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP của đất nước.

Sau 10 năm, thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương, là một đô thị loại I cấp quốc gia và là một trong những trung tâm kinh tế Miền Trung và khu vực; là địa phương dẫn đầu ở khu vực Miền trung trong việc thu hút FDI, nguồn vốn này đã bổ sung quan trọng cho chất lượng đầu tư phát triển và chiếm trên 25% tổng vốn đầu tư xã hội, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

Cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành và nội bộ ngành được thay đổi cơ bản, từ một thành phố chủ yếu tiêu thụ hàng hóa từ các địa phương như TP Hồ Chí Minh và các tỉnh khác mang đến, nay đã chủ động trong sản xuất nguồn hàng cung cấp thị trường khu vực và xuất khẩu. Trong đó thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp một phần to lớn: công nghệ, thị trường, nguồn nhân lực, quản lý…

Bảng 2.7: Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới cuối năm 2007

Lĩnh vực Số dự án Vốn đầu tư(USD)

Tỷ trọng(%)

Về số dự án Về vốn đầu tư

Công nghiệp 75 864.835.000 61 49,2

Dịch vụ 39 872.691.000 32 49,7

Tổng cộng 123 1.757.500.000 100 100

( Nguồn: Báo cáo công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Đà Nẵng - Sở Kế hoạch và đầu tư Đà Nẵng)

Đầu tư vào Đà Nẵng được đa dạng hơn theo hướng đa phương hóa các quan hệ kinh tế quốc tế, chính sự hợp tác đầu tư này đã góp tạo vị thế của TP Đà Nẵng trên trường quốc tế với quan hệ kinh tế và đối ngoại với gần 80 quốc gia, vùng lãnh thổ, đồng thời tập trung vào các đối tác có tiềm lực tài chính, kỹ thuật, công nghệ cao, có uy tín và kinh nghiệm trong việc đầu tư vào thành phố Đà Nẵng như ITG (Mỹ), Vinacapital, Mabuchi, Metro, BigC…

Bảng 2.8: Đóng góp của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Đvt: Triệu USD Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Doanh thu 88,9 103,6 104 120 145 175 215,5 Xuất khẩu 58,4 67,1 71,3 85,25 95,7 125 156,2 Nộp ngân sách 10,4 9,7 9,5 11 14,5 15,7 16,9 Số lao động (lũy kế)(người) 13.533 14.397 20.05 1 20.50 0 22.80 0 24.80 0 25.500

Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tăng dần qua các năm và chiếm 24 - 25% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thành phố. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu hằng năm: đồ chơi trẻ em, áo quần, hàng dệt kim, dăm gỗ, bia, đèn cầy, môtơ các loại, sản phẩm điện, điện tử. Doanh thu từ ngành dịch vụ du lịch đạt cao, góp phần thu hút du khách từ trong và ngoài nước.

Nếu những năm cuối của thập niên 90, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã ảnh hưởng một số doanh nghiệp có mức xuất khẩu cao như PPMG, Hồng Đức…phải tạm dùng hoạt động do không tìm được thị trường xuất khẩu hoặc bị đối tác hủy bỏ hợp đồng…dẫn đến phá sản, giải thể thì nay hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI trong những năm qua đã không ngừng phát triển. Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực các doanh nghiệp FDI chiếm từ 20 - 25% tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Dự án FDI góp phần đổi mới công nghệ, nhất là công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, tạo ra những sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường và giải quyết khoảng 20% tổng số lao động được tuyển dụng hàng năm và hàng ngàn lao động gián tiếp ở các ngành sản xuất phụ trợ.

Nộp ngân sách nhà nước cũng không ngừng tăng và chiếm tỷ lệ từ 10- 12% tổng thu ngân sách của thành phố. Năm 2000 nộp ngân sách tăng gấp 2,43 lần so với năm 1997 và đến năm 2007 tăng 1,45 lần so với năm 2000.

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế quốc tế Thu hút đầu tư trực tiếp của Châu Á vào Đà Nẵng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 59)