3.2.1.1. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, lập dự án đầu tư và thẩm tra dự án đầu tư
Đối với nhiệm vụ này, Đà Nẵng cần phân loại, phân tích và xác định những dự án cần thiết gọi vốn đầu tư theo thứ tự ưu tiên về ngành nghề, thời gian và địa điểm cụ thể. Công khai qui hoạch về địa điểm dự án, các chính sách ưu đãi, giá thuê đất của từng địa điểm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư lựa chọn. Trong khâu thẩm tra, cần tập trung thẩm tra năng lực, qui mô và sự phù hợp với quy hoạch (theo qui định Luật đầu tư 2005, Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về việc đăng ký vốn và năng lực tài chính). Các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các chuyên gia kinh tế, Chính phủ các nước và các tổ chức nghiên cứu thường đưa ra các nhận xét chung khi đánh giá về hệ thống quy hoạch, văn bản pháp lý, chính sách của Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng là thường xuyên thay đổi, điều này tác động không nhỏ đến việc lựa chọn, hoạt động sản xuất kinh doanh, kế hoạch và chiến lược kinh doanh của nhà đầu tư. Có thể nói trong thời gian qua, công tác quản lý
Nhà nước đối với các nhà ĐTNN ở các địa phương vừa buông lỏng, vừa gây phiền hà, can thiệp sâu vào hoạt động của doanh ngiệp. Các địa phương quá tập trung vào khâu cấp phép đầu tư, buông lỏng khâu quản lý sau khi cấp phép, chưa quan tâm đúng mức đến việc giải quyết dứt điểm và nhanh chóng các vấn đề phát sinh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Đối với công tác quy hoạch, hiện tại Đà Nẵng đã xây dựng được danh sách các dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2007-2020, các dự án này đều được phân tích là phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Tp. Đà Nẵng trong thời gian đến.
3.2.1.2. Hoàn thiện hơn nữa cơ sở hạ tầng, dịch vụ
Đà Nẵng là thành phố trung tâm của miền Trung, hệ thống kết cấu hạ tầng có mối liên hệ khăng khít với mạng lưới kết cấu hạ tầng quốc gia và khu vực. Hệ thống kết cấu hạ tầng của Đà Nẵng là đầu mối quan trọng của khu vực miền Trung. Vì vậy, để hoàn thiện cơ sở hạ tầng góp phần tăng cường thu hút FDI vào địa phương, thành phố Đà Nẵng đã xác định những yêu cầu sau:
Kết cấu hạ tầng của Đà Nẵng là mắt xích của hệ thống kết cấu hạ tầng quốc gia, do vậy, phát triển kết cấu hạ tầng của Đà Nẵng phải nằm trong quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng quốc gia và khu vực.
- Quy hoạch kết cấu hạ tầng của Đà Nẵng phải thể hiện được tính tiên phong, là động lực phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.
- Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng Đà Nẵng phải đáp ứng nhu cầu hội nhập của cả nước và khu vực.
- Phát triển kết cấu hạ tầng của Đà Nẵng phải kết hợp giữa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ an ninh quốc gia.
Xuất phát từ quan điểm trên, thành phố Đà Nẵng đã đưa ra mục tiêu xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng là “xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng ngang tầm với hệ thống kết cấu hạ tầng thế giới và khu vực, đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế của thành phố và khu vực, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội
của vùng kinh tế trọng điểm”.
a. Đối với hệ thống giao thông vận tải
Hệ thống giao thông vận tải bao gồm đường bộ, đường sắt, cảng biển, sân bay, việc quy hoạch phát triển phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2020 của quốc gia, miền Trung - Tây Nguyên và quy hoạch phát triển giao thông vận tải quốc gia đến năm 2020. Đối với quốc lộ 1A giai đoạn 2005-2010 nâng cấp, mở rộng đoạn từ ngã tư Hòa Cầm- Hòa Phước đạt tiêu chuẩn cấp I với 4 làn xe; đoạn nằm trong phạm vi nội đô và qua các thị trấn, thị tứ đạt tiêu chuẩn đường cấp II đô thị. Quốc lộ 14B sau năm 2010 đoạn từ Túy Loan đến ranh giới Đà Nẵng- Quảng Nam nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp I. Đường Hồ Chí Minh qua địa phận Đà Nẵng dài 45 km nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III miền núi, xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Đà Nẵng - Cam Lộ (Quảng Trị) đạt tiêu chuẩn cấp I.
Mở rộng 4 tuyến đường ra vào thành phố và xây dựng các nút giao thông từ Đà Nẵng đi các tỉnh. Hoàn thiện tuyến đường ven biển Liên Chiểu đi Thuận Phước, xây mới một số tuyến nối khu vực nội thành với đường Hồ Chí Minh, đường cao tốc.
Mở rộng cảng Tiên Sa, xây mới cảng Liên Chiểu phục vụ vận chuyển hàng xuất nhập của khu vực và hàng quá cảnh của hành lang Đông - Tây.
Hình thành các bến vận chuyển hành khách du lịch. Phấn đấu xây dựng thành phố Đà Nẵng thành thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về trung chuyển vận tải trong nước và quốc tế.
Cảng Tiên Sa hiện đóng vai trò cảng trung tâm của khu vực Trung bộ, công suất neo tàu tới 30 ngàn DWT, có thể mở rộng đến 4-5 triệu tấn/năm vào năm 2010. Dự kiến đến năm 2020 cảng Tiên Sa chuyển sang phục vụ du lịch, vận tải hành khách; chức năng vận tải hàng hóa chuyển dần sang cảng Liên Chiểu đảm nhận.
Xây mới cảng Liên Chiểu: cảng Liên Chiểu hiện có một cầu cảng chuyên
dụng cho vận chuyển ciment, dự báo khối lượng hàng hóa qua cảng Liên Chiểu năm 2010 là 1,9 triệu tấn/năm bao gồm hàng ciment và hàng hóa tổng hợp. Khi cảng Tiên Sa và sông Hàn hết công suất sẽ xây dựng cảng Liên Chiểu công suất 6-7 triệu tấn/năm, tiếp nhận tàu có trọng tải tới 50 ngàn DWT trong giai đoạn từ 2010-2020.
Sân bay Đà Nẵng là sân bay quốc tế của khu vực miền Trung, sân bay Đà Nẵng đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt dự án đầu tư với công suất 4 triệu hành khách/năm có tổng vốn đầu tư là 75 triệu USD. Giai đoạn đến năm 2020, mở rộng nhà ga hành khách đạt công suất 6 triệu hành khách/năm và 200 ngàn tấn hàng hóa/năm, xây dựng nhà ga hàng hóa, nâng cấp sân đậu máy bay cho 6-8 máy bay loại B747 đỗ cùng một lúc. Tiếp tục nâng cấp trang thiết bị cho cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng nhằm tiếp nhận các loại phương tiện vận tải trên thế giới.
Xây dựng ga đường sắt mới nhằm chuyển dần hệ thống đường sắt ra ngoài khu đông dân cư. Khi có hầm đường sắt xuyên đèo Hải Vân, tuyến nối vào tại Km 783+200, trong quy hoạch năm 2010 đã dự trữ đường đôi, ga Đà Nẵng mới dự trữ đất mở rộng thêm 12 ha, tổng diện tích khu ga Đà Nẵng đến năm 2020 là 45 ha.
Giao thông nội đô: Quy hoạch và từng bước đầu tư mạng lưới giao thông đô thị hiện đại nhằm tránh tình trạng ùn tắc giao thông như các đô thị lớn hiện nay. Xây dựng mới các nút giao thông nội đô, nâng cấp các tuyến giao thông trục trong khu vực nội thành. Xây dựng hệ thống bến xe liên khu vực và tu sửa hệ thống bến bãi nội đô. Quy hoạch hệ thống đỗ xe con phục vụ dân cư đô thị. Phát triển mạnh giao thông nông thôn nhằm mục đích phân bố lại sản xuất và dân cư. Phát triển giao thông công cộng nhằm hạn chế sự phát triển phương tiện giao thông cá nhân, tránh tình trạng gây ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường; đồng thời góp phần tạo nếp sống văn minh đô thị, tạo điều kiện cho mọi người có thể đi
lại nhanh chóng thuận tiện và an toàn. Tổ chức quản lý bảo dưỡng tốt hệ thống hạ tầng đô thị nhằm phát huy tối đa năng lực của hệ thống hạ tầng đô thị, kéo dài tuổi thọ công trình, đảm bảo hiệu quả sử dụng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội thành phố.
b. Bưu chính viễn thông
Xây dựng mạng lưới bưu chính viễn thông trở thành trung tâm bưu chính viễn thông của khu vực miền Trung với các trang thiết bị hiện đại.
- Bưu chính: Hoàn thiện chất lượng dịch vụ, cải thiện mạng lưới rộng hơn, chất lượng cao hơn.Phát triển kinh doanh các dịch vụ mới, dịch vụ lai ghép, dịch vụ tài chính dựa trên mạng bưu chính điện tử. Thị trường chuyển phát nhanh hoàn toàn mở cửa bình đẳng.
- Viễn thông: Đảm bảo tốc độ truy cập lớn để đáp ứng yêu cầu băng thông cho các dịch vụ giải trí và truyền hình. Hiện đại hóa các trung tâm viễn thông lớn, nâng cấp tổng đài viễn thông của thành phố đảm bảo dung lượng đủ cho mật độ điện thoại là 40 máy vào năm 2010. Cáp quang hệ thống truyền dẫn đến tất cả các quận huyện, từng bước ngầm hóa hệ thống cáp. Truyền hình cáp cung cấp trong phạm vi toàn thành phố.
Phát triển các dịch vụ điện thoại di động, mở rộng dịch vụ Internet để nâng cao trình độ dân trí và truyền thông đến mọi tổ chức và cá nhân. Các tổ chức, doanh nghiệp phát thanh, truyền hình được phép mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực viễn thông. Các doanh nghiệp trên thị trường sẽ được phân tách làm hai dạng: doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng và doanh nghiệp cung cấp, bán lại dịch vụ.
c. Hệ thống điện
Đối với nguồn điện: Tiếp tục sử dụng nguồn từ lưới điện quốc gia thông qua trạm 500 kV Đà Nẵng 500/220/35 – 450MVA; các trạm biến áp 220, 110kV và các nguồn phát điện Diezel độc lập của các thành phần kinh tế.
Đối với lưới điện: Giai đoạn 2010 đến 2015 hệ thống truyền tải cao thế cấp điện áp 220kV, 110kV tiếp tục đóng vai trò chính trong việc truyền tải điện từ các nguồn điện quốc gia cấp điện cho thành phố. Hệ thống lưới điện cấp trung thế hiện nay có quá nhiều cấp điện áp (6, 15, 22, 35kV), nên dần thay thế chuyển đổi thành cấp điện áp 22kV thống nhất, lưới điện hạ thế dần chuyển đổi thành cáp ngầm trong nội thành và cáp vặn xoắn đi trên không cho các vùng ven đô.
d. Thủy lợi và hệ thống cấp nước
Nhu cầu nước sạch của thành phố Đà Nẵng ngày càng gia tăng, mục tiêu cấp nước của thành phố là đảm bảo lượng nước tiêu thụ bình quân một người dân đô thị là 150 lít/ngày vào năm 2010, 180 lít/ngày vào năm 2015 và 200 lít/ngày vào năm 2020. Đến năm 2010 nhu cầu nước sạch của người dân toàn thành phố khoảng 450 ngàn m3.
Để đáp ứng nhu cầu trên, đòi hỏi thành phố nâng cấp các nhà máy nước hiện có, xây mới các nhà máy nước tại Hòa Vang và các quận chưa đủ công suất. Xây dựng các hồ chứa khai thác đa mục tiêu: cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, cấp nước nông nghiệp, thủy sản, phát điện, cắt giảm lũ, cải thiện dòng chảy môi trường và tạo cảnh quan sinh thái. Nâng cấp an toàn các hồ chứa nước hiện có, hoàn thành các công trình kè chống xói lở bờ sông. Hoàn thành hệ thống đê, kè biển, cửa sông.
e. Công trình thoát nước
Khi xây dựng mới các công trình giao thông đô thị cần phải bố trí đồng bộ các công trình thoát nước mặt, nước thải và các công trình ngầm khác như cáp điện lực, điện thoại, cáp tín hiệu… theo tiêu chuẩn đường đô thị.
3.2.1.3. Tăng cường chức năng quản lý nhà nước
Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong công tác quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố. Trên cơ sở Luật đầu tư 2005, Luật doanh nghiệp năm 2005, các quy định khác có liên quan của chính
phủ, quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài phải nhìn vào mục tiêu, hướng dẫn tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài, cho doanh nghiệp hoạt động thuận lợi và hiệu quả. Việc tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình quản lý không chỉ ở một khâu mà phải thực hiện đồng bộ ở tất cả các khâu, các bước của quá trình đầu tư, từ việc tìm kiếm xúc tiến đầu tư đến thủ tục lập hồ sơ, thẩm tra cấp giấy Chứng nhận đầu tư và sau cùng là quá trình triển khai hoạt động của các dự án được cấp giấy Chứng nhận đầu tư. Cơ quan quản lý nhà nước về ĐTNN cần phải nhận thức được và kiên quyết từng bước giảm sự can thiệp, tác động trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp FDI. Cơ quan quản lý nhà nước có chức năng tạo mọi điều kiện, môi trường thuận lợi để hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp phát triển chứ không can thiệp quá sâu vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI. Đà Nẵng sẽ sớm ban hành những quyết định nhằm đảm bảo pháp luật trở thành công cụ, phương tiện đặc biệt hữu hiệu để điều hành nền kinh tế nói chung và hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng, qua đó doanh nghiệp không bị ràng buộc bởi các quy định tùy tiện, bất hợp lý của các cơ quan quản lý. Doanh nghiệp cũng phải được quyền tố tụng, khiếu nại và yêu cầu đòi bồi thường những tổn thất do các cơ quan quản lý gây ra do can thiệp quá sâu, quá mức cho phép vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Sự phối hợp với các ngành chuyên môn để thực hiện vai trò quản lý nhà nước của mình, các ngành chuyên môn liên quan trực tiếp như tài chính, thuế, địa chính, xây dựng, công nghiệp, du lịch phải đề cao trách nhiệm quản lý chuyên ngành và cần có bộ phận quản lý chuyên trách với đội ngũ cán bộ am hiểu chuyên môn, có đạo đức tốt, có năng lực đối ngoại để làm việc và giải quyết trực tiếp các doanh nghiệp. Tăng cường trách nhiệm, sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất với các cơ quan trong việc tiếp nhận, thẩm định xét duyệt các dự án đầu tư, tránh tình trạng các cơ quan chức năng thiếu sự phối hợp và
ý kiến khác nhau khi tiếp nhận dự án.
Quy trình làm việc phải thông thoáng, nhanh chóng trên tinh thần phục vụ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vì sự phát triển của thành phố. Kịp thời trong việc tháo gỡ các vướng mắc của các doanh nghiệp thông qua đó có thể quản lý các doanh nghiệp FDI sau cấp phép.
3.2.1.4. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
Để có một nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, học vấn và sức khỏe tốt cần phải có chính sách phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ có tầm nhìn dài hạn và những bước đi thích hợp cho từng giai đoạn.
Trong thời kỳ 2006 -2020, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, thành phố cần phải đào tạo nghề cho người lao động ở những ngành sử dụng nhiều lao động như: dệt may, da giày xuất khẩu…Bên cạnh đó, cần tuyển chọn những lao động có khả năng về chuyên môn và học vấn được đào tạo về những ngành có hàm lượng kỹ thuật cao cũng như đào tạo lao động trong các ngành dịch vụ mới (tài chính ngân hàng, khách sạn, tư vấn…).
Gắn đào tạo nguồn nhân lực với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo gắn với nhu cầu xã hội. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đào tạo và dạy nghề.
Khuyến khích nhiều hình thức dạy nghề với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, đặc biệt tăng tính cạnh tranh giữa các cơ sở đào tạo và dạy nghề.
Xây dựng các chương trình giới thiệu việc làm và tổ chức các trung tâm giới thiệu việc làm cũng như xúc tiến các hoạt động xuất khẩu lao động.
Tăng cường đầu tư cho các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa để nâng cao trình độ dân trí, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề và sức khỏe cho người lao động.
Sắp xếp lại và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước. Có các chính sách đãi ngộ cụ thể và hợp lý để thu hút lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật và lao động lành nghề cho các ngành của thành phố. Xây dựng cơ chế nhằm khai thác tốt nguồn lực từ đội ngũ cán bộ khoa học và kỹ thuật hiện
có, phát huy tính sáng tạo, nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả những tiến bộ mới về khoa học và công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Lập kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý đủ sức tiếp cận những tiến bộ mới về khoa học quản lý, về công nghệ mới, biết dự báo và tiếp cận với thị trường để chủ động hội nhập vào tiến trình toàn cầu hóa.
Liên kết, phối hợp các cơ sở đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế… tại các địa phương trong vùng để nâng cao trình độ cán bộ và lao động. Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công chức đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nâng cao ý thức chính trị, nắm vững đường lối của Đảng và Nhà nước, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đúng với chức trách được giao.
Tiến hành các cuộc điều tra, khảo sát ý kiến người lao động, ý kiến các doanh nghiệp FDI và các đơn vị hành chính quản lý Nhà nước về các vấn đề liên quan đến lao động để đưa ra các giải pháp hợp lý. Ví dụ, cần phải có sự hợp tác chặt chẽ hơn về trao đổi thông tin giữa các sở Lao động - Thương binh và Xã hội với sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Công Thương, các hội , các đoàn thể…trong việc đưa ra các chính sách đào tạo nghề cho phù hợp.
Tăng cường phổ biến kiến thức, tuyên truyền và đào tạo về tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và kinh tế đối ngoại đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2.1.5. Xây dựng và hoàn thiện chiến lược xúc tiến đầu tư
Xúc tiến đầu tư phải được nhìn dưới một góc độ tổng hợp, một chu trình từ đầu vào đến đâu ra, từ thương mại, du lịch đến công nghiệp và đầu tư nghĩa là có thị trường, sản phẩm được tiếp cận và chiếm tỷ lệ thị phần tương đối thì việc thu hút đầu tư thuận tiện hơn.
Để có thể tìm kiếm và xác định đối tác đầu tư tiềm năng, có thể thông qua nhiều biện pháp và cách thức khác nhau: diễn đàn đầu tư, các hội thảo quốc tế, các đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các tập đoàn kinh tế lớn ở những khu vực Châu Á, Mỹ, Nhật Bản…và định mức phần