Các giải pháp nhằm thu hút FDI của Châu Á vào Đà Nẵng

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế quốc tế Thu hút đầu tư trực tiếp của Châu Á vào Đà Nẵng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Thực trạng và giải pháp (Trang 102 - 106)

3.2.2.1. Đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư nước ngoài với các hình thức khác nhau như BTO, BOT, BT

Hiện nay, hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài của Châu Á vào Đà

Nẵng chưa thực sự đa dạng, chủ yếu vẫn tập trung vào hai hình thức chính là doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài mà chưa có các hình thức đầu tư khác như BOT, BT, BTO. Đây là những hình thức đầu tư trực tiếp mang lại nhiều thuận lợi cho Đà Nẵng trong điều kiện thành phố đang có nhu cầu mở rộng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Trong thời gian tới, thành phố cần quan tâm hơn và có kế hoạch cụ thể trong công tác đẩy mạnh hình thức này.

3.2.2.2. Tổ chức, tham gia các hội nghị, hội thảo xúc tiến, vận động đầu tư Trong thời gian qua, Đà Nẵng đã tổ chức một số hội thảo vận động đầu tư ở trong và ngoài nước như hội thảo xúc tiến đầu tư tại Đài Loan, Hồng Kông; hội nghị đầu tư Đà Nẵng 2003; hội thảo Môi trường Đầu tư; các hội thảo xúc tiến đầu tư hàng năm tại Nhật Bản; tổ chức tọa đàm về đầu tư giữa các doanh nghiệp tại Đà Nẵng và các doanh nghiệp nước ngoài. Tổ chức các đoàn công tác đi vận động đầu tư ở nước ngoài ( Nhật, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore…). Tuy nhiên, những công tác này chưa được xây dựng một cách có hệ thống và thường xuyên, nói cách khác Đà Nẵng vẫn chưa xây dựng và duy trì được các quan hệ, trao đổi thông tin thường xuyên với các cơ quan ngoại giao, cơ quan kinh tế, thương mại của các nước thuộc khu vực Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore…Bên cạnh đó, thành phố cần tổ chức tốt công tác tiếp đón và làm việc với các đoàn khách Châu Á đến tìm hiểu về môi trường đầu tư.

Sở Kế hoạch Đầu tư cần tranh thủ sự trợ giúp của các chính phủ Châu Á về tăng cường hỗ trợ các hoạt động xúc tiến ĐTNN của Việt Nam. Chẳng hạn, trong thời gian vừa qua Sở Kế hoạch Đầu tư Đà Nẵng đã tranh thủ sự trợ giúp của chính phủ Nhật Bản theo tinh thần sáng kiến chung Việt Nam- Nhật Bản như phối hợp tổ chức các đoàn tiếp xúc đầu tư định kỳ, tổ chức các cuộc hội thảo xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản cho từng ngành (đặc biệt là ngành công nghiệp phụ trợ). Tăng cường năng lực cho Sở Kế hoạch Đầu tư về hoạt động

xúc tiến đầu tư, cùng với chức năng “ một cửa” của Trung tâm xúc tiến đầu tư (IPC) Đà Nẵng, hỗ trợ xây dựng các chính sách có liên quan đến ĐTNN trên cơ sở các cam kết quốc tế của Việt Nam như Hiệp định Bảo hộ đầu tư vào Nhật Bản, hỗ trợ Cục xúc tiến đầu tư Đà Nẵng thiết lập văn phòng xúc tiến đầu tư tại các quốc gia Châu Á.

3.2.2.3. Đẩy mạnh hoạt động đánh giá và kiểm tra công nghệ của các doanh nghiệp FDI Châu Á.

Trong thời gian qua, rất nhiều dự án FDI Châu Á hoạt động kém hiệu quả, không ít doanh nghiệp có thiết bị công nghệ còn lạc hậu, chưa tiếp nhận được nhiều công nghệ nguồn, nhiều lĩnh vực sản xuất mang tính gia công, chưa phát triển được các ngành công nghiệp phụ trợ. Theo đánh giá của Sở Kế hoạch-Đầu tư Đà Nẵng thì phần lớn các doanh nghiệp ở các nước khu vực Châu Á đặc biệt là Đài Loan ít có công nghệ nguồn, nhiều thiết bị cũ, lạc hậu, thậm chí đã hết hạn sử dụng. Hậu quả của thực trạng làm cho trình độ phát triển công nghệ của thành phố là không cao so với các địa phương khác trong cả nước, thậm chí một số dự án do công nghệ kém dẫn đến gây ô nhiễm môi trường kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân ( Wei Xern Sin-Đài Loan). Để thực hiện tốt công tác đánh giá và kiểm tra tình hình sử dụng công nghệ của các dự án FDI Châu Á, thành phố cần xây dựng một hệ thống chỉ tiêu đánh giá trên cơ sở có sự so sánh với các công nghệ mới nhất trên thế giới.

3.2.2.4. Tập trung hỗ trợ, thúc đẩy triển khai các dự án nhằm tăng nhanh vốn thực hiện

Tính đến cuối năm 2007, trên địa bàn thành phố có 76 dự án FDI của khu vực Châu Á với tổng vốn đầu tư vào khoảng 686 triệu USD trong đó vốn đầu tư thực hiện đạt 281 triệu USD chiếm 41% tổng vốn đăng ký. Theo đó, tỷ lệ này cao hơn so với tỷ lệ tổng vốn thực hiện trên tổng vốn đầu tư chung trên toàn địa bàn thành phố khoảng 7% và cao hơn tỷ lệ chung của cả nước xấp xỉ 10%. Nguyên nhân của thành quả này chủ yếu là do thành phố ban hành

nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút và thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố. Cụ thể, các dự án ĐTNN đầu tư vào thành phố Đà Nẵng đều được thực hiện qua cơ chế “một cửa” tại Trung tâm xúc tiến đầu tư Đà Nẵng. Nhà đầu tư được miễn các chi phí liên quan đến công tác giải quyết thủ tục đầu tư. Các dự án do UBND thành phố cấp giấy phép tối đa không quá 10 ngày đối với các dự án thuộc diện thẩm định và 5 ngày đối với các dự án thuộc diện đăng ký giấy phép. Đối với các dự án do Chính phủ, Bộ Kế hoạch và đầu tư cấp giấy phép thì thời gian không quá 30 ngày làm việc. Riêng dự án thuộc diện đăng ký cấp giấy phép đầu tư, nhà đầu tư có thể nộp hồ sơ xin cấp giấy phép qua mạng Internet. Về đất đai, UBND thành phố chịu toàn bộ kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, hoàn thành các thủ tục cho thuê đất và bàn giao mặt bằng cho các nhà đầu tư đối với các dự án trong và ngoài KCN. Đồng thời, thành phố cũng thực hiện miễn tiền thuê đất và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 5-7 năm với các dự án dưới 10 triệu USD, từ 7-10 năm với các dự án có vốn 10-15 triệu USD và đặc biệt đối với các dự án từ 15 triệu USD trở lên được giảm 10% thuế thu nhập doanh nghiệp và miễn giảm tiền thuê đất từ 10-13 năm. Không chỉ hấp dẫn về vị trí và cơ sở hạ tầng, các nhà đầu tư đến với Đà Nẵng còn được tạo điều kiện thuận lợi tối đa. Thành công của Foster Đà Nẵng là một ví dụ, trong khi ở Việt Nam không cho phép nâng công suất của các nhà máy bia nước ngoài, Foster đã được thành phố hỗ trợ thông qua việc tạo điều kiện cho mua lại nhà máy bia Đà Nẵng và chuyển giao công suất của nhà máy này cho Foster Đà Nẵng. Hiện Foster Đà Nẵng có vốn đầu tư 29 triệu USD và công suất được cấp phép là 45 triệu lít bia, với 200 nhân viên và hơn 1000 công nhân làm việc theo thời vụ. Trong tương lai, thành phố cần phát huy hơn nữa thành công này thông qua việc ngày càng hoàn thiện các chính sách, cơ chế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, kịp thời chia sẻ các khó khăn, tháo gỡ các vướng mắc của nhà ĐTNN để các nhà đầu tư hài lòng, an tâm mở rộng sản xuất từ đó tăng nhanh vốn

thực hiện.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế quốc tế Thu hút đầu tư trực tiếp của Châu Á vào Đà Nẵng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Thực trạng và giải pháp (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w