Các nhân tố bên ngoà

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế quốc tế Thu hút đầu tư trực tiếp của Châu Á vào Đà Nẵng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 36)

Thứ nhất, xu hướng vận động của dòng FDI trên thế giới.Môi trường kinh tế, đầu tư trên toàn thế giới được cải thiện làm gia tăng tổng giá trị FDI trên toàn cầu. Dòng FDI tăng đột biến vào các cộng đồng, các khu vực có nền kinh tế năng động sẽ đẩy mạnh quá trình tự do hóa thương mại trên toàn cầu. Nếu như tổng giá trị FDI thu hút được năm 1980 là 54.945 triệu USD đã tăng lên 202.777 triệu USD năm 1990 và đạt mức 735.146 triệu USD năm 2001 và duy trì ở mức tương tự cho tới năm 2006. Tổng giá trị FDI xuất phát từ các quốc gia cũng có những bước nhảy vọt tương tự từ mức 53.674 năm 1980 đến 620.713 vào năm 2001. Những con số trên phản ánh tác động của toàn cầu hóa đối với dòng FDI và ngược lại, cũng phản ánh vai trò của FDI trong tiến trình toàn cầu hóa từ phương Tây sang phương Đông. Thực chất, việc dòng FDI di chuyển từ các quốc gia công nghiệp phát triển sang các nền kinh tế đang phát triển là một quá trình được điều tiết bởi sức mạnh của quy luật Cung - Cầu, được giải phóng bởi quá trình chuyển đổi của các nền kinh tế và

được thúc đẩy bởi ý chí chính trị của các quốc gia. Tóm lại, đó được hiểu như sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa toàn cầu hóa kinh tế với toàn cầu hóa chính trị, văn hóa trong giai đoạn này.

Sự chuyển dịch các dòng FDI theo khu vực địa lý như trên là kết quả trực tiếp của tiến trình tự do hóa, tư nhân hóa và phi điều tiết đã diễn ra ở các nền kinh tế đang phát triển vào cuối những năm 1980. Ở những quốc gia này, khi nền kinh tế thị trường dần phát triển, “bàn tay vô hình” của thị trường đã góp phần vào việc huy động các nguồn lực cho sản xuất một cách hiệu quả hơn, trong đó có nguồn vốn FDI. Điều này phản ánh bản chất của việc xuất khẩu tư bản và tự do hóa thương mại là nhằm thu được lợi nhuận cao hơn. Dựa theo nguyên tắc này, các nước tư bản phát triển, với thế mạnh là khoa học công nghệ, vốn, phương pháp quản lý thể hiện dưới các công ty xuyên quốc gia tiềm lực mạnh, với sự trợ giúp của hàng loạt các thể chế kinh tế, thương mại, các thiết chế tài chính, các liên kết, các hiệp ước kinh tế khu vực và thế giới đã mở rộng phạm vi hoạt động của mình ra ngoài biên giới quốc gia.

Có thể nhận thấy đầu trực tiếp nước ngoài trên thế giới trong những năm qua tồn tại những xu hướng sau: Thứ nhất, dòng vốn FDI giữa các nước phát triển vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn FDI toàn cầu, trong đó Mỹ và EU luôn đứng đầu thế giới về tiếp nhận FDI và đầu tư ra nước ngoài. Theo thống kê, chỉ riêng 5 quốc gia thu hút đầu tư lớn nhất thế giới gồm Mỹ, Pháp, Đức, Nhật và Anh đã chiếm 70% tổng số vốn FDI từ bên ngoài. Thứ hai, Trung Quốc trở thành quốc gia thu hút FDI nhiều nhất trong số các quốc gia đang phát triển. Thứ ba, hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A) đang là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài có tốc độ tăng trưởng cao. Trong hơn thập kỷ qua, hoạt động này được thực hiện nhiều hơn là hình thức đầu tư mới. Năm 1999, giá trị các vụ mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia chiếm tới hơn 80% tổng giá trị FDI toàn cầu và chủ yếu diễn ra ở các nước phát triển, hiện

nay tỷ lệ này vẫn được duy trì ổn định. Từ đó chúng ta có thể nhận định hình thức này trong tương lai vẫn được sử dụng nhiều ở các nền kinh tế phát triển trong khi đó hình thức đầu tư mới sẽ được sử dụng nhiều hơn ở các quốc gia đang phát triển.

Thứ hai, chiến lược đầu tư phát triển của các TNCs. Từ đầu thập kỷ 80 đến nay các TNCs đã dần trở thành lực lượng chủ yếu, nòng cốt thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế thế giới thông qua tác động trong việc phân bổ nguồn lực của nền kinh tế thế giới, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia, chi phối lưu chuyển hàng hóa của thương mại quốc tế. Ngày nay, các tập đoàn xuyên quốc gia với khoảng 63.000 công ty mẹ và 700.000 chi nhánh ở nước ngoài có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đã trở thành lực lượng then chốt của nền kinh tế thế giới, chi phối hoạt động thương mại quốc tế. Hoạt động chủ yếu của các TNCs là tăng cường đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Các TNCs cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển tải kỹ thuật, công nghệ thúc đẩy quá trình CNH, HĐH ở các nước đang phát triển. Do đó, chiến lược đầu tư phát triển của các TNCs có tác động rất lớn đến dòng FDI và xu hướng vận động của FDI.

Thứ ba, môi trường kinh tế thế giới ảnh hưởng sâu sắc đến dòng vốn FDI và khả năng thu hút vốn của mỗi quốc gia. Khi nền kinh tế của một khu vực nói riêng và thế giới nói chung ổn định và đạt mức tăng trưởng cao sẽ có tác dụng khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn, tạo điều kiện cho các quốc gia thu hút được vốn FDI.

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế quốc tế Thu hút đầu tư trực tiếp của Châu Á vào Đà Nẵng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w