Thực trạng thu hút FDI trên địa bàn Đà Nẵng

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế quốc tế Thu hút đầu tư trực tiếp của Châu Á vào Đà Nẵng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Thực trạng và giải pháp (Trang 49 - 52)

2.2.1.1. Thời kỳ 1988 - 1996

Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 29/12/1987, tình hình thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã bắt đầu có những chuyển biến rõ rệt, các nhà đầu tư đã quan tâm tới thị trường còn bỏ ngỏ của Việt Nam. Năm 1990, tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng cũ (lúc đó thành phố Đà Nẵng còn trực thuộc tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng) thu hút được 2 dự án với tổng vốn đầu tư 969.483 USD. Các dự án được đầu tư chủ yếu từ Liên Xô (cũ) gồm các dự án sản xuất khuôn mẫu của Công ty Sovietcom, dự án Biopharmtech sản xuất dầu cù là, dự án Biopharm AFS sản xuất dầu cao su sao vàng xuất khẩu và dự án liên doanh sản xuất sản phẩm gỗ Việt Lang (liên doanh với Australia). Những năm sau đó, tình hình thu hút đầu tư vào tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng đã khả quan hơn, từng bước thu hút được các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài có vốn lớn, các ngành nghề đa dạng, giải quyết được nhiều việc làm, đồng thời cũng bắt đầu chú trọng đến thu hút các dự án liên quan đến du lịch, dịch vụ bao gồm các dự án về khách sạn, các khu du lịch biển…

Bảng 2.2: Tình hình thu hút FDI giai đoạn 1990-1996 tại Đà Nẵng

Nội dung

ĐVT 1990 1991 1992 1993 199

4 1995 1996 Tổng

Số dự án mới Dự án 4 4 7 8 6 6 7 42 Vốn đầu tư mới Triệu USD 3,169 7 41 60,3 35,2 35,5 215,3 405,7 Vốn pháp định Triệu USD 1,7 3 20 27 14 11 65 141,7 Vốn thực hiện (lũy

kế) Triệu USD 1 7 13 18 20 31 90

(Nguồn: Báo cáo Doanh nghiệp FDI tại Đà Nẵng, cập nhật 31/12/2005, Sở Kế hoạch - Đầu tư Tp Đà Nẵng )

Trong giai đoạn từ năm 1988 đến 1996 có 42 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư với tổng vốn đầu tư là 405,7 triệu USD, vốn pháp định là 141,7 triệu USD, vốn thực hiện là 90 triệu USD. Trong giai đoạn này, nguồn vốn thu hút qua các năm tương đối đều, điều này có thể giải thích qua nhiều nguyên nhân cả về chủ quan và khách quan, có 8 quốc gia và vùng lãnh

thổ quan tâm đến đầu tư trên địa bàn thành phố.

Bảng 2.3. Cơ cấu quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Đà Nẵng Quốc gia và vùng Số Tổng vốn Vốn đầu tư thực hiện Tỷ trọng(%) Về số dự án Về vốn đầu tư Châu Á 33 293.600.000 58.900.000 78,5 72,4 Châu Âu 5 52.772.000 13.200.000 11,9 13 Bắc Mỹ 2 6.500.000 1.400.000 4,8 1,6 Úc 2 52.828.000 16.500.000 4,8 13 Tổng 42 405.700.000 90.000.000 100 100

(Nguồn: Danh sách các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng - Cập nhật đến ngày 29/02/2008)

Trong giai đoạn này, dòng vốn FDI đến từ các quốc gia Châu Á chiếm tới 73% tổng vốn đầu tư và 65% vốn đầu tư thực hiện, trong đó chỉ riêng các dự án của Đài Loan đã chiếm tới hơn 50% tổng số dự án và tổng vốn đầu tư. Đáng lưu ý là trong nửa thập niên 90, rất nhiều công ty đa quốc gia , cụ thể là các công ty của Mỹ đã đầu tư vào Đà Nẵng thông qua các công ty con ở Singapore và Hồng Kông do có kênh cấm vận của Mỹ. Do đó, có thể khẳng định các con số thống kê không phản ánh gốc rễ của nguồn vốn đầu tư.

Vốn đầu tư bình quân trên một dự án tương đối cao, chiếm hơn 9,6 triệu USD/ dự án. Các ngành nghề đầu tư bao gồm nuôi trồng thủy sản, sản xuất giấy, đầu tư xây dựng các khu du lịch, khu resort, sản xuất đèn cầy, đầu tư hạ tầng khu công nghiệp…Cơ cấu theo hình thức đầu tư giai đoạn 1988-1996 chủ yếu là hình thức liên doanh giữa doanh nghiệp nhà nước và nước ngoài giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài mới bắt đầu được triển khai hoạt động làm cho bức tranh kinh tế của Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng có những chuyển biến khả quan, sự năng động của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam cùng phát

triển, thể hiện ở các chỉ tiêu vốn thực hiện, doanh thu, xuất khẩu và nộp ngân sách nhà nước ngày càng tăng.

Bảng 2.4: Tình hình nộp ngân sách, xuất khẩu, lao động của các doanh nghiệp FDI tại Đà Nẵng giai đoạn 1990-1996

Nội dung ĐVT 1991 1992 1993 1994 1995 1996 Tổng

Kim ngạch xuất khẩu Tr

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế quốc tế Thu hút đầu tư trực tiếp của Châu Á vào Đà Nẵng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Thực trạng và giải pháp (Trang 49 - 52)