Định hướng về cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế quốc tế Thu hút đầu tư trực tiếp của Châu Á vào Đà Nẵng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Thực trạng và giải pháp (Trang 86 - 87)

- Khu vực Châ uÁ Khu vực khác

3.1.2.2. Định hướng về cơ cấu kinh tế

Cơ cấu ngành và cơ cấu sản phẩm là vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của Đà Nẵng, là sự đảm bảo hiệu quả kinh tế của quá trình phát triển.

Thành phố Đà Nẵng đang phải đồng thời đối mặt với hai vấn đề cơ bản: tạo việc làm cho người lao động và nâng cao trình độ công nghệ thông qua con đường chuyển giao công nghệ từ các quốc gia phát triển trên thế giới. Việc hình thành các ngành kinh tế, việc lựa chọn các loại sản phẩm đều phải lưu ý đến cả hai vấn đề cơ bản đó. Do vậy, một mặt cần khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp FDI của khu vực Châu Á đầu tư vào các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, mặt khác coi trọng việc hình thành các ngành công nghệ cao để đạt được trình độ tiên tiến trong nước và tiến tới trình độ khu vực. Hai mặt đó trên thực tế có thể được lựa chọn đồng thời và bổ sung lẫn nhau. Mỗi ngành, mỗi sản phẩm vừa áp dụng công nghệ tiên tiến ở những khâu then chốt, vừa có phương thức sản xuất thích hợp để sử dụng nhiều lao động.

Tuy vậy, cần lưu ý rằng cơ cấu kinh tế của Đà Nẵng là căn cứ, chứ không phải là điều kiện duy nhất để thu hút và sử dụng vốn FDI Châu Á. Các nhà ĐTNN có quyền lựa chọn ngành, sản phẩm, lĩnh vực sẽ đầu tư vào thành phố. Điều này cũng có thể phù hợp hoặc không hoàn toàn phù hợp với định hướng kinh tế vùng. Trong trường hợp có mâu thuẫn về sự lựa chọn của nhà đầu tư với cơ cấu kinh tế của thành phố thì Chính phủ và chính quyền thành

phố phải đưa ra được các quyết định, hoặc chấp nhận dự án của họ, hoặc áp dụng các chính sách khuyến khích mạnh mẽ để hướng dự án ĐTNN phù hợp với cơ cấu chung.

Hiện nay, thành phố Đà Nẵng khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút FDI Châu Á vào các ngành du lịch, công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, các dự án ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, điện tử, vật liệu mới, viễn thông, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và các ngành mà Đà Nẵng có nhiều lợi thế cạnh tranh gắn với công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế quốc tế Thu hút đầu tư trực tiếp của Châu Á vào Đà Nẵng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Thực trạng và giải pháp (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w