Sớm nhận thức được vai trò quan trọng của FDI đối với sự phát triển, Hà Nội đã có nhiều biện pháp hữu hiệu trong việc thu hút FDI của nước ngoài, đặc biệt là từ Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc…
Thứ nhất, Hà Nội đã tập trung xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạc tổng thế đến năm 2020. Quy hoạch đã tạo cơ sở cho việc quy hoạc chi tiết về lãnh thổ các khu công nghiệp, khu đô thị và quy hoạc đất đai, ngành nghề, lĩnh vực hoạt động. Quy hoạch ngày càng được hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho cấp quản lý cũng như các nhà đầu tư có những thông tin cần thiết, chủ động hơn trong nắm bắt cơ hội đầu tư và định hướng lựa chọn phướng án đầu tư. Dựa trên bản quy hoạch, Hà Nội đã xây dựng được hệ thống danh mục các dạ án thu hút đầu tư nước ngoài và là cơ sở quan trọng trong việc thực hiện các biện pháp và chính sách thu hút, quản lý vốn đầu tư nước ngoài.
Thứ hai, Hà Nội đã bắt đầu nghiên cứu ban hành những chính sách mới có tính chất khuyến khích đầu tư và giải quyết nhanh gọn thông thoáng hơn trong cấp phép đầu tư trong những năm gần đây. Nhiều chỉ thị, văn bản chỉ đạo hướng dẫn và những chính sách ưu đãi, các quy định cụ thể về những khuyến khích đầu tư đã đựoc ban hành nhằm thu hút vốn FDI.
Thứ ba, Hà Nội đã có những cải tiến trong giải quyết thủ tục cấp phép đầu tư. Trước đây, theo quy định chính thức thời gian tối đa kể từ khi nhận được hồ sơ xin phép đầu tư đến khi xét duyệt đối với những dự án khuyến khích đầu tư là 45 ngày nhưng trong thực tế gần đây đã rút ngắn thời gian cấp giấy phép đầu tư chỉ còn 25 ngày. Đối với các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư theo quy định trước đây là 30 ngày, nay đã rút xuống còn một nửa tức là còn 15 ngày. Kể từ năm 2003 có những dự án ưu tiên đầu tư chỉ giải quyết trong vòng 2 tiếng.
Thứ tư, công tác quản lý các dự án sau khi được cấp phép đầu tư ngày càng được chú trọng. Về công tác đền bù giải phóng mặt bằng, Hà Nội đã thành lập cơ quan phát triển quỹ dất, trực thuộc Ban quản lý các dự án của thành phố, với mục đích thu thập và quản lý các quỹ đất dư thừa, giải phóng mặt bằng trước, sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư. Về việc xử lý các vấn đề
phát sinh trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Hà Nội, sở kế hoạch và đầu tư đã tiến hành các hoạt động như trợ giúp công tác giải ngân cho các doanh nghiệp khó khăn về vốn để thực hiện dự án bằng các phương thức: chuyển nhượng vốn giữa các đối tác Việt Nam và nước ngoài hoặc cho đối tác thứ ba.
1.3.1.2. Bình Dương
Từ lâu, Bình Dương được các nhà ĐTNN đánh giá là tỉnh có cơ chế, chính sách và thủ tục cấp phép đầu tư thông thoáng. Tính đến nay, toàn tỉnh Bình Dương đã có 1.203 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đầu tư gần 5,6 tỷ USD, trong đó có 559 dự án FDI đầu tư trong các KCN tập trung với tổng vốn 2,83 tỷ USD.
Chính sách thu hút và sử dụng vốn FDI của Bình Dương có nhiều điểm hấp dẫn đối với các nhà ĐTNN:
Thứ nhất, coi trọng doanh nghiệp là đối tác tin cậy. Chính quyền tỉnh định rừ vai trũ của cỏc nhà đầu tư, doanh nghiệp là đối tỏc của mỡnh chứ không phải là đối tượng quản lý của Nhà nước. Nhận thức này đã trở thành hành động và triển khai từ cấp lãnh đạo tỉnh đến cơ sở. Với tiêu chí “lợi ích của doanh nghiệp cũng là lợi ích của địa phương” nên tất cả các nhà đầu tư đến Bình Dương đều được chính quyền tiếp đón với thái độ chân tình, được cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết để lựa chọn phương án đầu tư. Mọi thủ tục hành chính trước, trong và sau đầu tư đều được giải quyết nhanh gọn.
Hiện nay, mỗi dự án cấp phép chỉ còn 3 ngày thẩm định. Thậm chí có những dự án được cấp phép trong ngày, sau khi có ý kiến thỏa thuận của các Bộ, ngành Trung ương và phù hợp với quy định của Chính phủ phân cấp cho tỉnh.
Hằng tuần, Hội đồng đầu tư tỉnh đều có buổi hợp thông qua các dự án mới và giải quyết kịp thời những vướng mắc cho các dự án đã được cấp phép.
UBND tỉnh đã ban hành Quy chế về trình tự, thủ tục cấp phép đầu tư và các biện pháp hỗ trợ nhà đầu tư sau cấp phép. Các khâu thủ tục hành chính
“hậu” cấp phép thuộc thẩm quyền của các sở, ngành trên đại bàn và mức thời gian được quy định cụ thể là: cấp mã số thuế không quá 7 ngày, mã số hải quan 7 ngày, xác nhận kế hoạch sản xuất - nhập khẩu 7 ngày, thủ tục thiết kế, xây dựng 10 ngày; các quy trình đo đạc, lập bản đồ địa chính, cấp sổ đỏ trong 20 ngày, thủ tục khắc con dấu tối đa 4 ngày.
Thứ hai, bộ máy quản lý làm đúng chức năng. Chính quyền tỉnh Bình Dương chỉ tập trung làm những công việc đích thực thuộc chức năng của mình, không can thiệp vào việc phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong đó, chú trọng việc quy hoạch đất đai, kết cấu hạ tầng, quy hoạch các khu cụm công nghiệp…có điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của thị trường chứ không áp đặt cứng nhắc, máy móc. Nhằm phát huy vai trò của cơ quan quản lý hỗ trợ doanh nghiệp, Bình Dương rất chú trọng phát triển dịch vụ công, đặc biệt là dịch vụ hành chính công. Các cấp chính quyền, các cơ quan ban ngành được chỉ đạo thống nhất phối hợp theo quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức thực hiện nhanh, hiệu quả các thủ tục hành chính rút ngắn chi phí về thời gian, tiền bạc cho doanh nghiệp.
Thứ ba, định kỳ lãnh đạo UBND tỉnh sắp xếp chương trình làm việc với doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc giúp doanh nghiệp yên tâm trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để tạo niềm tin cho các doanh nghiệp, UBND tỉnh đã quan tâm chỉ đạo, cố gắng cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, đặc biệt là việc thực hiện cơ chế một cửa. Do đó, công tác xúc tiến thẩm định dự án và quản lý dự án sau cấp phép trong các năm qua đã có những cải cách đáng kể về thời gian cũng như trình tự, thủ tục. Các sở ban ngành luôn tạo điều kiện cho các nhà đầu tư triển khai dự án sớm nhất và giảm thiểu mọi phiền hà, thủ tục hành chính.
Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, vướng mắc của doanh nghiệp về đất đai, thuế, hải quan, kết cấu hạ tầng…đều được chính quyền chia sẻ và cùng doanh nghiệp giải quyết. Ngay cả những vướng mắc vượt quá thẩm quyền
lãnh đạo tỉnh cũng trực tiếp đề nghị và phối hợp với các cơ quan chức trung ương để giải quyết rồi công bố công khai cho doanh nghiệp.
Thứ tư, ưu tiên phát triển những ngành sản xuất sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, có thị trường tiêu thụ ổn định và hướng vào xuất khẩu. Thực hiện tốt đề án đổi mới, sắp xếp, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước, khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để tăng cường thu hút nhiều hơn và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn FDI, tỉnh chủ trương tiếp tục đẩy mạnh, cải cách hành chính, nâng cao năng lực, hiệu lực chỉ đạo điều hành của bộ máy chính quyền, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp. Đồng thời chú trọng giảm chi phí đầu tư, mở rộng lĩnh vực và phạm vi đầu tư cho các nhà ĐTNN phù hợp với lộ trình cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam