Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế quốc tế Thu hút đầu tư trực tiếp của Châu Á vào Đà Nẵng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Thực trạng và giải pháp (Trang 76 - 79)

- Khu vực Châ uÁ Khu vực khác

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

Có rất nhiều nguyên nhân từ bên ngoài tác động và làm ảnh hưởng xấu đến quá trình thu hút vốn FDI của Châu Á vào Đà Nẵng, tuy nhiên nổi lên trong số đó là các nguyên nhân sau:

Thứ nhất, sự thay đổi về chính sách chung của cả nước: Việc thay đổi chính sách thuế, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp (Nghị định 164 qui định chi tiết thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp) làm giảm các ưu đãi về Thuế thu nhập doanh nghiệp so với trước và tạo tâm lý không an tâm cho các nhà ĐTNN, gây ảnh hưởng chung đến môi trường đầu tư của Việt Nam trong đó có thành phố Đà Nẵng. Mặc dù Chính phủ đã kịp thời ban hành Nghị định 152 sửa đổi, bổ sung Nghị định 164, dành nhiều ưu đãi hơn cho các doanh nghiệp đầu tư vào KCN, KCX…nhưng những ưu đãi này vẫn thấp hơn so với các ưu đãi quy định tại Nghị định 24 quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài.

Nẵng trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm nên nhiều nhà đầu tư đã đăng ký đầu tư trong lĩmh vực du lịch tại Đà Nẵng. Tuy nhiên tháng 8/2004, Chính phủ lại có công văn hạn chế cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án có kinh doanh trò chơi có thưởng nên nhiều dự án lớn đầu tư trong lĩnh vực du lịch (bao gồm kinh doanh trò chơi có thưởng) đang gặp khó khăn trong việc xin cấp giấy phép đầu tư hoặc buộc phải ngừng lại hoặc khiến các nhà đầu tư phải xem xét lại ý định đầu tư, cụ thể như dự án khu du lịch và giải trí Palace (500 triệu USD) của tập đoàn Magnum, dự án liên doanh xây dựng Khu du lịch giải trí quốc tế của công ty Cổ phần Tiên Sơn với nhà đầu tư Malaysia và một nhà đầu tư Nhật Bản.

Một vấn đề mà các nhà đầu tư thường phàn nàn và cho đó là rào cản lớn nhất trong quá trình đầu tư vào Việt Nam có liên quan đến một số chính sách thuế. Trong thời gian gần đây có rất nhiều nhà đầu tư có ý kiến khá gây gắt về một số chính sách thuế của Việt Nam mà theo họ là không hợp lý. Chẳng hạn, về cơ bản, thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam hấp dẫn hơn so với một số nước khác với mức thuế suất là 28% tính từ ngày 01/01/2004 kèm theo đó là rất nhiều ưu đãi thuế (trong khi đó Thuế suất thu nhập của Indonesia là 30%, Philipines 32%, Trung Quốc 33%). Nhưng cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam lại gây khó khăn cho các doanh nghiệp, ví dụ như khống chế chi phí tiếp thị quảng cáo ở mức 10% tổng doanh thu. Và như vậy đôi khi mức thuế suất mà doanh nghiệp phải nộp thực tế có thể lên 40%-25%.

Thứ hai, môi trường kinh tế vĩ mô còn nhiều hạn chế: môi trường kinh doanh của Việt Nam chưa được vận hành theo cơ chế thị trường, tình trạng độc quyền ở một số ngành ảnh hưởng lớn đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp vẫn còn tồn tại, đơn cử như: xăng dầu, điện, nước…Tình trạng kinh doanh trái phép, trốn lậu thuế, gian lận thương mại còn phổ biến, ảnh hưởng đến các nhà sản xuất.

Sự đảm bảo quyến sở hữu về sáng chế, nhãn hiệu thương mại cũng là một điều kiện kích thích các nhà đầu tư. Khi đầu tư vào các nước đang phát triển, các nhà ĐTNN quan tâm đến quyền sở hữu trí tuệ chủ yếu là tên và xuất xứ hàng hóa. Việt Nam cũng đã tham gia vào nhiều thỏa thuận quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, song hầu như chưa có hiệu lực trên thực tế là mấy. Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế, uy tín của các TNCs sẽ bị thiệt hại nặng nếu việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không được đảm bảo. Vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng đến việc thu hút FDI.

Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI CỦA CHÂU Á VÀO ĐÀ NẴNG TRONG ĐIỀU KIỆN

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế quốc tế Thu hút đầu tư trực tiếp của Châu Á vào Đà Nẵng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Thực trạng và giải pháp (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w