.0 Các nhân tố phá hoại ở các điểm nghiên cứu của Dự án

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng sinh học khu vực cảnh quan rừng hành lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 56 - 60)

Khu vực nghiên cứu

Yếu tố tác động 1 2 3 4 5

Khai thác gỗ + + + + +

Phát nương làm rẫy + + + + +

Phá hoại của bom mìn + + +

Chất độc khai quang + + +

Xây dựng đường +

Trước đây, cấu trúc rừng đã từng bị tác hại rất lớn của chiến tranh dưới ảnh hưởng của bom mìn, rải chất khai quang và lửa. Hậu quả của những tác hại đó ngày nay vẫn cịn thấy ở một số điểm nghiên cứu như ở các xã Hồng Kim, Hồng Vân và Dương Hòa. Ngày nay, việc xây dựng đường cũng là một trong các nhân tố chính có ảnh hưởng xấu đến thực vật ở vùng nghiên cứu của Dự án. Ví dụ, đó là việc xây dựng đường số 74 ở xã Thượng Quảng, số 73 ở xã Hồng Kim, đường Hồ Chí Minh ở xã A Roàng và các đường khai thác gỗ ở xã Dương Hịa. Trong tương lai tỉnh cịn có kế hoạch phát triển hạ tầng như xây dựng một số hồ chứa nước Tả Trạch và nhà máy thủy điện trên sông Bồ ở các lưu vực trên núi. Các cơng trình xây dựng này sẽ làm biến mất một diện tích rừng đáng kể. Hơn thế nữa các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng thường đi kèm theo nạn săn bắn và chặt hạ gỗ. Chúng ta cần biết trước để có biện pháp ngăn chặn có hiệu quả.

2.7 Thảo Luận

2.7.1 Các Loài Thực Vật Bị Đe Dọa Tuyệt Chủng ở Mức Toàn Cầu và Quốc Gia

Những hiểu biết liên quan đến các loài thực vật bị đe dọa tuyệt chủng của Việt Nam khá hạn chế đối với phần lớn các taxôn. Điều này đã cản trở chúng tôi phán xét về thứ hạng các loài thực vật bị đe dọa tuyệt chủng ở vùng nghiên cứu của Dự án Hành lang xanh. Mười lăm loài

cây gặp ở vùng nghiên cứu đã được liệt kê trong số 133 lồi thực vật có mạch ưu tiên ghi trong Phụ lục 1.0 (Tordoff và cộng sự, 2003).

2.7.2 Các Loài Thực Vật Hiếm và Đặc Hữu

Các loài thực vật hiếm và đặc hữu đáng được xem xét đánh giá và xếp ưu tiên. Chúng thường có những địi hỏi về nơi sống rất riêng và khơng mọc ở mọi nơi. Do đó việc bảo tồn các nơi sống của chúng phải được coi là ưu tiên trong công tác bảo tồn. Các vùng nghiên cứu trong đợt khảo sát này chứa đựng nhiều loài hiếm bắt buộc sống trên đá. Nói theo ngơn ngữ bảo tồn thì các lồi đặc hữu hẹp và hiếm có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng ở mức cao nhất khi khơng có các điều kiện phù hợp trong khu bảo tồn. Các nỗ lực bảo tồn cũng phụ thuộc vào hiểu biết về sự hiếm có về phân bố của thực vật nhằm xác định các điểm cần bảo tồn đặc biệt. Dựa trên các sự phân bố địa lý đã biết từ các nguồn tư liệu và mẫu vật thì 64 lồi ở vùng nghiên cứu của Dự án là đặc hữu địa phương, đặc hữu và gần đặc hữu cho hệ thực vật của vùng nghiên cứu. Điều đó chứng tỏ mức độ đặc hữu là trung bình. Từ các kết quả so sánh các dẫn liệu bước đầu có được hiện nay hệ thực vật của vùng nghiên cứu của Dự án có thành phần các loài đặc hữu khác với các loài ở VQG Bạch Mã và KBTTN Phong Điền-Đáckrông. Điều này minh họa tính quan trong vùng của hệ thực vật đất thấp nhiều đặc hữu của vùng nghiên cứu cuả Dự án.

2.7.3 Những Loài Thực Vật Mới Phát Hiện

Trong quá trình nghiên cứu đã tìm thấy một số loài bổ sung cho hệ thực vật của vùng và 16 lồi có thể mới cho khoa học. Trong số đó lồi dự kiến là mới thuộc chi Saccolabiopsis, một chi Lan chưa từng được ghi nhận ở Việt Nam đáng coi là loài đáng chú ý nhất. Những nghiên cứu tiếp theo trong phịng thí nghiệm lồi kể trên cũng như 15 loài khác là cần thiết để mô tả chúng một cách nghiêm túc. Rừng nguyên sinh với các môi trường sống đặc biệt (sườn gần suối và các khối đá lộ đầu) là các nơi sống có tiềm năng để phát hiện các taxơn mới nhiều hơn ở các quần xã thực vật thứ sinh.

2.7.4 Các Lồi Có Giá Trị Về Kinh Tế và Các Lồi Khác Có Giá Trị Tiềm Năng

Bên cạnh giá trị sinh học, các khu rừng ở vùng nghiên cứu của Dự án cịn có những nguồn tài nguyên có giá trị quan trọng. Đó là các loại gỗ quý và tốt, nhiều loài cây thuốc, cây làm cảnh, cây ăn được. Ngồi ra cịn có nhiều lồi khác trong tương lai có triển vọng dùng trong nông nghiệp, y dược, công nghiệp. Việc bảo tồn và duy trì tính đa dạng di truyền của các loài này khẳng định những cố gắng bảo tồn sẽ được thực thi ở Dự án Hành lang xanh.

2.7.5 Bảo Tồn Sinh Cảnh

Cho đến nay, vùng nghiên cứu của Dự án vẫn bảo tồn được các mảnh và khu rừng nguyên sinh giàu có và các khu rừng thứ sinh khá rộng. Tuy nhiên diện tích rừng thứ sinh vẫn rộng hơn rừng nguyên sinh. Chúng duy trì các hạt nhân thực vật bản địa cũng như tạo nên mơi trường sống cho tính đa dạng thực vật điển hình ở vùng đất thấp điển hình miền Trung Việt Nam. Nếu rừng ở vùng nghiên cứu của Dự án được bảo tồn thì ưu tiên sẽ là khu vực rừng ở A Roàng và lân cận vì cịn giữ được một diện tích lớn rừng nguyên sinh chưa bị tác động. Các vùng khác cũng có thể bổ sung vào đây nếu sử dụng ảnh vệ tinh kết hợp với khảo sát mặt đất. Vùng rừng ở bắc tỉnh Quảng Nam có thể cịn giữ được những mảnh rừng tương tự. Tuy nhiên điều này cần kiểm tra thêm trên thực địa. Vùng ưu tiên thứ hai năm ở các xã Thượng Quảng, Hương Nguyên và Dương Hòa, nơi vẫn còn các sinh cảnh rừng đất thấp tốt, hiếm thấy và đang bị đe doạ ở Việt Nam.

2.7.6 Cây Gỗ và Sự Tái Sinh Rừng

Hầu hết các vùng còn rừng ở Thượng Quảng, Hương Nguyên, Hương Thủy và A Roàng đã và đang là rừng sản xuất, thường bị khai thác từ vừa đến nhẹ. Với biên pháp khai thác này rất may thành phần loài cơ bản của các yếu tố tại chỗ vẫn được giữ nguyên. Theo các kế hoạch của tỉnh về đổi mới Lâm trường quốc doanh thì nhiều khu rừng đạt được tiêu chí rừng phịng hộ và hoạt động khai thác sẽ bị giảm bớt ở vùng Hương Giang vào 5 năm tới. Có vài khu rừng nguyên sinh bị khai thác cịn sót lại ở độ cao thấp, chỉ khoảng 200-300 m trên mặt biển ở xã Dương Hòa, thậm chi chỉ ở độ cao 80-90 m ở xã Hương Nguyên. Các khu rừng sót lại đó chứa đựng các quần xã rừng ở đất thấp, kiểu quần xã đã bị tuyệt diệt từ lâu đời ở các phần khác của đất nước. Ở vùng Dự án Hành lang xanh các kiểu quần xã này chắc chắn rất hiếm, nhất là ở độ cao dưới 100 m như ở Hương Nguyên. Sự tái sinh tự nhiên của cây gỗ ở khắp các vùng rừng bị khai thác của vùng nghiên cứu của Dự án là bình thường. Điều đó chứng tỏ khả năng tái sinh tốt của các loài mọc tự nhiên trong tương lai. Với sự quản lý rừng tốt và loại trừ được các nhân tố có ảnh hưởng xấu đến sự tái sinh tự nhiên của rừng ở phần lớn vùng nghiên cứu của dự án để đạt được dáng vẻ của rừng nguyên sinh có lẽ cần đến 100-150 năm tuổi tối thiểu của cây gỗ ưu thế trong tầng cây gỗ cao nhất. Ngoài ra, phần lớn rừng còn lại của vùng nghiên cứu đều ở xa dân. Chính vì thế sự tác động trực tiếp của dân địa phương lên rừng không mạnh mẽ như ở nhiều vùng khác của đất nước. Tác động hiện nay thường hạn chế ở việc khai thác một số lâm sản phụ (lâm sản ngoài gỗ). Tuy nhiên tình trạng làm nương rẫy ở một số nơi và nhất là việc phá rừng tự nhiên để trồng trên diện rộng một số loài cây gỗ ngoại lai như Keo, Bạch đàn đã tạo nguy cơ cho nạn lửa rừng và cản trở các khu rừng tự nhiên nối liền nhau.

Mặc khác, trong các rừng thứ sinh chịu ảnh hưởng của chất khai quang, bom mìn và nương rẫy tính đa dạng của các lồi cây gỗ thay đổi rất nhiều với sự xâm nhập của các loài cây gỗ mọc nhanh nhưCratoxylum sp., Euodia sutchuenensis, Breynia fruticosa, Memecylon edule,

Archidendron clypearia, Trema orientalis, Peltophorum dasyrrhachis, Commersonia bartramia, Paulownia sp., Sapium discolor, v.v. Sự xuất hiện lại của các loài cây gỗ thuộc

yếu tố rừng nguyên sinh phụ thuộc chủ yếu vào các nguồn giống, và quá trình nay xẩy ra chậm chạp. Có thể thúc đẩy q trình tái sinh này bằng các mơ hình tái sinh rừng như sự tiếp cận sinh thái hay thông qua việc làm giàu rừng bằng các loài cây tại chỗ.

2.7.7 Đánh Giá Các Điểm Nghiên Cứu Bối Cảnh Đối với Vùng và Tỉnh

Phần lớn rừng ở đất thấp của vùng sinh thái Trung Trường Sơn cũng như ở khắp cả nước từ lâu đã bị phát làm nương rẫy và khai hoàng (như phần đất thấp của KBTTN Phong Điền), dù sao vẫn còn một số mảnh rừng tốt ở đất thấp cho vùng sinh thái này ở tỉnh Thừa thiên Huế. Đây là lần đầu tiên một vùng rộng lớn của Dự án Hành lang xanh với rừng tốt ở đất thấp của vùng sinh thái này đã được nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã khẳng định rằng vùng nghiên cứu của Dự án Hành lang xanh thực sự là một trong một số ít vùng hiếm và rộng lớn ở khu vực Sinh thái Vùng Trung Trường Sơn cịn sót lại rừng tốt ở đất thấp.

2.7.8 Kết Luận

Hệ thực vật của vùng nghiên cứu của Dự án Hành Lang Xanh thuộc tiểu vùng hệ thực vật Trung Trường Sơn. Về cấu trúc và thành phần lồi thì hệ thực vật này thuộc về các hệ thực vật đồi đất thấp điển hình của phần đơng của tiểu vùng hệ thực vật Trung Trường Sơn. Kết quả đã ghi nhận ở vùng nghiên cứu của Dự án có 891 lồi thực vật bậc cao có mạch thuộc về 490 chi và 131 họ. Chúng chiếm khoảng 40-50% trong tổng số loài thực vật được ghi nhận ở đây. Trong số này có 67 lồi đặc hữu địa phương, đặc hữu và gần đặc hữu, 15 loài có thể là mới cho khoa học, một số chi và loài bổ sung mới cho hệ thực vật Việt Nam. Số lượng lồi thực vật bậc cao có mặt trong vùng Hành lang xanh là từ 1700-2000 loài - Khu vực với đa

dạng sinh học cao và hỗ trợ cho nhiều nhiều vùng sinh thái rừng ở đất thấp còn lại của Việt Nam.

Những hỗ trợ khu vực cho các cấu trúc sinh cảnh của khu hệ thực vật bảo tồn quan trọng bao gồm cả khu vực sinh cảnh rừng nguyên sinh ở A Roàng, nơi mà dường như chưa bị tác động, có khu hệ động vật rừng phong phú và là khu vực rừng đất thấp đã được khảo sát nghiên cứu. Các khu vực này phần lớn trước đây đã bị khai thác và bị tác động bới các hoạt động nhạy cảm khác nhau, tuy nhiên các cấu trúc sinh cảnh rừng đất thấp là một trong những sinh cảnh hiếm và đang bị đe dọa ở Việt Nam.

2.8 Các Đề Xuất

Chiến Lược Bảo Tồn Theo Vùng

Chúng tôi đề xuất các chiến lược khác nhau cho 3 vùng sinh thái trong khu vực Hành Lang Xanh (xem Bảng 8.0). Đề xuất này được căn cứ vào kết quả của đợt điều tra đa dạng thảm thực vật và thành phần loài.

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng sinh học khu vực cảnh quan rừng hành lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 56 - 60)