Những Kiến Nghị

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng sinh học khu vực cảnh quan rừng hành lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 76 - 78)

3.3 Các Kết Quả

3.4.3 Những Kiến Nghị

Dựa vào kết quả nghiên cứu và những đánh giá sau chuyến khảo sát, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị như sau:

1. Khu vực Dự án cần tiếp tục được nghiên cứu ở một số khía cạnh khác nhau. Do hạn chế về thời gian nên chưa có điều kiện đánh giá đầy đủ về khu hệ ếch nhái và bò sát ở khu vực này, vỡ vậy cần tiến hành nghiên cứu bổ sung ở một số khu vực rừng khác như ở A Pát (A Roằng), Thượng Quảng và khu vực giáp ranh với huyện Hương Trà. Đây là cơ sở để đánh giá giá trị bảo tồn của khu vực Dự án so với các địa điểm khác trong vùng. Bên cạnh đó, hầu như chưa có nghiên cứu nào về sinh thái của các lồi ếch nhái và bị sát trong khu vực, vỡ thế những nghiên cứu lâu dài về hiện trạng quần thể của các loài quan trọng là cần thiết.

2. Cần có chuyến đánh giá hiện trạng săn bắt và buôn bán động vật hoang dã trong khu vực Dự án, đặc biệt chú ý tới các loài quý hiếm (rùa, rắn và thằn lằn cỡ lớn). Kết quả khảo sát sẽ là cơ sở để xây dựng các kế hoạch bảo tồn các loài động vật hoang dã trong khu vực Dự án. 3. Do sinh cảnh tự nhiên trong khu vực Dự án bị chia cắt mạnh nên cần có những đánh giá mức độ tác động của con người và khả năng phục hồi ở các địa điểm khác nhau. Sinh cảnh trong khu vực Dự án chịu tác động của các yếu tố sau: i) q trình xây dựng đường Hồ Chí Minh là chia cắt rừng thành hai phần gồm phần phía trên và phần phía dưới đường, đồng thời sinh cảnh rừng phía dưới cũng chịu tác động của việc bồi lấp và xói mịn; ii) các khoảnh rừng bị biệt lập tạo nên những sinh cảnh có khoảng trống (dạng lốm đốm như da báo) ví dụ như rừng nguyên sinh tiếp giáp với các khoảnh rừng thứ sinh mới phục hồi, rừng thứ sinh đã phục hồi lại tiếp giáp với các khoảng trống hoặc các khoảng rừng nguyên sinh bị cơ lập hồn tồn trên đỉnh núi.

4. Có thể xem xét xây dựng các khu bảo tồn quy mơ nhỏ (ví dụ như khu bảo tồn lồi và sinh cảnh) bên trong khu vực Dự án nhằm bảo vệ hệ động, thực vật và tạo điều kiện giao lưu giữa các quần thể bên trong khu vực Hành lang xanh. Nếu bảo vệ được ngay các tiểu khu vực bên

trong khu vực Dự án sẽ tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng một “hành lang xanh” thực sự trong tương lai. Các khu bảo tồn quy mơ nhỏ này nếu được thành lập thì cần kèm theo các kế hoạch quản lý phù hợp. Kế hoạch quản lý cần xây dựng để tạo được hợp tác chặt chẽ của Chi cục Kiểm lâm, các lâm trường và chính quyền địa phương. Đặc biệt chú ý đến các khu vực rừng ở A Roàng (kể cả dải rừng phía dưới đường Hồ Chí Minh) và khu vực xung quanh Trạm Hương Nguyên.

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng sinh học khu vực cảnh quan rừng hành lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 76 - 78)