.0 Bản đồ mật độ dân số khu vực dự án Hành Lang Xanh

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng sinh học khu vực cảnh quan rừng hành lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 33)

Hình 11.0 Vị trí các khu vực thu mẫu chính về các khu hệ thực vật, bò sát lưỡng thê, bướm, chim, cá và thú

Hình 13.0 Các khu vực mẫu chính về khu hệ thực vật và vị trí các tuyến mẫu Hình 12.0 Các khu vực mẫu chính về khu hệ thực vật và vị trí các tuyến mẫu

Hình 14.0 Vị trí các khu vực mẫu về bướm và các tuyến mẫu

Hình 17.0 Vị trí các khu vực mẫu về thú và các, các tuyến điều tra bao thú lớn và linh trưởng

Hình 18.0 Vị trí các khu vực khảo sát linh trưởng, các tuyến điều tra bao thú lớn và bẫy ảnh

Hình 19.0 Vị trí các khu vực ưu tiên về các lồi linh trưởng và vị trí các điểm quan sát Vượn và Voọc

Hình 20.0 Vị trí khu vực phát thảo bản đồ và phỏng vấn cộng đồng địa phương, các khu vực đã xác định thông qua phương pháp này bao gồm các loài quan trọng như Sao la, Hổ, Gà lôi lam mào trắng và linh trưởng (Vượn, Voọc)

2.0 KHU HỆ THỰC VẬT 2.1 Giới Thiệu 2.1 Giới Thiệu

2.1.1 Tổng Quan

Tỷ lệ về đa dạng về các loài thực vật ở Việt Nam cho biết rằng có khoảng 9600 lồi Thực vật bậc cao có mạch bản địa đã phát hiện (Tolmachev, 1974; Nguyen Nghĩa Thìn, 1997; Phan Kế Lộc, 1998) . Thêm vào đó, có khoảng 750 lồi cây trồng được nhập nội và lồi tự nhiên hóa. Theo đánh giá gần đây nhất, ở Việt Nam đã biết khoảng 1.350 loài, thuộc 2.256 chi và 305 họ (Phan Kế Lộc 1998). Các nghiên cứu đó cũng dự đốn có khoảng 2400 lồi sẽ được phát hiện và bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam.

2.1.2 Trung Trường Sơn

Hệ thực vật ở cảnh quan Trung Trường Sơn đặc biệt đa dạng, gồm những yếu tố có mối quan hệ Ấn Độ-Himalaia ở núi như: Thông, Thông đỏ và Thông tre và các yếu tố Ấn Độ-Malaixia ở rừng vùng đất thấp như Dẻ, Dầu (Baltzer et al., 2001). Những rừng này vẫn giữ được tính ổn định trong thời gian khí hậu tồn cầu thay đổi và xẩy ra những chấn động địa chất mạnh. Do đó đây là nơi trú ẩn của một tập hợp độc nhất của những lồi mà đã tiến hóa và tồn tại trong những khu rừng này. Những khu rừng này bảo tồn được các hệ thực vật nhiệt đới cổ xưa cịn sót lại. Ví dụ nổi bật nhất là việc khám phá cách đây khơng lâu lồi “hóa thạch sống” ở Ngọc Linh, tỉnh Kon Tum, Diplopanax vietnamensis. Gần đây loài này cũng được phát hiện ở VQG Bạch Mã. Rừng ở khu vực này cũng bị ảnh hưởng bởi chất khai quan, rụng lá trong suốt cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.

2.1.3 Địa Lý Học Sinh Vật

Phần lớn các khu vực rừng ở miền Trung Việt nam rất đặt trưng bởi tính riêng biệt và đặc hữu cao của nó. Trong sơ đồ địa lý học thực vật hiện đại khu vực nghiên cứu thuộc tiểu vùng địa lý thực vật Trung Trường Sơn của miền hệ thực vật Đông Dương, dưới xứ Ấn Độ-Malaixia của xứ Cổ nhiệt đới (Averyanov và cộng sự, 2003a, b). Ở Việt Nam, tiểu vùng địa lý thực vật Trung Trường Sơn bao gồm từ phần nam của tỉnh Quảng Bình, các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum và Bình Định, cũng như thành phố Đà Nẵng và các huyện miền Bắc của các tỉnh Gia Lai và Phú Yên (Averyanov và cộng sự, 2003a,b). Phần lớn nhất của tiểu vùng địa lý thực vật Trung Trường Sơn bao gồm các khu vực núi liên kết với dãy Trường Sơn. Theo các dẫn liệu trước đây, khoảng 28,4% số loài đặc hữu của Việt Nam gặp ở tiểu vùng Trung Trường Sơn, trong đó 10,8% là đặc hữu địa phương của tiểu vùng này (Averyanov et al., 2003a). Theo dự đốn ở khu vực nghiên cứu có khoảng 1700-1800 lồi thực vật bậc cao có mạch. Nó bao gồm một chi đặc hữu (Oligoceras, thuộc họ Euphorbiaceae) và nhiều loài đặc hữu và gần đặc hữu. Các yếu tố bản địa, những loài thường phân bố hạn chế, tạo nên phần lõi chủ yếu của các quần xã thực vật ngun sinh. Ngồi ra cịn có những yếu tố có sự phân bố rộng và yếu tố ngoại lai, bao gồm các loài xâm lấn tạo nên phần chủ yếu ở các quần xã thứ sinh.

2.1.4 Thảm Thực Vật

Kiểu rừng chính được phát hiện trong khu vực Hành Lang Xanh là rừng thường xanh núi thấp dưới 900 m và rừng thường xanh núi trung bình trên 900 m. Hiện nay hầu như khu vực này khơng cịn trạng thái rừng nguyên sinh do các tác động của con người. Sinh cảnh phổ biến trong các điểm nghiên cứu chủ yếu cây bụi và trảng cỏ. Các loài thực vật đặc trưng của kiểu sinh cảnh này là: Rhodomyrtus tomentisa, Melastoma candidum và Imperata cylindrica. Quá trình tái sinh tự nhiên rất chậm. Một phần nguyên nhân là do việc đốt rừng, thêm nữa là chưa chú trọng việc bảo tồn. Tuy nhiên, thực vật trong các khu rừng cịn lại vẫn có mức độ đa dạng cao. Ví dụ, vùng Bạch Mã-Hải Vân được đánh giá là một trong 7 trung tâm đa dạng thực vật

mang tính tồn cầu của Việt Nam (Davis et al., 1995). Khu vực Hành Lang Xanh đặc biệt quan trọng là khu vực rừng trên địa hình núi thấp (Tordoff et al., 2003; MARD, 2004). Rừng trên vùng địa hình núi thấp đặc trưng bởi rừng thường xanh và nửa thường xanh ở đai thấp, nơi có độ cao từ 300 – 700 m. Về phía Tây của đường Hồ Chí Minh hướng sang biên giới Lào là các vùng rừng phân bố trên địa hình núi thấp khá điển hình hay đó là các khu rừng ngun sinh phân bố ở độ cao từ 700-1200 m. Khu vực Hành Lang Xanh là nơi có nhiều sinh cảnh rừng thứ sinh như vùng cây bụi, thảm cỏ và tre nứa phân bố rộng rãi ở đai thấp. Mặt khác, các sinh cảnh rừng thứ sinh được hình thành do kết quả tác động của quá trình khai khẩn lâu đời trước đây của người dân địa phương bên cạnh các vùng dân cư sinh sống hiện nay ở cạnh rừng cùng với nhiều yếu tố khác cũng như ảnh hưởng của chất dioxin trong thời gian chiến tranh.

2.1.5 Các Loài Thực Vật Quan Trọng Bảo Tồn

Tổng số có 133 nhóm lồi thực vật có mạch ưu tiên được xác định trước đây ở khu vực cảnh quan ưu tiên CA1 (Tordoff et al., 2003). Tất cả các loài ưu tiên do Tordoff et al. (2003) xác định được phát hiện có mặt trong các sinh cảnh rừng. Bao gồm 46 loài được liệt trong Sách đỏ Thế giới IUCN về danh mục các loài bị đe dọa (IUCN, 2000) và 38 loài được liệt trong Sách đỏ Việt Nam (Anon, 1996). Dựa trên các vùng phân bố đã biết, có 21 lồi đựơc tin chắc là đặc hữu ở khu vực cảnh quan ưu tiên Trung Trường Sơn. Hơn 56 loài được xác nhận là đặc hữu cho Việt Nam (Mặc dù chúng cũng có mặt trong pham vi các khu vực của Lào) và 2 loài chắc chắn là đặc hữu cho vùng Đơng Dương. 15 nhóm lồi ưu tiên là thuộc ngành hạt trần 12 loài thuộc họ Dipterocarpaceae và 26 loài thuộc họ Orchidaceae. Sự thận trọng phải được rèn luyện, tuy nhiên do nhiều loài Lan chỉ được biết từ một số các mẫu vật và một số hiện tại chỉ mới được mô tả; khi nhiều thông tin trở nên có giá trị về sự phân bố của các loài này, một số loài trở nên phân bố rộng khắp hơn. Cũng có q ít thơng tin về các nhóm lồi và địa lý học sinh vật của một số họ thuộc các nhóm lồi ưu tiên đã được xác định. Tuy nhiên, nhiều họ này cũng bao gồm nhiều nhóm lồi ưu tiên ví dụ họ Araceae (thuộc chi Rhaphidophora,

Typhonium, Arisaema, Pseudodracontium, Amorphophallus and Pothos), họ Gesneriaceae,

Melastomataceae, Myrsinaceae, Orchidaceae và một số họ thuộc Dương xỉ

2.1.6 Cảnh Quan Rừng Khu Vực Hành Lang Xanh

Nhiều vùng rừng trong khu vực đã và đang được quản lý như rừng sản xuất tại thời điểm khảo sát nghiên cứu (Hình 4.0). Nhiều khu vực nghiên cứu nằm xa các cộng đồng địa phương, vì thế sự tác động lên thảm thực vật ở đây tương đối thấp hơn so với các khu vực khác nhờ đó mà các khu vực rừng trên đất thấp là một trong những vùng được chuyển đổi đầu tiên về các hình thực sử dụng đất khác nhau. Một vài khu vực nghiên cứu được khảo sát điều tra trong suốt nghiên cứu này vẫn còn phát hiện các di chứng ảnh hưởng của thời kỳ chiến tranh như chất khai hoang dioxin và bom, và thảm thực vật bây giờ đã được phục hồi.

2.1.7 Những Nghiên Cứu Trước Đây

Những đánh thực vật chưa hoàn thiện đã được xuất bản củaVQG Bạch Mã (Mai Văn Phô, 1994; Nguyễn Nghĩa Thìn và Mai Văn Phơ, 2003), KBTTN Phong Điền-Đakrông (Lê Trọng Trải và cộng sự 1999a) và KBTTN Ngọc Linh (Lê Trọng Trải và cộng sự, 1999b).

2.2 Các Phương Pháp Nghiên Cứu

2.2.1 Khu Vưc Nghiên Cứu Và Mơ Tả Lựa Chọn Vị Trí Điều Tra

Việc nghiên cứu và mô tả cấu trúc và thành phần loài của các kiểu quần xã thực vật và thảm thực vật khác nhau thực hiện chủ yếu ở dọc theo các mặt cắt cảnh quan, từ độ cao thấp nhất đến cao nhất của vùng nghiên cứu, dọc theo các sông, suối và dọc theo các con đường trong

rừng. Điều này bao gồm việc nghiên cứu các quần xã thực vật nguyên sinh và thứ sinh như rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, trảng cây bụi thứ sinh, trảng cỏ thứ sinh, quần xã sống ở ven sông/suối và quần xã sống bám trên đá. Chúng là các giai đoạn diễn thế thối hóa từ rừng nguyên sinh. Việc mô tả thảm thưc vật và hệ thực vật dựa trên nghiên cứu các ô tiêu chuẩn, quan sát và thu mẫu vật ở thực địa kèm theo các dẫn liệu cần thiết. Những ô tiêu chuẩn được chọn trong tất cả các kiểu thảm thực vật chính của quần xã thực vật địa đới gặp ở khu vực nghiên cứu. Năm điểm ở tỉnh Thừa Thiên Huế, thuộc các huyện A Lưới, Hương Thủy và Nam Đông, trong một ô giới hạn ở tọa độ địa lý: 16º04’00’’–16º22’30’’độ vĩ Bắc và 107º08’35’’– 107º40’30’’độ kinh Đơng (Hình 13, Bảng 3.0).Đã thực hiện 32 ngày nghiên cứu thực địa trong suốt khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2005 bởi các chuyên gia đến từ Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Thực vật Komarov, Vườn Thực vật Mítxuri và Trường Đại học Nông Lâm Huế (xem Bảng 2.0). Một số thành viên của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã tham gia phân tích và xác định tên mẫu vật.

Bảng 3.0 Độ cao, địa chất, kiểu rừng và các nhân tố ảnh hưởng của các điểm nghiên cứu thực vật chính

Địa điểm

nghiên cứu Độ cao (m)

Những dạng đá địa chất ưu thế trong vùng

nghiên cứu

Kiểu rừng ưu thế Các nhân tố ảnh hưởng

Huyện Nam Đông, xã Thượng Quang 300-450 Đá phiến sét (thỉnh thoảng đá quáczít), đá cát, granít

Rừng nguyên sinh bị khai thác một phần rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp

Khai thác một phần, đốt nương làm rãy

Huyện A Lưới,

xã A Rồng 500-800 Đá phiến sét, đá cát, granít

Rừng nguyên sinh và thứ sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp Xây dựng đường, đốt nương làm rẫy Huyện A Lưới, xã Hồng Vân và Hồng Kim 600-1150 Đá phiến sét, granít Rừng và trảng cây bụi thứ sinh rậm và nửa rậm thường xanh cây lá rộng đất thấp (và phần dưới của núi thấp)

Khai thác trầm trọng, đốt nương làm rẫy, ném bom thời chiến, cháy và thả chất khai quang

Huyện A Lưới, xã Hương

Nguyên 80-300 Đá phiến sét

Rừng nguyên sinh và thứ sinh rậm và nửa rậm thường xanh cây lá rộng, đất thấp sót lại

Khai thác trầm trọng, đốt nương làm rãy, ném bom thời chiến, cháy và thả chất khai quang Huyện Hương Thủy, xã Dương Hịa 200-825 Đá phiến sét với đá qczít

Rừng nguyên sinh bị khai thác một phần và rừng thứ sinh rậm và nửa rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp

Khai thác một phần, thả chất khai quang (trên các rặng núi)

2.2.2 Các Tài Liệu Phân Loại và Các Tài Liệu Khác Được Sử Dụng

Việc nhận dạng sơ bộ các loài thực vật được thực hiện ngoài hiện trường và được khẳng định trong phòng mẫu thực vật tại Viện Sinh thái và Tài Nguyên Sinh vật - Hà Nội trong khung thời gian của bản hợp đồng dự án. Hoa của những lồi quan trọng, hiếm và có ý nghĩa về khoa học cũng được thu thập trong lọ và hãm bằng cồn và bảo quản để nghiên cứu và quan sát lâu dài tại Phịng mẫu thực vật khơ của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật. Việc xác định tên thực vật sử dụng nhiều nguồn tài liệu phân loại có liên quan đến hệ thực vật Đông Nam Á và một số tài liệu chuyên khảo đặc biệt khác về chi và họ đơn lẻ (Averyanov et al., 2006).

2.3 Phương Pháp Thu Mẫu

Trong q trình điều tra, những quan sát và mơ tả ngồi hiện trường các kiểu thảm thực vật chính và hệ thực vật dựa trên việc thu thập mẫu cây trong các ô tiêu chuẩn cây gỗ và cây không phải gỗ và thu thập tiêu bản thực vật. Các ghi nhận bằng hình ảnh của thực vật, cảnh quan, đất mẹ, thổ nhưỡng được dùng để làm tài liệu. Chúng tôi đã chụp khoảng 800 bức ảnh về các kiểu địa chất, đá mẹ, thổ nhưỡng, cảnh quan và mẫu vật làm bằng chứng, phần lớn nhất được giới thiệu trong các bản ảnh màu của báo cáo này. Khái quát hệ thực vật và mô tả các kiểu thảm thực vật chủ yếu cũng như nghiên cứu các quần xã thực vật địa đới và phi địa đới điển hình đã được tiến hành sử dụng phương pháp ô tiêu chuẩn (Sheil, 2002) kết hợp với phương pháp nghiên cứu thực địa truyền thống có thu mẫu vật. Chúng tơi đã mơ tả, nghiên cứu các lồi cây khơng phải gỗ trong 52 ô tiêu chuẩn và các lồi cây gỗ trong 49 ơ tiêu chuẩn.Tất cả các mẫu vật đã gắn số hiệuvà nhãn ngay ở ngoài hiện trường dựa trên cơ sở quan sát và phân tích trực tiếp các mơi trường sống thực vật. Nhãn hiệu cho mỗi số hiệu bao gồm tên khoa học sơ bộ, vị trí địa lý của môi trường sống (gồm tọa độ được ghi nhận từ hệ thống GPS), mô tả ngắn gọn kiểu thảm thực vật và môi trường sống, dẫn liệu về dạng sống và đặc điểm hình thái, ngày thu thập, tên người thu và số hiệu tiêu bản. Toàn bộ các tiêu bản thu thập được giữ trong cồn để xử lý thích hợp trong phịng thí nghiệm. Tất cả các quan sát và nghiên cứu là tài liệu để làm bằng chứng, toàn bộ sẽ được lưu giữ ở Phịng mẫu thực vật khơ của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (HN), thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Trường Đại học Nông Lâm Huế. Mỗi số hiệu thu ít nhất là 2 mẫu. Số lượng mẫu của các số hiệu cần chú ý hoặc của các loài thường là hiếm được thu nhiều hơn, nhiều nhất đến 10.

Bảng 4.0 Tóm tắt các dữ liệu thu thập ở mỗi điểm nghiên cứu của Dự án Hành Lang Xanh Xanh

Vị trí nghiên

cứu Số lượng mẫu (Số

hiệu) Tọa độ

Số lượng

mẫu khơ Họ Chi Lồi

Số ô tiêu chuẩn cây gỗ

Số ô tiêu chuẩn cây không phải

gỗ Huyện Nam Đông, xã Thung Quang 374 (HAL 6792- 7165) 16º09’30’’– 16º10’30’’B 107º35’40’’– 107º40’30’’Đ 800 78 225 360 13 (ND 01 đến ND 12 và ND 14) 14 (ND 01 to ND 14) Huyện A Lưới, xã A Roàng 264 (HAL 7166- 7429) 16º04’00’’– 16º05’20’’B 107º28’30’’– 107º30’00’’Đ 650 60 168 245 8 (AL 01 đến AL 08) 8 (AL 01 to AL 08) Huyện A Lưới, các xã Hồng Vân và Hồng Kim 322 (HAL 7430- 7751) 16º17’40’’– 16º22’30’’B 107º08’35’’– 107º13’30’’Đ 750 89 219 307 8 (AL 09, AL 11 đến AL 17) 10 (AL 09 to AL 18) Huyện A Lưới, xã Hương Nguyên 252 (HAL 7752- 8003) 16º14’35’’– 16º17’30’’B 107º25’30’’– 107º29’30’’Đ 600 71 191 290 10 (AL 19 đến AL 28) 10 (AL 19 to AL 28) Huyện Hương Thủy, xã Dương Hòa 305 (HAL 8004- 8308) 16º12’30’’– 16º14’20’’B 107º33’40’’– 107º39’00’’Đ 750 78 184 287 10 (HT 01 đến HT

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng sinh học khu vực cảnh quan rừng hành lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)