Các Nhóm Thực Vật Quan Trọng Khác ở VùngNghiên Cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng sinh học khu vực cảnh quan rừng hành lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 48)

2.4 Các Kết Quả Nghiên Cứu

2.4.5 Các Nhóm Thực Vật Quan Trọng Khác ở VùngNghiên Cứu

2.4.5.1 Ráng

Trong quá trình khảo sát ở vùng nghiên cứu của Dự án chúng tôi đã thu được 270 số hiệu. và xác định chúng thuộc về 145 loài của 74 chi Ráng và các ngành có quan hệ họ hàng gần gũi. Ráng và các ngành có quan hệ họ hàng gần gũi chiếm khoảng 7-10 % tổng số loài ở các hệ thực vật đất thấp, cao hơn ở các hệ thực vật trên núi. Điều đó có nghĩa ở vùng nghiên cứu của Dự án số lồi Ráng và các ngành có quan hệ sau khi kiểm kê đầy đủ sẽ có thể lên đến 200 lồi. Các lồi Ráng và các ngành có quan hệ họ hàng ít có giá trị bảo tồn ở tất cả các hệ thực vật trên thế giới. Trong Sách đỏ Việt Nam (1996) chỉ nêu lên 5 loài. Trong Sách đỏ Việt Nam hiện đang tu chỉnh số loài dự kiến chỉ còn 2 do bị khai thác quá mức (Theo Ông Phan Kế Lộc). Ơ VQG Bạch Mã nhóm này có tính đa dạng cao hơn, gồm đến 180 loài, thuộc 73 chi và 28 họ (Nguyễn Nghĩa Thìn, Mai Văn Phơ, 2003), trong khi ở các KBTTN Phong Điền - Đakrơng chỉ mới biết được 43 lồi thuộc 24 chi và 18 họ (BirdLife, Report No 4, 1999). Các chi đã biết được nhiều loài nhất ở vùng nghiên cứu của dự án là Asplenium, Diplazium, Tectaria, Selaginella và Colysis. Đối với VQG Bạch Mã chúng hầu hết là các chi khác (trừ Selaginella) như Pteris, Lygodium, Microsorum và Trichomanes. Những sự sai khác kể trên có thể được giải thích một phần là do ở VQG Bạch Mã có các vùng thuộc đai núi với thành phần lồi Ráng khác. Ráng gỗ (thuộc chi Cyathea) tìm thấy phổ biến ở cả 3 vùng. Loài gặp phổ biến nhất ở vùng nghiên cứu của Dự án là Cyathea contaminans, có thể cao dến 8-10 m. Có thể gặp lồi này ở các điểm có độ cao thấp hơn một khi thảm thực vật nguyên sinh chưa bị tàn phá. Sự vắng mặt ở vùng nghiên cứu một số chi và loài Ráng gặp ở VQG Bạch Mã có thể

giải thích là do ở vùng nghiên cứu thiếu mơi trường sống của chúng (khơng có núi thấp và núi trung bình trong trường hợp của Plagiogyria spp., Calymnodon spp. và Cheiropleuria bicuspis, hay khơng có nước lợ trong trường hợp của Acrostichum aureum). Ngược lại, ở 2 điểm nghiên cứu (Nam Đơng và Hương Thủy) vừa tìm thấy Teratophyllum hainanense, một loài Ráng gần đặc hữu của hệ thực vật Việt Nam nhưng chưa gặp ở VQG Bạch Mã. Khơng có lồi Ráng hay các ngành có quan hệ họ hàng ở vùng nghiên cứu của Dự án bị đe dọa tuyệt chủng trừ trường hợp của Cyathea contaminans. Trong tương lai gần mối nguy □e dọa đối với loài Ráng gỗ này là bị chặt lấy thân để bán làm để nuôi trồng Lan.

2.4.5.2 Hạt Trần

Ở vùng nghiên cứu chưa thu được mẫu vật của một loài Tuế nào, trong khi ở VQG Bạch Mã đã ghi nhận 2 loài, Cycas chevalieri được đánh giá là ít bị đe dọa tuyệt chủng (LR/nt) và C.

pectinata, Sắp bị tuyệt chủng (VUA2c) (Hill và cộng sự, 2004). Nguyên nhân có lẽ là vùng

nghiên cứu của Dự án nằm ngoài vùng phân bố tự nhiên của nhóm cây này.

Bốn lồi Thơng đã được ghi nhận ở vùng nghiên cứu của Dự án. Đó là Podocarpus

neriifolius, Nageia wallichiana, Dacrycarpus imbricatus và Dacrydium elatum, tất cả đều thuộc họ Thông tre Podocarpaceae. Tất cả 4 loài này đều là thành viên của rừng thường xanh. Ba loài đầu thường mọc rải rác trong các quần xã rừng nguyên sinh ở tất cả 4 điểm nghiên cứu, trong khi loài thứ tư, Dacrydium elatum, chỉ gặp ở điểm thứ ba, thuộc các xã Hồng Vân và Hồng Kim. Sự tái sinh tự nhiên của cả 4 lồi này xảy ra bình thường, có khi thậm chí mạnh mẽ (như ở Nageia wallichiana). Nhưng sự tái sinh của chúng trong các quần xã thứ sinh là hiếm hơn có lẽ do thiếu nguồn giống. Trong Sách đỏ Việt Nam (Anon., 1996) Podocarpus

neriifolius và Dacrycarpus imbricatus chưa được đánh giá, Dacrydium elatum và Nageia

wallichiana được đánh giá là sắp bị tuyệt chủng. Tuy nhiên theo chỉnh sửa mới đây của một

nhóm chuyên gia (Vietnam Conifers Conservation Status Review 2004) thứ hạng của

Podocarpus neriifolius trong Danh lục đỏ của tổ chức IUCN là ít liên quan, cả 3 lồi kia đều

sắp bị tuyệt chủng. Số lượng và thành phần lồi Thơng ở các KBTTN Đakrông-Phong Điền (BirdLife, Report No 4, 1999 cũng giống như ở vùng nghiên cứu. Nhưng ở vùng nghiên cứu

Nageia wallichiana mọc trong rừng thường xanh chứ không phải trong rừng nửa rụng lá. Số

lượng lồi Thơng mọc tự nhiên biết chắc chắn ở VQG Bạch Mã là nhiều và đa dạng hơn, đến 7 loài thuộc 7 chi và 3 họ. Ba loài gặp ở VQG nhưng khơng có trong vùng nghiên cứu của dự án là Cephalotaxus mannii (Cephalotaxaceae), Pinus kesiya và Keteleeria evelyniana (Pinaceae) (Nguyễn Nghĩa Thìn, Mai Văn Phơ, 2003). Chúng tơi không thấy bất kỳ mẫu vật nào để khẳng định sự có mặt của Pinus wangii và Cunninghamia konishii ở VQG Bạch Mã. Nếu có điều kiện nghiên cứu và thu thập mẫu vật ở cạnh vùng nghiên cứu của Dự án nhưng có độ cao hơn 1100 m, gồm cả các đỉnh núi cao như Động Ngải (1779 m) chúng tôi tin rằng sự đa dạng của Thông cũng sẽ đa dạng như ở VQG Bạch Mã. Trong vùng nghiên cứu chỉ có một lồi gắm Gnetum latifolium biết chắc chắn, loài thứ hai chưa thu được mẫu vật. Tất cả

các loài Gắm ở Việt Nam đều bị đe dọa tuyệt chủng.

2.4.5.3 Cây Gỗ

Tính đa dạng và sự giàu có về hệ cây gỗ của vùng nghiên cứu của Dự án Hành Lang Xanh và VQG Bạch Mã và KBTTN Đáckrơng-Phong Điền về lồi và chi. Kết quả nghiên cứu các ô cho thấy ít nhất 80% số loài cây gỗ trong tất cả các ô của vùng nghiên cứu, từ rừng nguyên sinh chưa bị tác động đến bị khai thác nặng giống nhau và chỉ gồm các yếu tố tại chỗ. Đó là các lồi cây gỗ thường xanh lá rộng: Hopea pierrei, Parashorea stellata, Canarium spp., Dacryodes spp., Dipterocarpus kerrii, Sindora tonkinensis, Palaquium spp., Artocarpus spp., Pometia pinnata, Xerospermum noronhianum, Paviaesia anamense, Horsfieldia sp., Elaeocarpus spp., Syzygium spp., Diospyros spp., Lithocarpus spp., Castanopsis indica,

Scaphium macropodium, Tarrietia cochinchinensis, Aquilaria spp., v.v. Một vài lồi Thơng

như Nageia wallichiana, Dacrycarpus imbricatus và Dacrydium elatum chỉ gặp ở một vài ơ, cịn loài cây gỗ rụng lá như Peltophorum dasyrrachis mọc xen với cây lá rộng. Có rất ít lồi cây gỗ chỉ gặp trong một hai ô như Erythrophleum fordii, Lophopetalum wightianum và một vài loài khác. Trong vùng nghiên cứu của Dự án chưa găp loài cây gỗ đặc hữu nào. Rất may sự tái sinh tự nhiên của tất cả các lồi cây gỗ trong tất cả các ơ rừng nguyên sinh bị khai thác ở vùng nghiên cứu diễn ra tốt. Các hoạt động khai thác gỗ đã thay đổi cấu trúc rừng nhưng không làm suy giảm thành phần lồi cây gỗ. Ngược lại, trong các ơ rừng thứ sinh tái sinh sau khi bị phun chất khai quang, bom mìn, lửa rừng và sau nương rẫy thành phần loài cây gỗ thay đổi rất lớn với sự xâm chiếm của các loài cây gỗ mọc nhanh như Cratoxylon sp., Euodia

sutchuenensis, Breynia fruticosa, Memecylon edule, Archidendron clypearia, Trema orientalis, Peltophorum dasyrrhachis, Commersonia bartramia, Paulownia sp., Sapium discolor, v.v. Sự xuất hiện trở lại của các loài thuộc yếu tố rừng nguyên sinh phụ thuộc chủ

yếu vào nguồn hạt giống, và quá trình này diễn ra chậm chạp. Kết quả điều tra đã phát hiện được 10 loài trong Sách Đỏ Việt Nam và IUCN. Một vài lồi trong số này có rất ít các cá thể trưởng thành như Aquilaria crassna, Tarrietia javanica (Bảng 5.0) mặt dù đã phát hiện khá

lâu.

Bảng 5.0 Tình trạng bảo tồn (Sách đỏ Việt Nam) của một số loài cây gỗ ở vùng nghiên cứu

Loài

Tên khoa học Tên Việt nam

Họ Tình trạng

bảo tồn

Địa điểm

Dacrydium elatum Hồng đàn giả Podocarpaceae K Trà Lệnh, Hồng Kim, Hồng Vân

Illicium parvifolium Hồi núi Illiciaceae R Thung Quang, Dương Hòa

Nageia wallichiana Kim giao núi

đất Podocarpaceae V Dương Hòa, Trà Lệnh

Aquilaria crassna Trầm hương Thymelaeaceae E Thung Quang, Dương Hòa

Hopea pierrei Kiền kiền Dipterocarpaceae K Thung Quang, Trà Lệnh, Hương Nguyên

Madhuca pasquieri Sến mật Sapotaceae K Dương Hòa, Trà Lệnh

Parashorea stellata Chò đen (chai) Dipterocarpaceae E A Rồng, Hương Ngun, Dương Hịa

Sindora tonkinensis Gụ lau Caesalpiniaceae V Dương Hịa, A Rồng

Tarrietia javanica Huỷnh Sterculiaceae V Dương Hòa, Thung Quang

Cinnamomum sp. Re hương Lauraceae E A Rồng, Thung Quang, Dương Hịa

Ghi chú: E: Đang bị tuyệt chủng; V: Sắp bị tuyệt chủng; R: Hiếm; K: Thông tin chưa đầy đủ

2.4.6 Các Lồi Cây Có Ý Nghĩa Trồng Làm Cảnh

Nhóm các lồi này khơng đồng nhất và bao gồm những lồi có thể dùng vào các mục đích làm cảnh khác nhau. Cây gỗ và cây bụi có thể trồng làm cảnh ở dọc phố, cơng viên. Các lồi cây gỗ Hạt trần và Cau đặc hữu có ý nghĩa đặc biệt về mặt này. Trong số các loài cỏ và Ráng kể trên có khơng ít lồi ưa bóng có thể trồng thành cơng ở các diện tích nhỏ hẹp của vườn ở đơ thị thiếu ánh sáng mặt trời. Vài lồi, chẳng hạn Nepenthes mirabilis, do lá có biến thái và sinh học kỳ lạ hiếm có là đặc biệt rất hấp dẫn khi trồng làm cảnh. Nhiều loài cỏ ở vùng nghiên

sống trong nước (thủy sinh) và nơi rất ẩm ven suối tạo nên một nhóm cây làm cảnh đặc biệt, có thể trồng thành cơng trong các bể cá cảnh và bể hòn non bộ. Thị trường đòi hỏi nhóm cây cảnh này rất cao và vẫn tăng lên không ngừng trên khắp thế giới. Lan tạo nên một nhóm cây làm cảnh đặc biệt có nhu cầu cao trên thế giới. Nhiều lồi có thể trồng thành cơng vì có hoa đẹp, lá có vẻ kỳ lạ và hấp dẫn. Trong số này có một số lồi đặc hữu hay gần đặc hữu. Những loài kể trên với các đặc điểm trồng trọt tốt có thể sử dụng thành công không những chỉ để trực tiếp làm cảnh mà cịn có thể góp vào chương trình lai tạo công nghiệp các dạng Lan trồng mới. Các nhu cầu về các loài kể trên ở thị trường thế giới rất cao.

2.4.7 Các Loài Đặc Hữu và Gần Đặc Hữu

Ở Việt Nam cho đến nay chưa có các tiêu chuẩn để phân loại mức độ đặc hữu tùy theo mức độ giàu có của chúng. Tuy nhiên nêu dựa vào mức đặc hữu của Việt Nam nói chung (khoảng 10-12%) chúng tơi chia ra 3 mức sau: giàu, số loài đặc hữu chiếm trên 13% tổng số lồi,

trung bình- từ 7 đến 13% và nghèo- dưới 7%. Nếu chấp nhận các tiêu chuẩn trên thì tỷ lệ đặc

hữu của vùng nghiên cứu sẽ là khoảng 8% (64 loài đặc hữu trên tổng số xx lồi đã ghi nhận được), tức thuộc loại trung bình. Mức độ đặc hữu của VQG Bạch Mã cao hơn nhiều, đến 25.27% (371 loài đặc hữu trong tổng số 1469 đã ghi nhận được) (Nguyễn Nghĩa Thìn, Mai Văn Phô 2003). Mức đặc hữu cao của thực vật ở VQG Bạch Mã là điều dễ hiểu, giải thích bởi tính đa dạng cao của mơi trường sống của thực vật và mức nghiên cứu đầy đủ hơn. Tuy nhiên số liệu mà Thìn và Phơ nêu lên, theo ý kiến của chúng tôi, là quá cao, không thực tế. Cùng với VQG Bạch Mã, KDTTN Ngọc Linh ở tỉnh Kon Tum và là một phần của vùng sinh thái Trung Trường Sơn dự đốn cũng có mức độ đặc hữu cao hơn của vùng nghiên cứu của khu vực Hành Lang Xanh.

2.4.8 Các Loài Mới

Hầu hết các loài kể trên được phát hiện trong rừng nguyên sinh, đặc biệt ở sườn gần suối và trên các tảng đá lộ đầu. Chỉ có lồi Thottea sp. và một lồi có lẽ thuộc họ Rubiaceae thu ở rừng thứ sinh. Do đó rừng nguyên sinh, đặc biệt trên các tảng đá lộ đầu và ven suối sẽ là mơi trường có nhiều triển vọng nhất đê phát hiện các loài mới, hơn nhiều so với rừng thứ sinh. Hệ thực vật Việt Nam còn lâu mới được kiểm kê đầy đủ về thành phần lồi. Do đó bất kỳ cuộc điều tra cẩn thận nào ở các vùng mới đều có thể mang lại những phát hiện mới hay bổ sung mới cho thành phần hệ thực vật Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu ở vùng Dự án đã tìm thấy nhiều taxơn bổ sung cho hệ thực vật hay thậm chí mới cho khoa học. Những dự đoán này cần được khẳng định bằng các nghiên cứu sâu hơn trong phịng thí nghiệm. Nó địi hỏi nhiều thời gian, điều kiện và kinh phí hơn. Tất cả chúng đều có vị trí phân loại tách biệt. Trong số đó nổi bật nhất là loài mới thuộc chi Saccolabiopsis (Orchidaceae), mà chưa từng được biết đến ở hệ thực vật Việt Nam. Chúng tôi đã thu được nhiều mẫu vật của taxơn này. Lồi cuối cùng có thể đại diện một chi mới cho khoa học mà họ của nó vẫn chưa được xác định là thuộc về họ thực vật nào Rubiaceae, Pedaliaceae, Myoporaceae hay Campanulaceae. Các nghiên cứu đặc biệt tiến hành trong phịng thí nghiệm về lồi này và các thực vật khác là cần thiết cho việc mô tả các nhóm mới. Đây sẽ là những sự thêm vào đầy hứng thú đối với hệ thực vật của Việt Nam.

2.5 Đánh Giá Môi Trường Sống

Rừng nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp là kiểu rừng địa đới duy nhất của thảm thực vật gặp ở vùng nghiên cứu của Dự án. Trong quá khứ, rừng nguyên sinh chưa bị tác động thuộc kiểu này đã từng bao phủ toàn bộ vùng, từ ven biển đến độ cao khoảng 900-1000 m trên mặt biển. Thảm thực vật ven suối, trên các tảng đá lộ đầu, các vách đá dựng đứng là các quần xã phi địa đới chủ yếu ở vùng nghiên cứu của Dự án.

Cấu trúc và thành phần loài của tất cả các quần xã kể trên ở các điểm khác nhau của vùng nghiên cứu rất giống nhau. Những sự sai khác chủ yếu nằm ở một số ít lồi tại chỗ hiếm thuộc các quần xã phi địa đới. Các loài thực vật chỉ thị cho rừng nguyên sinh ở đất thấp của vùng nghiên cứu của Dự án là Hopea pierrei, Dipterocarpus hasseltii, Parashorea stellata,

Palaquium spp., Madhuca pasquieri, Canarium spp., Dacryodes sp., Aglaia sp., và một số loài khác. Chúng là các loài ưu thế. Chỉ thị cho rừng nguyên sinh là sự phong phú của các laòi cây gỗ mọc nhanh, ưa sáng như Cratoxylum spp., Memecylon edule, Ormosia spp.,

Peltophorum dasyrrhachis, Trema orientalis, và một số loài khác.

2.5.1 Rừng Nguyên Sinh Rậm Thường Xanh Cây Lá Rộng Chưa Bị Tác Động ở Đất Thấp Thấp

Các mảnh rừng kiểu này cịn sót lại ở khắp các điểm nghiên cứu trừ ở các xã Hồng Vân và Hồng Kim thuộc huyện A Lưới. Các mảnh rộng nhất gặp ở xã Thượng Quảng thuộc huyện Nam Đơng, ở xã A Rồng, xã Hương Ngun huyện A Lưới và xã Dương Hòa, huyện Hương Thủy. Ở các điểm nghiên cứu này rừng nguyên sinh vẫn còn giữ được cấu trúc, thành phần loài và đặc trưng bên ngoài. Sự phong phú và đa dạng cao của các loài cây sống bám trên cây là chỉ thị cho các điều kiện độ ẩm điển hình và tuổi cây mang chủng cao của vùng nghiên cứu. Các lồi cây có dạng sống đặc biệt là các lồi cây cộng sinh với nấm. Đó là Burmannia sp.,

Didymoplexiopsis khiriwongensis, Epirixanthes elongata, Galeola nudifolia, Gastrodia sp., Lecanorchis spp., Pristiglottis saprophytica, Sciaphila clemensiae và Stereosandra javanica.

Sự có mặt của tất cả các lồi này là chỉ thị cho tính ngun vẹn, chưa bị phá hoại của các tầng đất điển hình cho rừng nguyên sinh với hệ nấm đất cộng sinh giàu có, độc đáo và nhậy cảm. Sự thối hóa của các quần xã thực vật và sự tàn phá kèm theo của các lớp đất dẫn đến sự tuyệt chủng nhanh chóng của các lồi thực vật kể trên ở nơi sống nguyên sinh. Các loài cỏ ký sinh trên rễ cây trong đất của rừng nguyên sinh gặp ở vùng nghiên cứu là Rhopalocnemis

phalloides và Christisonia hookeri. Một nhóm khác là các lồi cây bụi ký sinh trong tán cây

như Helixanthera coccinea và Loranthus spp.

2.5.2 Rừng Thứ Sinh Rậm và Thưa Thường Xanh Cây Lá Rộng ở Đất Thấp

Rừng thứ sinh có sự phân bố rộng ở vùng nghiên cứu của Dự án và gặp ở tất cả các điểm. Ước tính chúng che phủ từ 15 đến 55% diện tích ở xã A Roàng, huyện A Lưới, và xã Thượng Quang, huyện Nam Đơng, Cấu trúc, thành phần lồi và cấu trúc bên ngoài của kiểu rừng này ở tất cả các điểm nghiên cứu rất giống nhau. Sự phân tầng chỉ rõ rệt ở rừng thứ sinh già, có tuổi trên 30-40. Khi đó cấu trúc thẳng đứng của rừng thoạt trông giống với rừng nguyên sinh.

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng sinh học khu vực cảnh quan rừng hành lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 48)