Các Nhóm Lồi Phức Tạp

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng sinh học khu vực cảnh quan rừng hành lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 73)

3.3 Các Kết Quả

3.3.5.2 Các Nhóm Lồi Phức Tạp

Nhóm nghiên cứu cũng đã tìm thấy mẫu vật của một số lồi cịn nghi ngờ về mặt phân loại (cịn gọi là nhóm lồi phức tạp) trong vùng dự án Hành lang xanh. Các loài này bao gồm những lồi có đặc điểm hình thái giống nhau, trước đây chúng được xếp chung là một loài duy nhất (“loài gốc”). Hầu hết “lồi gốc” thường có vùng phân bố rất rộng, tuy nhiên những nhóm cá thể giống nhau của lồi có thể chỉ phân bố hẹp trong vùng phân bố chung của loài gốc (Bain và cộng sự, 2003). Nếu có thể định tên chính xác được tất cả các lồi thuộc nhóm “phức tạp” thì khơng chỉ tăng số lượng loài ghi nhận cho khu vực mà còn giúp cho việc đánh giá đầy đủ hơn giá trị bảo tồn, đặc biệt là trước đây việc đánh giá này chỉ dựa vào việc ghi nhận sự phân bố của lồi duy nhất.

Chúng tơi đã thu thập được mẫu của các loài ếch suối, trước đây đều được xếp vào nhóm ếch xanh Rana chloronota (R. livida), gần đây được tách thành các loài khác nhau như ếch mo- rap-ka Rana cf. morafkai, ếch ba na R. cf. banaorum, ếch xanh R. cf. chloronota, và ếch R.

sp.. Các loài này phân bố rộng rãi ở khu vực Đông Nam Á và bao gồm khoảng 20 loài khác

nhau, những loài này mới được tách ra từ một nhóm lồi phức tạp trong vịng 8 năm trở lại đây (Inger và Chan-ard, 1997; Bain và cộng sự, 2003; Bain và Nguyễn Quảng Trường, 2004a, b; Orlov và cộng sự., 2004). Tương tự như vậy, chúng tơi tìm thấy một số nhóm lồi “phức tạp” bao gồm Fejervarya limnocharis (Inger, 1999), Limnonectes poilani (Emerson et al., 2000; Evans et al., 2003), Rana nigrovittata (e.g. Matsui et al., 2002), Polypedates

leucomystax (Inger, 1999).

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng sinh học khu vực cảnh quan rừng hành lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 73)