Đánh Giá Chung Mức Độ Đa Dạng Loài

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng sinh học khu vực cảnh quan rừng hành lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 87 - 88)

4.0 KHU HỆ BƯỚM

4.4.1 Đánh Giá Chung Mức Độ Đa Dạng Loài

Các khu rừng nguyên sinh núi thấp ở Thừa Thiên Huế cịn lại rất ít, hầu hết các sinh cảnh đều ít nhiều bị tác động. Mức độ đa dạng loài khu hệ bướm ở khu vực núi thấp của Thừa Thiên Huế là tương đương với các khu vực lưu vực sông khác ở miền Trung Việt Nam đã được nghiên cứu trong cùng mùa trong năm. Số lượng loài bướm ghi nhận được trong nghiên cứu này, chiếm tới 83,5% tổng số loài ghi nhận được ở Thừa Thiên Huế từ năm 1996 tới nay. Khu hệ bướm Thừa Thiên Huế có các đặc điểm đặc trưng của khu hệ bướm phần lục địa Đông Nam Á. Trên thực tế, phần lớn các loài bướm thuộc các địa điểm nghiên cứu đều có phân bố rộng khắp phương đơng. Đối với các lồi phân bố hẹp, giới hạn (vùng 1), phần lớn các loài thuộc tiểu vùng Trung Quốc - Hymalaya ghi nhận được trong các sinh cảnh núi thấp của Thừa Thiên Huế là các loài thuộc họ Satyridae và Amathusiidae. Các loài này đặc trưng cho các kiểu sinh cảnh núi thấp ở miền Bắc và Trung Việt Nam. Ở cùng một thời gian, các sinh cảnh này còn đặc trưng bởi các loài cổ bắc cực (vùng 4b) phân bố từ Đông Dương - Malaya đến châu úc. Số lượng lồi thuộc vùng địa động vật này có thể sẽ cao hơn trong các sinh cảnh vùng núi của Thừa Thiên Huế. Điều này đã được quan sát thấy ở các khu vực lưu vực sông miền Trung, như các sông, suối ở Phong Nha-Kẻ Bàng, Hương Sơn và vào thời điểm đầu mùa hè khi độ phong phú của các loài cao (Monastyrskii, 2002 và 2003).

Một số loài bướm có phân bố giới hạn và các phân lồi đặc trưng được tìm thấy ở Thừa Thiên Huế. Trong số này bao gồm: một số loài bướm mới được mơ tả trong thời gần đây và một số lồi ghi nhận lần đầu tiên ở các vùng núi thấp khác của miền Trung như: Sơn Thành (Quảng Nam), Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang và Hương Sơn (Hà Tĩnh) cũng được tìm thấy ở vùng núi thấp của Thừa Thiên Huế. Để đánh giá mức độ tương đồng về khu hệ bướm giữa vùng núi

thấp của Thừa Thiên Huế với các vùng núi thấp khác ở miền Trung Việt Nam, các phân tích so sánh được thực hiện bằng cỏch dụng chỉ số tương đồng Sorensen (Cs) (Magurran, 1988).

Nhóm bướm chỉ thị có vai trị quan trọng trong việc đánh giá công tác bảo tồn. Do thức ăn của chúng là các loài thực vật khác nhau, một số kiểu sinh cảnh của nhóm bướm chỉ thị này được coi là đại diện của đa số các nhóm động vật (đặc biệt là nhóm cơn trùng), các nhóm này có khả năng phân bố hẹp, và do vậy chúng rất dễ bị tổn thương và có khả năng bị tuyệt chủng do việc phá vỡ nơi cu trú (Fellowes & Hau Chi-hang, 1997). Nghiên cứu này cung cấp vị trí chỉ thị của các loài bướm khác nhau (như đại diện của các họ Amathusiidae, Satyridae, Riodinidae, Hesperiidae) và chỉ ra rằng tại địa phương sự tuyệt chủng đã xảy ra do việc phá rừng bừa bãi trong thời gian qua. Ví dụ, các loài bướm rừng Zeudixia sapphires, Zeudixia masoni đã biến mất ở các địa điểm của tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị - là vùng nằm sát với khu

vực Hành Lanh Xanh, như vậy ngun nhân chính có thể là do việc phá rừng gây ra. Những nghiên cứu về nhóm này khuyến cáo được tiếp tục triển khai trong tương lai nhằm xác định vị trí các khu rừng cịn lại của khu vực có tính đa dạng sinh học cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng sinh học khu vực cảnh quan rừng hành lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 87 - 88)