Khu Vự cA Ròan g Huyệ nA Lưới

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng sinh học khu vực cảnh quan rừng hành lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 91 - 92)

5.2 Các Phương Pháp

5.2.1.1 Khu Vự cA Ròan g Huyệ nA Lưới

Khảo sát được tiến hành hai bên trục lộ đường Hồ Chí Minh. Sinh cảnh chính ở đây là rừng gỗ nguyên sinh và thứ sinh ở độ cao từ 150 – 1100 m so với mực nước biển. Khơng có những tác động của con người lên các sinh cảnh ở đây ngoại trừ những khu vực dọc hai bên đường Hồ Chí Minh đang chịu ảnh hưởng từ các hoạt động xây dựng và sửa chữa đường. Cùng thời điểm đó, khảo sát cũng được tiến hành dọc theo đường Hồ Chí Minh từ phía Nam của thị trấn Huyện A Lưới đến ranh giới giữa Huyện A Lưói tỉnh Thừa Thiên Huế với Huyện Hiền (Tỉnh Quảng Nam).

5.2.1.2 Xã Hồng Vân – Huyện A Lưới

Sinh cảnh khảo sát ở Hồng Vân chủ yếu là rừng gỗ thứ sinh (khu vực gần khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền) và rừng cây bụi trên đất sau nương rẫy ở độ cao từ 200 – 1014 m. Đường Hồ Chí Minh cũ chạy qua khu vực Hồng Vân đi Phong Điền được sử dụng như một tuyến khảo sát. Có nhiều tác động của con người lên khu vực này như các hoạt động khai thác sắt phế liệu và bắt chim non của người dân địa phương. Ngoài ra, họ thải pin đã qua sử dụng từ máy rà sắt ra ngồi thiên nhiên. Cơng tác điều tra được tiến hành xung quanh trại và hướng về khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền.

5.2.1.3 Lâm Trường Hương Thủy – Huyện Hương Thủy

Khu vực cắm trại nằm bên trong rừng của Lâm Trường và cách xa bìa rừng cũng như trạm kiểm lâm của Lâm trường. Sinh cảnh khảo sát chính là rừng gỗ thứ sinh phục hồi sau khai thác (đã ngưng khai thác cách đây khoảng 10 – 15 năm) ở độ cao thay đổi từ 120 – 1060 m. Khơng có tác động của con người lên khu vực khảo sát này.

5.2.1.4 Lâm Trường Hương Giang – Huyện Hương Thủy.

Địa điểm cắm trại là trạm kiểm lâm Trà Vệ (cách ban quản lý khoảng 12 km). Tuyến đường chính chạy từ văn phịng ban quản lý về hướng Lâm trường A Lưới và những đường mòn nhỏ khác đã được sử dụng như những tuyến khảo sát. Khu vực khảo sát chính là xung quanh trạm Trà Vệ nơi có kiểu sinh cảnh chính bao gồm rừng gỗ thứ sinh phục hồi sau khai thác, cây bụi trên đất sau nương rẫy và ven suối. Độ cao khu vực khảo sát thay đổi từ 90 – 800 m.

5.2.1.5 Khu Vực La Ma – Nam Đông và Thượng Lộ Nam Đông

Những sinh cảnh khảo sát bao gồm rừng gỗ thứ sinh và rừng cây bụi hình thành trên đất sau nương rẫy ở độ cao từ 200 – 950 m. Những tác động của con người lên khu vực khảo sát đã được ghi nhận trong quá trình khảo sát như xây dựng đường, khai thác gỗ, săn bắt và khai thác mật ong. Người dân địa phương cũng thường xun dùng chó để săn bắt các lồi động vật hoang dã.

5.2.1.6 Khu Bảo Tồn Phong Điền

Sinh cảnh khảo sát ở đây bao gồm rừng gỗ vùng đất thấp dọc theo sơng Ơ Lâu, rừng gỗ vùng núi cao xung quanh điểm cắm trại, dọc theo đường mịn Hồ Chí Minh (đường số 15) và trảng cỏ gần nơi cắm trại, nơi đã bị rải chất độc Dioxin trong chiến tranh.Trong quá trình khảo sát chúng tơi đã tìm thấy nhiều chiếc bẫy dùng để bẫy các loại động vật nhỏ như Sóc, Cầy và các lồi chim kiếm ăn trên nền đất như các loài thuộc bộ Gà chẳng hạn. Một số các lồi nêu trên đã bị dính bẫy, bị chết và vẫn còn bị treo trên bẫy.

5.2.2 Các Phương Pháp Thu Mẫu 5.2.2.1 Đi ều Tra Phỏng Vấn 5.2.2.1 Đi ều Tra Phỏng Vấn

Bằng cách phỏng vấn những người thợ săn có kinh nghiệm ở địa phương để có thể biết được sự hiện diện của một số lồi đặc biệt và từ đó chọn những địa điểm thích hợp cho khảo sát. Dùng hình ảnh và những phác họa có liên quan đến những lồi hoặc nhóm lồi được cho là có thể hiện diện ở một khu vực nào đó để đưa thợ săn và người dân địa phương xem và nhận diện. Những người thợ săn cịn được u cầu mơ tả những sinh cảnh yêu thích và tập tính của một số lồi và khuyến khích họ để cho xem những bộ lông, da chim ma họ đã bắn hay bẫy.

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng sinh học khu vực cảnh quan rừng hành lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 91 - 92)