.0 Đề xuất kế hoạch bảo tồn theo vùng

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng sinh học khu vực cảnh quan rừng hành lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 60 - 63)

Mức độ

ưu tiên Địa điểm Mục tiêu và hoạt động cho công tác bảo tồn và phát triển Biện pháp

I : Cấp thiết

A Roàng - Bảo vệ nguyên trạng hệ sinh thái rừng nguyên sinh cịn sót lại của Thừa Thiên Huế và Trung Trường Sơn

- Tăng khả năng kết nối giữa các khu bảo vệ hiện có trong khu vực như VQG Bạch Mã (VN) – XeSap (Lào) – Khu BTTN Phong Điền (VN). - Đảm nhận chức năng phòng hộ xung yếu đầu nguồn sông Hương (Hữu Trạch) và đường Hồ Chí Minh

- Cung cấp nguồn giống và hình mẫu cho cơng tác phục hồi và phát triển rừng tự nhiên ở vùng núi thấp và trung bình của khu vực Trung Trường Sơn.

- Quần tụ được nhiều loài động vật dễ bị tổn thương do hoạt động khai thác rừng và săn bắt ở các khu vực lân cận (đặc biệt là thú lớn và linh trưởng).

- Quy hoạch thành rừng đặc dụng.

- Xây dựng Khu BTTN mới (hoặc Khu dự trữ thiên nhiên) trên cơ sở lực lượng quản lý của BQL Rừng Phòng hộ Đầu nguồn A Lưới và địa phương.

II: Quan

trọng Thượng Quảng và Dương Hòa - Giữ và phục hồi rừng tự nhiên núi thấp trên diện rộng tạo cơ hội cư trú và sinh tồn cho các loài thực vật, thú nhỏ và đặc biệt là các loài chim.

- Bảo vệ nguồn nước cho sông Hương (Hữu Trạch) và phá Tam Giang.

- Cung cấp nguồn giống (gỗ, lâm sản ngoài gỗ) cho các mơ hình phục hồi và làm giàu rừng. - Giải quyết một phần nhu cầu lâm sản từ rừng tự nhiên.

- Tạo hành lang kết nối an toàn cho hệ động vật giữa các khu bảo vệ hiện có (Bạch Mã, Phong Điền).

- Hoạch định đưa các diện tích rừng vào danh mục Rừng phịng hộ, có thể kết hợp với chức năng sản xuất.

- Có thể thiết lập thêm một số lồi/nhóm lồi cần bảo tồn ngay trong loại hình rừng phịng hộ này. - Chuyển đổi chức năng quản lý trên cơ sở các BQL Rừng Phòng hộ Đầu nguồn hiện thời (Alưới, Nam Hịa, Hương Thủy, Nam Đơng, Khe Tre, Hương Giang)

- Một số diện tích có thể giao cho người dân địa phương quản lý. III:

Cần thiết

Hồng Vân và Hồng Kim

- Bảo vệ diện tích rừng hiện có để thúc đẩy tốc độ phục hồi rừng tự nhiên vốn bị hủy hoại do chiến tranh hoặc canh tác nương rẫy.

- Tận dụng tối đa khả năng lợi dụng rừng theo hướng bền vững bằng cách xem xét các yếu tố đặc thù của địa phương như du lịch sinh thái (dựa vào thác A Nô), Tuyến du lịch thiên nhiên (Bãi đá Hồng Kim – Rừng Dẻ và Dung - Thác). - Khuyến khích người dân địa phương tham gia vào công tác quản lý rừng bền vững bằng cách giao hẳn một số diện tích rừng cho cộng đồng ở đây.

- Kết hợp cả hai chức năng phịng hộ và sản xuất cho diện tích rừng hiện có. - Giao rừng cho người dân địa phương (người Pako) - Kiểm tra và theo dõi rừng phối hợp giữa kiểm lâm và tham gia của người dân sở tại.

3.0 KHU HỆ BÒ SÁT VÀ ẾCH NHÁI3.1 Giới Thiệu 3.1 Giới Thiệu

3.1.1 Tổng Quan

Các thông tin liên quan đến sự phân bố và tình trạng các lồi ếch nhái và lưỡng thê khu vực Trung Trường Sơn chưa đầy đủ chi tiết. Tuy nhiên, các thông tin chỉ thị sự tồn tại một số lượng các loài đặc hữu và đang bị đe dọa toàn cầu ở khu vực cảnh quan Trung Trường Sơn rất quan trọng cho việc bảo tồn (Tordoff et al., 2003). Tổng số có khoảng 210 lồi ếch nhái và bị sát đã được ghi nhận ở vùng Trung Trường Sơn bao gồm 64 loài ếch nhái, 93 loài rắn, 46 loài thằn lằn và 9 lồi rùa. Trung Trường Sơn cũng là khu vực có sự đa dạng nhất về thành phần loài ếch nhái và bị sát của dải Trường Sơn. Hiện nay, có một số lồi ếch nhái và bị sát mới chỉ ghi nhận được ở vùng Trung Trường Sơn: Tắc kè hoa cân Gekko ulikovskii; Thằn lằn giun gri Dibamus greeri; Thằn lằn lep-to-sep poalan Leptoseps poilani, Thằn lằn hai hàng giác bám

Paralipinia rara, Thằn lằn ru-gô việt nam Vietnascincus rugosus; Rắn mai gầm lô-vi Calamaria lowii, Rắn trán đào văn tiến Opisthotropis daovantieni, Rắn bình mũi trung bộ Parahelicops annamensis; Cóc mày đốm vàng Leptobrachium xanthospilium, Cóc núi han-si Ophryophryne hansi, Nhái bầu thiếu ngón cái Microhyla nanapollexa, Ếch bám đá gai ngực Amolops spinapectoralis, Nhái cây đốm ẩn Philautus abditus, Nhái cây sừng Philautus supercornutus, Ếch cây bụng đốm Rhacophorus baliogaster và Ếch cây nếp da mông

Rhacophorus exechopygus. Mặc dù những lồi trên có thể được coi là đặc hữu của vùng Trung Trường Sơn, nhưng chúng tôi tạm thời sử dụng thuật ngữ chỉ mới ghi nhận ở khu vực này do khu này cịn ít được nghiên cứu và một số lồi mới được mơ tả trong thời gian gần đây. Có ít nhất 11 lồi ếch nhái và bị sát nằm trong danh mục của Sách Đỏ Việt Nam (Anon., 2000); trên 3 lồi có mặt trong danh mục của Sách Đỏ Thế giới (IUCN, 2000).

3.1.2 Trung Trường Sơn

Tổng số có 16 nhóm lồi ếch nhái bị sát ưu tiên được xác định trước đây ở khu vực Trung Trường Sơn, bao gồm 4 loài được khẳng định có mặt và 12 lồi khơng được ghi nhận trước đây hoặc dự kiến sẽ xuất hiện (Tordoff et al., 2003). Trong tổng số 16 lồi này chỉ có 2 lồi rùa, điều này cho thấy tỷ lệ các loài bị đe dọa tồn cầu trong nhóm này tương đối cao và mối đe dọa nghiêm trọng nhất là do việc kinh doanh mua bán trái phép tất cả các lồi rùa. Chỉ có độc nhất một lồi rắn đó là Trăn Miến điện (Python molurus) được xác định trước đây như là một nhóm lồi ưu tiên. Tuy nhiên, một số các loài rắn khác cũng rất dễ bị tuyệt chủng ở trong vùng do chúng có giá trị cao trong việc kinh doanh mua bán đó là các loài: Reticulated Python

Python reticulatus, Green Ratsnake Elaphe prasina, Radiated Ratsnake E. radiata, Red-tailed

Green Ratsnake Gonyosoma oxycephalum, Indochinese Ratsnake Ptyas korros, Common Ratsnake P. mucosus, Malayan Krait Bungarus candidus, Banded Krait B. fasciatus, King

Cobra Ophiophagus hannah, Monocellate Cobra N.kaouthia, Indochinese Spitting Cobra N.

siamensis and Naja atra (Stuart et al., 2001). Trong lúc đó khơng co lồi nào trong số này được liệt vào Danh mục các loài bị đe doạ Sách đỏ thế giới IUCN (IUCN, 2000), điều này đơn gian cho thấy là thực tế có rất ít sự hiểu biết về tình trạng các loài bị đe dọa toàn cầu của các loài này.

Vì vậy, có lẽ điều cần thiết để điều chỉnh lại danh mục các nhóm lồi ưu tiên. Khơng có lồi ếch nhái nào được xác định trước đây được xem như là nhóm lồi ưu tiên. Tuy nhiên, 10 lồi ếch nhái được khẳng định hoặc đã có ghi nhận trước đây ở khu vực cảnh quan Trung Trường Sơn được tin chắc là đặc hữu cho vùng Đông dương đó là: Amolops cremnobatus, Paa microlineata, Rana attigua, R. chapaensis, R.verrucospinosa, Philautus abditus, P. banaensis, Rhacophorus annamensis, R. baliogaster và R. exechopygus. Mặc dù cịn thiếu thơng tin có

thông tin về các khu vực phân bố giới hạn của một số loài này và mất nơi sống là một mối đe doạ tiềm tàn lâu dài nhất.

3.1.3 Địa Lý Học Sinh Vật

Một bức ảnh hoàn hảo ở khu vực Trung Trường Sơn về địa lý học sinh vật khu hệ ếch nhái và bò sát vẫn đang được nỗi bật kể từ khi sự đa dạng của vùng này đang được khám phá với tốc độ rất nhanh.; 98 trong số 210 loài ghi nhận ở khu vực Trung Trường Sơn (chiếm 47% tổng số loài) mới chỉ được phát hiện trong thập kỷ trước (những năm 1990) gồm 22 loài thằn lằn, 29 loài rắn và 47 loài ếch nhái. Tuy nhiên, vùng Trung Trường Sơn vẫn còn những khu rừng rất đẹp, kể cả ở vùng thấp, đây là một khu vực rất đặc biệt của Việt Nam. Trung Trường Sơn còn là vùng chuyển tiếp giữa Bắc và Nam Trường Sơn, do đó có sự giao lưu giữa các lồi của cả 2 vùng này, đồng thời đây cũng được coi là vùng có sự đa dạng nhất về thành phần lồi bị sát và ếch nhái của dải Trường Sơn. Khu hệ bị sát và ếch nhái của Đơng Trường Sơn (phía Việt Nam) và Tây Trường Sơn (phía Lào) cũng có sự giao lưu trong các dạng sinh cảnh. Mặc dù số lượng chuyến khảo sát ở hai sườn đông và tây khác nhau và chưa đủ để đưa ra nhưng kết luận chính thức nhưng có thể khu hệ bị sát và ếch nhái ở sườn đơng sẽ đa dạng và phong phú hơn là do sườn đơng có lượng mưa lớn hơn, thích hợp với các lồi ếch nhái và rùa. Đây khơng thể là nhận định của tác giả, nhưng đó là lý do để mà hy vọng rằng dãy Trường Sơn về phíaViệt Nam có đa dạng về các lồi ếch nhái và bị sát cao hơn.

3.1.4 Các Nghiên Cứu Trước Đây

Một số nghiên cứu quan trọng đã được thực hiện ở khu vực Đơng Dương trong đó có vùng Trung Trường Sơn, cơng trình nổi tiếng nhất được biết đến là của Bourret (1936, 1941, 1942), của Smith (1931, 1935, 1945) tổng hợp kết quả nghiên cứu bò sát và ếch nhái ở khu vực Đơng Nam Á, trong đó có mơ tả một số lồi ở khu vực này. Trong thập kỷ trước (những năm 1990) hàng loạt các chuyến khảo sát về bò sát và ếch nhái được tiến hành ở khu vực Đơng Dương nói chúng và khu vực Trung Trường Sơn nói riêng. Trong đó, đáng chú ý nhất phải kể đến cơng trình của Inger và cộng sự (1999), kết quả nghiên cứu bộ sưu tập mẫu vật gần đây ở khu vực Trung Trường Sơn và miền Bắc Việt Nam, trong đó mơ tả hàng loạt loài mới, mở rộng vùng phân bố và lịch sử tự nhiên của các lồi bị sát và ếch nhái ở khu vực này. Các cơng trình nghiên cứu của Ziegler ở khu vực Bắc Trường Sơn như (Tillack và cs, 2004; Ziegler, 2002, Ziegler và Lê Khắc Quyết, 2005). Một số cơng trình nghiên cứu quan trọng khác ở khu vực Trung Trường Sơn như Rắn miền Nam Việt Nam của Campden-Main (1969 a, b; 1970); Rắn của Lào (Deuve, 1972); Rùa thế giới của Iverson, 1992; Rắn Việt Nam của Szyndlar và Nguyễn Văn Sáng (1996); ếch nhái và bò sát của Lào (Stuart, 1999); Rùa Đơng Dương của Stuart và Platt, 2004; bị sát và ếch nhái của Lào (Teynie và cs., 2004). Đặc biệt, nhiều lồi mới đã được cơng bố trong thời gian gần đây bởi các tác giả như Darevsky và Nguyễn Văn Sáng (1983); Darevsky (1992); Darevsky và Orlov (1994); Darevsky và Orlov (1997); Inger và Kottelat (1998); Brown (1999); Orlov và cộng sự (2002); Ohler (2003); Orlov và cộng sự (2003); Bain và Nguyễn Quảng Trường (2004a,b); Hallermann, (2004); Orlov và cộng sự (2004).

3.2 Các Phương Pháp

3.2.1 Khu Vực Nghiên Cứu và Mô Tả Các Điểm Nghiên Cứu

Chuyến khảo sát được tiến hành ở 4 địa điểm chính nằm trong khu vực Dự án Hành lang xanh thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Tại mỗi địa điểm, một số các con suối đã được khảo sá điều tra (Hình 21.0), các chi tiết hơn nữa là sự tồn tại ở Bain và Trường (2006). Bảng 9.0 cho thấy tóm tắt các điểm nghiên cứu chính về ếch nhái và bị sát.

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng sinh học khu vực cảnh quan rừng hành lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 60 - 63)