Đánh Giá Môi Trường Sống

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng sinh học khu vực cảnh quan rừng hành lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 51 - 54)

Rừng nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp là kiểu rừng địa đới duy nhất của thảm thực vật gặp ở vùng nghiên cứu của Dự án. Trong quá khứ, rừng nguyên sinh chưa bị tác động thuộc kiểu này đã từng bao phủ toàn bộ vùng, từ ven biển đến độ cao khoảng 900-1000 m trên mặt biển. Thảm thực vật ven suối, trên các tảng đá lộ đầu, các vách đá dựng đứng là các quần xã phi địa đới chủ yếu ở vùng nghiên cứu của Dự án.

Cấu trúc và thành phần loài của tất cả các quần xã kể trên ở các điểm khác nhau của vùng nghiên cứu rất giống nhau. Những sự sai khác chủ yếu nằm ở một số ít lồi tại chỗ hiếm thuộc các quần xã phi địa đới. Các loài thực vật chỉ thị cho rừng nguyên sinh ở đất thấp của vùng nghiên cứu của Dự án là Hopea pierrei, Dipterocarpus hasseltii, Parashorea stellata,

Palaquium spp., Madhuca pasquieri, Canarium spp., Dacryodes sp., Aglaia sp., và một số loài khác. Chúng là các loài ưu thế. Chỉ thị cho rừng nguyên sinh là sự phong phú của các laòi cây gỗ mọc nhanh, ưa sáng như Cratoxylum spp., Memecylon edule, Ormosia spp.,

Peltophorum dasyrrhachis, Trema orientalis, và một số loài khác.

2.5.1 Rừng Nguyên Sinh Rậm Thường Xanh Cây Lá Rộng Chưa Bị Tác Động ở Đất Thấp Thấp

Các mảnh rừng kiểu này cịn sót lại ở khắp các điểm nghiên cứu trừ ở các xã Hồng Vân và Hồng Kim thuộc huyện A Lưới. Các mảnh rộng nhất gặp ở xã Thượng Quảng thuộc huyện Nam Đông, ở xã A Roàng, xã Hương Nguyên huyện A Lưới và xã Dương Hòa, huyện Hương Thủy. Ở các điểm nghiên cứu này rừng nguyên sinh vẫn còn giữ được cấu trúc, thành phần loài và đặc trưng bên ngoài. Sự phong phú và đa dạng cao của các loài cây sống bám trên cây là chỉ thị cho các điều kiện độ ẩm điển hình và tuổi cây mang chủng cao của vùng nghiên cứu. Các lồi cây có dạng sống đặc biệt là các loài cây cộng sinh với nấm. Đó là Burmannia sp.,

Didymoplexiopsis khiriwongensis, Epirixanthes elongata, Galeola nudifolia, Gastrodia sp., Lecanorchis spp., Pristiglottis saprophytica, Sciaphila clemensiae và Stereosandra javanica.

Sự có mặt của tất cả các lồi này là chỉ thị cho tính nguyên vẹn, chưa bị phá hoại của các tầng đất điển hình cho rừng nguyên sinh với hệ nấm đất cộng sinh giàu có, độc đáo và nhậy cảm. Sự thối hóa của các quần xã thực vật và sự tàn phá kèm theo của các lớp đất dẫn đến sự tuyệt chủng nhanh chóng của các lồi thực vật kể trên ở nơi sống nguyên sinh. Các loài cỏ ký sinh trên rễ cây trong đất của rừng nguyên sinh gặp ở vùng nghiên cứu là Rhopalocnemis

phalloides và Christisonia hookeri. Một nhóm khác là các lồi cây bụi ký sinh trong tán cây

như Helixanthera coccinea và Loranthus spp.

2.5.2 Rừng Thứ Sinh Rậm và Thưa Thường Xanh Cây Lá Rộng ở Đất Thấp

Rừng thứ sinh có sự phân bố rộng ở vùng nghiên cứu của Dự án và gặp ở tất cả các điểm. Ước tính chúng che phủ từ 15 đến 55% diện tích ở xã A Rồng, huyện A Lưới, và xã Thượng Quang, huyện Nam Đơng, Cấu trúc, thành phần lồi và cấu trúc bên ngoài của kiểu rừng này ở tất cả các điểm nghiên cứu rất giống nhau. Sự phân tầng chỉ rõ rệt ở rừng thứ sinh già, có tuổi trên 30-40. Khi đó cấu trúc thẳng đứng của rừng thoạt trơng giống với rừng nguyên sinh. Tuy nhiên thành phần loài cây gỗ rất khác, gồm chủ yếu các loài cây gỗ mọc nhanh. Phần lớn diện tích rừng thứ sinh có tuổi trẻ hơn (ít hơn 30 tuổi) và thể hiện sự phân tầng không rõ rệt. Mật độ của các tầng trong loại rừng này thể hiện tính liên tục đều đặc từ tầng cỏ thấp nhất đến tầng cây gỗ cao nhất. Sự đa dạng và phong phú cao của cỏ và dây leo gỗ mọc nhanh là chỉ thị cho loại rừng này. Các loài sống bám trên cây không phổ biến trong rừng thứ sinh và chỉ thị cho nơi sống ẩm hơn và không bị tác động.

2.5.3 Trảng Cây Bụi Thứ Sinh Rậm và Thưa

Trảng cây bụi thứ sinh rậm và thưa có sự phân bố rộng rãi ở vùng nghiên cứu của dự án và gặp ở hầu hết các điểm nghiên cứu. Ước tính chúng chiếm khoảng từ 15 đến 45% tổng diện tích quan sát thấy ở xã Dương Hòa, huyện Hương Thủy, xã Thượng Quang, huyện Nam Đông, xã Hồng Kim, huyện A Lưới và xã Hương Nguyên, huyện A Lưới. Tuy nhiên kiểu quần xã này không thấy ở các điểm nghiên cứu thuộc xã A Roàng, huyện A Lưới, nơi rừng nguyên sinh và thứ sinh vẫn chiếm diện tích lớn nhất. Ở tất cả các điểm nghiên cứu kiểu thảm thực vật này có cấu trúc, thành phần lồi và cấu trúc bên ngoài rất giống nhau. Cấu trúc thẳng đứng của trảng cây bụi thứ sinh nói chung rất đơn giản, chỉ gồm tầng cây bụi và tầng cỏ. Đôi

khi Nứa có thể tạo thành tầng bổ sung cao hơn, nhưng độ che phủ của nó thường ít hơn 5-10 %. Nhiều loài dây leo rất phổ biến ở vùng nghiên cứu. Số lượng loài sống bám trên cây trong trảng cây bụi ít, gồm một số lồi Ráng như Aglaomorpha coronans, Drynaria spp., Lemmaphyllum microphyllum và Pyrrosia spp. Cùng với một số loài Rêu và Địa y chịu hạn.

Các lồi thuộc nhóm này sót lại là chỉ thị cho nơi sống ẩm hơn.

2.5.4 Trảng Cỏ Thưa và Các Quần Xã Ráng Thứ Sinh

Trảng cỏ thưa và các quần xã Ráng thứ sinh phân bố rộng ở vùng nghiên cứu, gặp ở tất cả các điểm nghiên cứu của Dự án, trừ xã A Roàng, huyện A Lưới. Chúng có thể chiếm đến 15% tổng diện tích. Cấu trúc, thành phần loài và cấu trúc bên ngoài của các quần xã này rất giống nhau ở tất cả các vùng nghiên cứu. Cấu trúc thẳng đứng của trảng cỏ và Ráng thứ sinh rất đơn giản, chỉ gồm một tầng cỏ. Ở trảng cỏ cao tầng này có thể cao đến 2-3 m, cịn ở trảng cỏ trung bình- 0,5-1 m, trảng cỏ thấp khơng q 5-10 cm. Các quần xã Ráng ở vùng nghiên cứu thường không cao quá 1-1.5 m.

2.5.5 Các Quần Xã Ráng.

Thông thường là các quần xã tiên phong trên đất bị thối hóa mạnh và bồi tụ trẻ trên sườn núi đá mẹ đang phong hóa. Thành phần loài của các loại quần xã này rất nghèo, gồm các lồi Ráng thơng thường với thân leo dài từ 2 -3 mét như Dicranopteris linearis, Gleichenia truncata và Pteridium aquilinum (xã Thượng Quang, huyện Nam Đông)

2.5.6 Các Quần Xã Thực Vật ở Ven Suối

Các quần xã thực vật ở ven suối thuộc kiểu thảm thực vật phi địa đới. Ở vùng nghiên cứu của Dự án chúng chỉ chiếm một diện tích nhỏ, có lẽ khơng q 3-5%. Ở vùng đất thấp đông dân cư chúng có thể gặp dọc sơng suối lớn được phù sa của các loại đá mẹ granít, phiến và cát bồi tụ. Ở các vùng đồi núi (xã Thượng Quang, huyện Nam Đơng, xã A Rồng, huyện A Lưới, xã Hương Nguyên, huyện A Lưới, và xã Dương Hòa, huyện Hương Thủy) các quần xã thực vật loại này thường gặp ở các thung lũng suối hẹp sát các vách đá lộ đầu. Mơi trường sống điển hình của các lồi cây mọc ven suối cũng là các vách đá, có khi cả ở thác rất ẩm, được che bóng. Các điều kiện vi khí hậu ở đây thật là đặc biệt. Kết quả là các quần xã ven suối này bao gồm rất nhiều lồi cây ưa ẩm khơng gặp ở các nơi khác.

Thành phần loài của các quần xã ven sông rộng bồi lấp bởi phù sa thơ nói chung rất nghèo, nhất là ở các vùng đông dân cư. Mức độ đa dạng của thực vật ở đây cao hơn bất kỳ quần xã thực vật nào khác. Trong số các loài đã thu thập được ở đây có những lồi hiếm, chỉ mới gặp ở một hai điểm. Sự đa dạng của Rêu, Địa y và Ráng màng (Hymenophyllaceae) cũng rất cao ở môi trường sống đặc biệt này. Các cây gỗ to không phải là đặc trưng cho các kiểu quần xã này. Tuy nhiên các loài cây gỗ nhỏ, cây bụi và nửa bụi ở đây rất phổ biến và đa dạng. Các loài cỏ ở các quần xã ven suối đạt tới mức đa dạng tối đa ở vùng nghiên cứu của dự án Hành lang Xanh.

2.5.7 Các Quần Xã Thực Vật Sống Trên Đá

Cũng như thảm thực vật ven sông suối, thảm thực vật sống trên đá thuộc các kiểu thảm thực vật phi địa đới và ở vùng nghiên cứu chỉ chiếm một tỷ trọng che phủ nhỏ, có lẽ chỉ 1-5% trong khu vực nghiên cứu Hành Lang xanh. Các quần xã thực vật này gặp ở các vách và tảng đá ven sông suối (ví dụ ở xã Hồng Kim, xã Hương Nguyên huyện A Lưới, xã Dương Hòa huyện Hương Thủy) và ở các tảng đá lộ đầu trên đường đỉnh hay phần sườn núi gần đỉnh. Đá phiến, đá cát, granít và qczít là giá thể của các lồi thuộc nhóm này. Tính đa dạng của các lồi cây sống trên đá ở vùng nghiên cứu rất cao, bao gồm nhiều loài hiếm đặc trưng cho từng điểm nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng sinh học khu vực cảnh quan rừng hành lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 51 - 54)