Các So Sánh với Những Điểm Nghiên Cứu Khác

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng sinh học khu vực cảnh quan rừng hành lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 75 - 76)

3.3 Các Kết Quả

3.4.1 Các So Sánh với Những Điểm Nghiên Cứu Khác

Theo chúng tôi biết, đây là chuyến khảo sát thứ tư về ếch nhái và bò sát ở tỉnh Thừa Thiên- Huế (một chuyến khảo sát do trường Đại học Sư phạm Hà Nội tiến hành chưa công bố kết quả; một phần kết quả được cơng bố do nhóm của Orlov thực hiện vào năm 2004 và 2005). Do những hiểu biết về sự đa dạng thành phần loài ếch nhái và bò sát ở Thừa Thiên-Huế chưa thực sự đầy đủ nên rất khó để so sánh khu hệ bò sát ếch nhái của khu vực Dự án với toàn tỉnh hay ở mức độ khu vực. Hơn nữa, sự đa dạng của các lồi ếch nhái và bị sát của toàn bộ khu vực Dự án cũng chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng. Tuy nhiên, bức tranh tổng quan so sánh về sự đa dạng của khu hệ ếch nhái và bò sát ở khu vực Dự án với các vùng lân cận cũng được trình bày ở Bảng 13.0. Khu hệ ếch nhái và bò sát ở khu vực Dự án cao hơn các KBTTN Đăk Rông, Phong Điền, VQG Bạch Mã và KBTTN đề xuất Ngọc Linh nhưng thấp hơn so với VQG Phong Nha -Kẻ Bàng (Bảng 13.0).

Như vậy điều này chứng tỏ rằng khu hệ ếch nhỏi bũ sỏt ở khu vực dự ỏn Hành Lang Xanh rất đa dạng bao gồm một số lượng lớn các loài đang bị đe dọa và tạo nên tính đặc hữu của khu vực Trung Trường Sơn.

Bảng 13.0 Sự đa dạng thành phần lồi ếch nhái và bị sát ở khu vực Dự án Hành lang xanh và một số khu bảo tồn lân cận

Số loài Địa điểm

(Tỉnh)

Diện tích

(ha) bị sát ếch nhái

Nguồn tư liệu

Khu vực Dự án Hành lang xanh

(Thừa Thiên-Huế) 134.000 50 41 Khảo sát năm 2005 VQG Phong Nha-Kẻ Bàng

(Quảng Bình)

85.754 90 38 Thomas Ziegler và cs, 2004 KBTTN Đak Rông

(Quảng Trị) 40.526 32 17 Lê Nguyên Ngật, 2005

VQG Bạch Mã

(Thừa Thiên-Huế) 22.031 32 24 Lê Hồ Thu Cúc, 2004 Vũ Khôi và cs., 2003 KBTTN Phong Điền 34.406 32 17 Nguyễn Văn Sáng, 2000

Số lồi Địa điểm

(Tỉnh) Diện tích (ha) bò sát ếch nhái

Nguồn tư liệu

(Thừa Thiên-Huế)

KBTTN đề xuất Ngọc Linh

(Quảng Nam) 18.430 17 28 Nguyễn Quảng Trường, 2004

Ghi chú: Diện tích các khu vực theo sách Thơng tin về các khu bảo tồn (Birdlife International, 2004)

3.4.2 Kết Luận

Khu vực Hành Lang Xanh này nằm ở sườn Đông của Trung Trường Sơn, nơi được biết đến như là vùng có sự đa dạng về thành phần lồi vào loại bậc nhất của dãy Trường Sơn. Khu vực này cũng là nơi chuyển tiếp giữa vùng Bắc và Nam Trường Sơn. Do đó, nó là một tiểu khu vực thuộc vùng Trung Trường Sơn có vai trị là cầu nối quan trọng đối với bảo tồn đa dạng sinh học. Diện tích rừng khá lớn trải dài từ đồng bằng đến vùng núi đã tạo cho khu vực này có tiềm năng bảo tồn cao, đặc biệt là diện tích lớn rừng ngun sinh hiện cịn.

Mặc dù thời gian khảo sát hạn chế nhưng chúng tôi cũng đã ghi nhận được ở khu vực Dự án 43% số loài đã biết ở khu vực Trung Trường Sơn. Kết quả khảo sát cũng ghi nhận bổ sung một số loài cho tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng như mở rộng vùng phân bố của một số loài đến giáp biên giới Lào. Điều này chứng tỏ khu vực Dự án cũng là một địa điểm đáng chú ý về sự đa dạng của các lồi ếch nhái và bị sát ở khu vực Trung Trường Sơn. Đồng thời cũng chỉ rõ một số khu vực cần tiếp tục được nghiên cứu bổ sung (xem phần kiến nghị dưới đây).

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng sinh học khu vực cảnh quan rừng hành lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 75 - 76)