Gà Lôi Lam Mào Trắng (Lophura edwardsi)

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng sinh học khu vực cảnh quan rừng hành lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 97 - 98)

5.2 Các Phương Pháp

5.4.4.6 Gà Lôi Lam Mào Trắng (Lophura edwardsi)

Sách đỏ Việt Nam, 2000 : Có nguy cơ bị tuyệt chủng Tổ chức bảo tồn chim Quốc Tế, 2000: Có nguy cơ bị tuyệt chủng

Lồi này rất có thể có phân bố tại các khu vực thuộc dự án Hành lang xanh nhưng chưa có dấu hiệu về loài này trong đợt khảo sát vừa qua.

5.4.5 Đánh Giá Điểm Nghiên Cứu

Chỉ số tương đồng về thành phần loài chim giữa Hồng Vân, A Rồng với các khu vực so sánh cịn lại là thấp nhất. Những sinh cảnh đã khảo sát ở A Roàng và Hồng Vân khá khác biệt so với những lâm trường khác trong vùng dự án như Hương Thủy, Hương Giang, Nam Đông và Phong Điền. Tại A Rồng, sinh cảnh khảo sát chính là rừng gỗ nguyên sinh ở độ cao từ 500 – 1100 m. Trong khi đó sinh cảnh chính đã khảo sát ở các lâm trường còn lại là rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác (đã ngừng khai thác khoảng 10 – 15 năm) và độ cao thay đổi từ 150 – 700 m. Từ sự khác biệt này phần nào dẫn đến sự khác biệt về thành phần loài chim giữa A Tép và các lâm trường còn lại trong vùng dự án. Một số loài như Cu rốc đầu vàng (Megalaima

franklinii), Bắt cơ trói cột (Cuculus micropterus), Cu mèo nhỏ (Otus sunia), Chim xanh hông

vàng (Chloropsis hardwickii) đã ghi nhận ở A Rồng nhưng ít hoặc không ghi nhận tại các khu vực khác. Sinh cảnh chính đã khảo sát tại Hồng Vân rất khác so với các lâm trường còn lại trong vùng dự án đó là cây bụi chiếm ưu thế và nhiều tác động của con người như khai thác

sắt phế liệu, săn bắt chim. Vì thế một số lồi đã khơng phát hiện ở đây đặt biệt là các lồi thuộc bộ Gà là những loài chủ yếu sống trên nền đất do sinh cảnh khơng thích hợp. Kết quả khảo sát cho thấy Gà rừng được ghi nhận tại khu đất canh tác gần khu dân cư và Gà so họng trắng chỉ gặp một lần duy nhất trên đồi rừng. Các sinh cảnh đã khảo sát và điều kiện tự nhiên ở Hương Thủy, Hương Giang, La Ma – Nam Đông, Thượng Lộ - Nam Đông và Phong Điền khá giống nhau. Điều này được thể hiện qua độ tương đồng về thành phần loài và chỉ số tương đồng Sorensen giữa các khu vực này. Nếu có thêm nỗ lực khảo sát thì sự khác nhau về chỉ số tương đồng Sorensen nói trên sẽ giảm.

Chỉ số tương đồng Sorensen giữa Hành lang xanh và KBTTN Phong Điền, Đak Krơng rất cao vì sự tương đồng về thành phần loài chim giữa chúng khá cao. Giữa VQG Bạch Mã với Hành Lang xanh có độ tương đồng thành phần lồi chim cao nhưng do sự khác nhau khá lớn về tổng số loài chim của mỗi vùng nên chỉ số tương đồng Sorensen khá thấp. Thực vậy, số lượng loài chim ở VQG Bạch Mã được thu thập từ nhiều nguồn và nhiều thời điểm khác nhau, trong khi đó số lồi chim của Hành lang xanh là kết quả của một đợt khảo sát nhanh. Đây là một khảo sát nhanh nên một số loài hiếm, nhút nhát và những loài sống trên nền đất như Giống Gà lôi (Lophura) thuộc họ Chim Trĩ (Phasianidae) chưa được ghi nhận. Do vậy chỉ số tương đồng giữa hai địa điểm này chỉ dùng để tham khảo. Mặt khác, chỉ số tương đồng trên cho thấy một số loài chim phân bố ở VQG Bạch Mã hay KBTTN Phong Điền, ĐacKrơng rất có thể có phân bố ở vùng rừng Hành Lang xanh.

Số loài chim phong phú và các loài chim quan trọng tại mỗi điểm khảo sát chỉ ra rằng số loài chim quan trọng ghi nhận ở Hồng Vân thấp nhất so với các lâm trường còn lại. Sự hiện diện của loài Trĩ Sao, Gà so Trung bộ trong những lâm trường phần nào đó cho thấy rằng chất lượng rừng ở đây vẫn cịn tốt. Nói cách khác, hầu hết các lâm trường đã khảo sát, ngoại trừ Hồng Vân (Hồng Vân 1 và 2), được đánh giá là những khu vực quan trọng cho việc bảo tồn tín đa dạng sinh học về chim cho vùng dự án Hành lang xanh.

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng sinh học khu vực cảnh quan rừng hành lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 97 - 98)