3.3 Các Kết Quả
3.3.6 Đánh Giá Các Yếu Tố Đe Doạ
Ít thơng tin cụ thể về sự tồn các mối đe dọa đối với các quần thể ếch nhái bò sát ở khu vực dự án Hành Lang Xanh. Trong q trình nghiên cứu khảo sát đã xác định có hai mối đe dọa chính đối với lồi ếch nhái bị sát trong khu vực dự án đó là việc săn bắt và mất sinh cảnh. Suy luận từ những hiểu biết đối với các vùng khác trong khu vực, có thể nhận định rằng một trong những mối đe dọa chính đến khu hệ ếch nhái và bị sát bao gồm việc săn bắt, tiêu thụ quá mức và việc kinh doanh mua bán trái phép ở khắp thị trường nội địa và quốc tế (Duckworth et al., 1999). Một đe dọa tiềm năng khác đối với các quần thể ếch nhái bò sát trong khu vực điều tra nghiên cứu đó là sinh cảnh sống bị mất. Tuy nhiên, các yêu cầu về sinh cảnh và vùng phân bố của phần lớn các loài được biết là rất hạn chế để thực hiện đánh giá các tác động của mối đe dọa này.
Qua phỏng vấn có thể thấy rõ nhiều lồi ếch nhái và bị sát đã và đang bị săn bắt phục vụ nhu cầu thực phẩm và buôn bán trên địa bàn Dự án. Kết quả phỏng vấn cũng cho thấy có đường dây buôn bán động vật hoang dã xuất hiện trong khu vực: từ người đi săn bắt động vật chuyển cho người thu mua ở trung tâm xã hoặc huyện sau đó vận chuyển lên thành phố hoặc đi xa hơn nữa. Sinh cảnh trong khu vực bị thu hẹp và suy thoái do việc khai thác gỗ cả được phép và trái phép, thu thập củi đun và các loại lâm sản ngoài gỗ như song mây. Những hoạt động này phần nào làm chia cắt sinh cảnh rừng, giảm độ che phủ rừng, đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của các loài ếch nhái và bị sát.Việc mở đường Hồ Chí Minh cũng làm chia cắt và tạo nên sự biệt lập của sinh cảnh rừng tự nhiên, xói mịn và sạt lở đất. Đường mới mở xuyên các các trảng rừng tự nhiên, tạo nên sự ngăn cách giữa các dải rừng hai bên đường, cô lập sinh cảnh sống và hạn chế sự giao lưu của các lồi bị sát và ếch nhái phía trên và phía dưới con đường. Xói mịn và lở đất xuất hiện cả bên trên và bên dưới đường, khơng chỉ ở các lịng suối mà cịn cả ở các khu vực có độ dốc lớn. Nhiều khoảnh rừng bị đất lấp trở nên trống trải hơn, đặc biệt là ở ven các suối. Sự bồi lắng đất bùn thấy rất rõ ở các dòng chảy phía dưới đường mặc dù ở phía trên nước suối rất trong. Việc đánh giá tác động của hoạt động săn bắt và suy thoái sinh cảnh sống một cách chi tiết có thể cần được tiến hành trong tương lai gần. Đánh cá điện cũng là yếu tố gây ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của các loại nòng nọc ở các suối thuộc khu vực Nam Đơng và Dương Hịa.