Các Phương Pháp Nghiên Cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng sinh học khu vực cảnh quan rừng hành lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 40 - 41)

2.2.1 Khu Vưc Nghiên Cứu Và Mô Tả Lựa Chọn Vị Trí Điều Tra

Việc nghiên cứu và mơ tả cấu trúc và thành phần lồi của các kiểu quần xã thực vật và thảm thực vật khác nhau thực hiện chủ yếu ở dọc theo các mặt cắt cảnh quan, từ độ cao thấp nhất đến cao nhất của vùng nghiên cứu, dọc theo các sông, suối và dọc theo các con đường trong

rừng. Điều này bao gồm việc nghiên cứu các quần xã thực vật nguyên sinh và thứ sinh như rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, trảng cây bụi thứ sinh, trảng cỏ thứ sinh, quần xã sống ở ven sông/suối và quần xã sống bám trên đá. Chúng là các giai đoạn diễn thế thối hóa từ rừng ngun sinh. Việc mơ tả thảm thưc vật và hệ thực vật dựa trên nghiên cứu các ô tiêu chuẩn, quan sát và thu mẫu vật ở thực địa kèm theo các dẫn liệu cần thiết. Những ô tiêu chuẩn được chọn trong tất cả các kiểu thảm thực vật chính của quần xã thực vật địa đới gặp ở khu vực nghiên cứu. Năm điểm ở tỉnh Thừa Thiên Huế, thuộc các huyện A Lưới, Hương Thủy và Nam Đông, trong một ô giới hạn ở tọa độ địa lý: 16º04’00’’–16º22’30’’độ vĩ Bắc và 107º08’35’’– 107º40’30’’độ kinh Đơng (Hình 13, Bảng 3.0).Đã thực hiện 32 ngày nghiên cứu thực địa trong suốt khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2005 bởi các chuyên gia đến từ Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Thực vật Komarov, Vườn Thực vật Mítxuri và Trường Đại học Nơng Lâm Huế (xem Bảng 2.0). Một số thành viên của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã tham gia phân tích và xác định tên mẫu vật.

Bảng 3.0 Độ cao, địa chất, kiểu rừng và các nhân tố ảnh hưởng của các điểm nghiên cứu thực vật chính

Địa điểm

nghiên cứu Độ cao (m)

Những dạng đá địa chất ưu thế trong vùng

nghiên cứu

Kiểu rừng ưu thế Các nhân tố ảnh hưởng

Huyện Nam Đông, xã Thượng Quang 300-450 Đá phiến sét (thỉnh thoảng đá quáczít), đá cát, granít

Rừng nguyên sinh bị khai thác một phần rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp

Khai thác một phần, đốt nương làm rãy

Huyện A Lưới,

xã A Roàng 500-800 Đá phiến sét, đá cát, granít

Rừng nguyên sinh và thứ sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp Xây dựng đường, đốt nương làm rẫy Huyện A Lưới, xã Hồng Vân và Hồng Kim 600-1150 Đá phiến sét, granít Rừng và trảng cây bụi thứ sinh rậm và nửa rậm thường xanh cây lá rộng đất thấp (và phần dưới của núi thấp)

Khai thác trầm trọng, đốt nương làm rẫy, ném bom thời chiến, cháy và thả chất khai quang

Huyện A Lưới, xã Hương

Nguyên 80-300 Đá phiến sét

Rừng nguyên sinh và thứ sinh rậm và nửa rậm thường xanh cây lá rộng, đất thấp sót lại

Khai thác trầm trọng, đốt nương làm rãy, ném bom thời chiến, cháy và thả chất khai quang Huyện Hương Thủy, xã Dương Hòa 200-825 Đá phiến sét với đá quáczít

Rừng nguyên sinh bị khai thác một phần và rừng thứ sinh rậm và nửa rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp

Khai thác một phần, thả chất khai quang (trên các rặng núi)

2.2.2 Các Tài Liệu Phân Loại và Các Tài Liệu Khác Được Sử Dụng

Việc nhận dạng sơ bộ các loài thực vật được thực hiện ngoài hiện trường và được khẳng định trong phòng mẫu thực vật tại Viện Sinh thái và Tài Nguyên Sinh vật - Hà Nội trong khung thời gian của bản hợp đồng dự án. Hoa của những loài quan trọng, hiếm và có ý nghĩa về khoa học cũng được thu thập trong lọ và hãm bằng cồn và bảo quản để nghiên cứu và quan sát lâu dài tại Phòng mẫu thực vật khô của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật. Việc xác định tên thực vật sử dụng nhiều nguồn tài liệu phân loại có liên quan đến hệ thực vật Đông Nam Á và một số tài liệu chuyên khảo đặc biệt khác về chi và họ đơn lẻ (Averyanov et al., 2006).

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng sinh học khu vực cảnh quan rừng hành lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)