.0 Thành phần loài ếch nhái và bò sát ở các điểm nghiên cứu trong khu vực dự án

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng sinh học khu vực cảnh quan rừng hành lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 66 - 102)

bố hẹp ở vùng Trung Trường Sơn bao gồm: cóc mày sần Leptolalax tuberosus, ếch at-ti-gua

Rana attigua, nhái cây sừng Chirixalus supercornutus, và ếch cây nếp da mông Rhacophorus exechopygus; và 5 loài hiện biết phân bố hẹp ở khu vực dải Trường Sơn, bao gồm: cóc mắt trung gian Brachytarsophrys intermedius (Trung và Nam Trường Sơn), nhái bầu hoa cương

Microhyla marmorata (Trung và Nam Trường Sơn), ếch ap-si-ta Huia absita (Trung và Nam Trường Sơn), nhái bầu trung bộ Rhacophorus annamensis và ếch cây cựa Rhacophorus

calcaneus (Trung và Nam Trường Sơn).

Do không được phép phỏng vấn ở khu vực A Rồng, nên chúng tơi khơng có số liệu các lồi ghi nhận ở khu vực này thơng qua phỏng vấn. Mặc dù số lồi ghi nhận ở Dương Hoà là cao nhất nhưng số lượng loài quan sát trực tiếp ở khu vực này lại thấp nhất.

Bảng 10.0 Thành phần loài ếch nhái và bò sát ở các điểm nghiên cứu trong khu vực dự án án

Số lượng Địa điểm

Bộ Họ Giống Loài Loài quý hiếm

Trà Vệ 4 15 35 46 (35) 13 (5)

A Pát 4 10 30 46 (46) 6 (6)

Thượng Lộ 5 16 35 45 (30) 16 (6)

Bình Thành 4 17 40 50 (27) 17 (3)

Khu vực Dự án 5 19 62 91 (66) 33 (15)

Ghi chú: Số liệu ở Bảng 10.0 bao gồm các thông tin phỏng vấn

Số loài ghi nhận qua quan sát trực tiếp ghi trong ( ) Không tiến hành phỏng vấn ở khu vực A Pát (A Lưới)

Số liệu trên chưa kể các loài ghi nhận qua ảnh từ các nhóm khảo sát trước (do khơng rõ địa điểm chụp ảnh).

3.3.3 Đánh Giá Các Điểm Khảo Sát - Các Loài Được Xác Nhận 3.3.3.1 Hương Nguyên 3.3.3.1 Hương Nguyên

Đã ghi nhận 35 loài ếch nhái và bò sát ở khu vực Trà Vệ. Đối với ếch nhái, các họ có ưu thế về thành phần loài bao gồm; họ Ếch nhái Ranidae và họ Ếch cây Rhacophoridae, mỗi họ ghi nhận 9 loài. Đối với bị sát, các họ có ưu thế về thành phần lồi bao gồm họ Nhơng Agamidae, họ Tắc kè Gekkonidae, họ Thằn lằn bóng Scincidae và họ Rắn nước Colubridae, mỗi họ ghi nhận 3 loài. Các loài ếch nhái phổ biến trong khu vực bao gồm ngoé Fejervarya

limnocharis, ếch nhẽo Limnonectes poilani, cóc nước mác-ten Occidozyga martensenii, ếch

gai sần Paa verrucospinosa, ếch at-tigua Rana attigua, các lồi thuộc nhóm ếch xanh Rana

chloronota complex, ếch suối R. nigrovittata, nhái cây sọc Chirixalus vittatus, nhái cây dế C. cf. gryllus, ếch cây mép trắng Polypedates leucomystax, ếch cây hi-ma-lay-a Rhacophorus bipunctatus, ếch cây nếp da mông Rhacophorus cf. exechopygus, và ếch cây sần as-pơ

Theloderma asperum. Các lồi bị sát phổ biến bao gồm ô rô vẩy Acanthosaura lepidogaster,

rồng đất Physignathus cocincinus, thằn lằn tai nam bộ Tropidophorus cocincinus, thạch sùng đuôi sần Hemidactylus frenatus và thằn lằn phê-nô Sphenomorphus sp.

Đã ghi nhận 46 lồi ếch nhái và bị sát ở khu vực A Pát. Các họ có ưu thế về số lượng lồi bao gồm họ Ếch nhái Ranidae (13 loài), họ Ếch cây Rhacophoridae (9 lồi), và họ Cóc bùn Megophryidae (5 loài), họ Rắn nước Colubridae (6 loài) và họ Nhơng Agamidae (5 lồi). Các loài ếch nhái phổ biến bao gồm cóc mày sần Leptolalax tuberosus, nhái bầu hây-mơn Microhyla heymonsi, nhái bầu hoa cương Microhyla marmorata, ngoé Fejervarya limnocharis, ếch hát-chê Limnonectes hascheanus, ếch nhẽo L. poilani, ếch gai sần Paa verrucospinosa, ếch át-ti-gua Rana attigua, các lồi thuộc nhóm ếch xanh Rana chloronota

complex, ếch suối R. nigrovittata, nhái cây dế Chirixalus cf. gryllus, ếch cây mép trắng

Polypedates leucomystax, ếch cây hi-ma-lay-a Rhacophorus bipunctatus, ếch cây cựa

Rhacophorus calcaneus, và ếch cây sần as-pơ Theloderma asperum. Các lồi bị sát phổ biến

bao gồm ô rô vẩy Acanthosaura lepidogaster, rồng đất Physignathus cocincinus, thạch sùng đi sần Hemidactylus frenatus, thạch sùng ngón Cyrtodactylus cf, irregularis. Khu vực rừng ở phía dưới đường Hồ Chí Minh khơng được khảo sát do hạn chế về thời gian và điều kiện thời tiết không thuận lợi. Tuy nhiên có thể thấy rõ, sinh cảnh rừng ở ven đường Hồ Chí Minh đã bị chia cắt gây xói mịn và bồi lấp phần suối ở phía dưới. Đây có thể là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của các loài ếch nhái ở các thuỷ vực nằm phía dưới con đường này.

3.3.3.3 Thượng Lộ

Đã ghi nhận 30 loài ếch nhái và bị sát ở khu vực Thượng Lộ. Các họ có ưu thế về số lượng loài bao gồm họ Ếch nhái Ranidae (8 loài), họ Ếch cây Rhacophoridae (6 loài), họ Nhơng Agamidae (3 lồi). Các lồi ếch nhái phổ biến bao gồm nhái bầu hây-môn Microhyla

heymonsi, ngoé Fejervarya limnocharis, ếch nhẽo Limnonectes poilani, ếch gai sần Paa verrucospinosa, ếch át-ti-gua Rana attigua, các lồi thuộc nhóm ếch xanh Rana chloronota

complex, ếch suối R. nigrovittata, nhái cây dế Chirixalus cf. gryllus, ếch cây mép trắng Polypedates leucomystax, ếch cây hi-ma-lay-a Rhacophorus bipunctatus, và ếch cây sần as-pơ Theloderma asperum. Các lồi bị sát phổ biến bao gồm ô rô vẩy Acanthosaura lepidogaster,

rồng đất Physignathus cocincinus, thằn lằn tai nam bộ Tropidophorus cocincinus, thạch sùng đuôi sần Hemidactylus frenatus, thạch sùng ngón Cyrtodactylus cf, irregularis và thằn lằn

phê-nơ Sphenomorphus sp.

3.3.3.4 Dương Hịa

Đã ghi nhận được 27 lồi ếch nhái và bị sát ở khu vực Bình Thành. Các họ có ưu thế về số lượng loài bao gồm họ Ếch nhái Ranidae (8 loài), họ Ếch cây Rhacophoridae (7 loài), họ Nhơng Agamidae (3 lồi). Các loài ếch nhái phổ biến bao gồm nhái bầu hây-môn Microhyla

heymonsi, ếch hát-chê Limnonectes hascheanus, ngoé Fejervarya limnocharis, ếch nhẽo

Limnonectes poilani, ếch gai sần Paa verrucospinosa, ếch át-ti-gua Rana attigua, các lồi

thuộc nhóm ếch xanh Rana chloronota complex, ếch suối R. nigrovittata, nhái cây dế Chirixalus cf. gryllus, ếch cây mép trắng Polypedates leucomystax, ếch cây hi-ma-lay-a Rhacophorus bipunctatus, và ếch cây sần as-pơ Theloderma asperum. Các lồi bị sát phổ

biến bao gồm ô rô vẩy Acanthosaura lepidogaster, rồng đất Physignathus cocincinus, thằn lằn tai nam bộ Tropidophorus cocincinus, thạch sùng đuôi sần Hemidactylus frenatus và thạch sùng ngón Cyrtodactylus cf, irregularis

3.3.4 Đánh Giá Các Điểm Khảo Sát - Kết Quả Điều Tra Phỏng Vấn

Bổ sung vào danh mục các loài từ các phương pháp, quan sát và thu thập thơng tin, các lồi bổ sung được thêm vào thông qua các đợt điều tra phỏng vấn, chi tiết về các loài được liệt kê ở Phụ lục 3. Có 11 lồi được bổ sung vào danh sách các loài ở khu vực Hương Nguyên, 15 đến 23 loài ở Thượng Lộ và Dương Hòa; Các đợt phỏng vấn khơng được thực hiện ở A Rồng. Ở Hương Ngun đã tiến hành phỏng vấn một người dân đi thu thập kim loại và trước

đây thường xuyên săn bắt động vật, ông Trần Văn Mông và một số cán bộ lâm trường ở Trạm Hương Nguyên. Dưới đây là các thông tin phỏng vấn.

Rùa đầu to Platysternon megacephalum, lồi này được ghi nhận có mặt trong khu vực, thường sống dưới nước, nhưng rất hiếm. Giá của loại rùa này khoảng 200.000 đồng/kg. Rùa hộp trán vàng Cuora galbinifrons bourreti: mặc dù chúng tôi đưa ra ảnh của một phân lồi khác (C. galbinifrons galbinifrons) nhưng ơng Mơng vẫn có thể phân biệt có cả 2 phân lồi dựa vào sự khác biệt các mảng màu trên mai của phân lồi C. galbinifrons bourreti. Theo ơng Mơng, vào mùa này lồi rùa này khơng hiếm lắm, chúng thường bị trên nền rừng để tìm kiếm nấm (giá của loài này khoảng 140.000 đồng/kg). Giá của loài rùa đất sê-pôn rất rẻ, hầu như những người đi bắt rùa khơng muốn bắt loại này. Cả 2 lồi ba ba trơn Pelodiscus sinensisi và ba ba gai Palea steindachneri đều được khẳng định cịn tồn tại ở các sơng suối lớn. Lồi ơ rơ vẩy Acanthosaura capra thường bắt gặp trên các cành cây. Ông này cũng cho biết từng gặp lồi thạch sùng mí Goniurosaurus sp. ở các khe đá ven suối, chúng thường bị ra ăn. Lồi kỳ đà vân Varanus bengalensis (salvator) thường gặp ở Khe Lạnh (khoảng 2 tiếng đi bộ từ Trạm Trà Vệ), giá của loài kỳ đà này khoảng 80.000 đồng/kg. Loài kỳ đà vân thường phổ biến hơn kỳ đà hoa V. nebulosus. Ơng Mơng đã gặp một người bắt được kỳ đà hoa vào năm 2001 (con non nặng khoảng 1.5 kg). Ơng này cũng cho biết cịn gặp loại trăn đốm nhỏ treo trên cành cây (đây có thể là loài rắn rào Boiga). Loài trăn đất Python molurus bắt gặp gần đây nhất vào năm 1998. Ơng Mơng cho biết đã từng gặp các loại rắn lục Trimeresurus, cũng như các loài rắn hổ mang Naja, hổ chúa Ophiophagus, cạp nong Bungarus fasciatus, cạp nia nam B. candidus

(hoặc có thể là rắn khuyết Lycodon sp.). Ơng Mơng thường bắt các loại ếch to (như ếch nhẽo

Limnonectes poilani) để ăn. Tất cả các lồi bị sát có thể đem bán cho người thu mua động vật

ở gần chợ Bình Điền.

Tại A Rồng, A Lưới chúng tôi không được phép tiến hành phỏng vấn.

Tại Nam Đông: Chúng tôi đã phỏng vấn người dẫn đường Nguyễn Văn Phúc và người giúp việc cho nhóm điều tra vượn Nguyễn Văn Thể. Cả hai người đều cho biết đã gặp loài rùa hộp trán vàng Cuora galbinifrons bourreti, nhưng cho biết có mai màu vàng, giá của lồi này khoảng 120-180.000 đồng/kg. Anh Phúc cho biết gặp 2 con ở suối Hột Sốt vào tháng 6/2004. Họ cũng ghi nhận loài rùa đầu to P. megacephalum ở Khe Lạnh (giống như ông Mông) thuộc xã Thượng Quảng. Vào tháng 6/2005, họ nhìn thấy một người đi đánh cá điện bắt được một cá thể nặng khoảng 1 kg gần địa điểm cắm trại, giá khoảng 200-250.000 đồng/kg. Họ cho biết người ở Thôn 1, xã Hương Lộc đã từng bắt được rùa đất sê-pôn Cyclemys tchepoensis vào năm 2003 (giá khoảng 50-70.000 đồng/kg). Loài ba ba trơn P. sinensis thường gặp ở các đầm lầy hoặc suối. Anh Phúc cho biết khơng gặp lồi ba ba gai Palea steindachneri trong vòng 20 năm trở lại đây. Anh này cũng bắt được 1 con kỳ đà vân V. bengalensis (salvator) nặng khoảng 4-5 kg vào tháng 4/2004. Những người được phỏng vấn còn cho biết họ gặp một số loài thằn lằn như thằn lằn e-me, thằn lằn bay Draco sp., tắc kè Gekko gecko và các loài rắn lục

Trimeresurus. Trăn đất rất hiếm, lần gần đây nhất họ thấy trăn đất là vào năm 1982 (cá thể

nặng 22 kg). Bên cạnh đó các lồi rắn cạp nong Bungarus fasciatus và cạp nia B. multicinctus cũng rất hiếm do bị săn bắt quá mức (giá 60-70.000 đồng/kg). Họ cũng có khả năng phân biệt giữa các loài rắn cạp nia với các loài rắn khuyết Lycodon sp. và rắn lệch đầu thẫm Dinodon

septentrionalis. Rắn hổ chúa hiện vẫn còn tồn tại trong khu vực (giá tuỳ theo mùa nhưng khoảng 200.000 đồng/kg). Các loài rắn hổ mang Naja spp. rất hiếm, lần gặp gần đây nhất là năm 2003 (giá khoảng 80-100.000 đồng/kg). Loài rồng đất Physignathus cocincinus khá phổ

biến nhưng cũng bị săn bắt để ăn hoặc bán với giá khoảng 50-70.000 đồng/kg. Rắn ráo thường sinh sống xung quanh khu dân cư và săn chuột. Loài ếch ương cũng được những người này nhận ra vì thường sinh sống quanh làng. Loài ếch giun Icthyophis sp. (bananicus)

thường thấy ở dưới các lớp thảm mục trong rừng. Các lồi bị bn bán thường bán cho người thu mua ở thị trấn Khe Tre.

Tại Hương Thuỷ: Chúng tơi đã phỏng vấn anh Nguyễn Trung Đính - người dẫn đường và anh Đặng Công Khôi (nhân viên Lâm trường Nam Hoà). Rùa núi vàng Indotestudo elongata bắt gặp lần gần đây nhất vào tháng 6/2005 do những người đi lấy mây bắt được ở khu vực Bồ Hòn (gần Trạm Kiểm lâm Khe Lát, huyện A Lưới), nặng khoảng 1,8 kg, giá của loài rùa này khoảng 120.000 đồng/kg. Người dân địa phương cho biết họ gặp cả 2 loài ba ba nhưng hiện nay rất hiếm, lần gần đây nhất gặp ba ba gai Palea steindachneri là vào năm 2000 (cá thể nặng khoảng 3-3,5 kg); loài ba ba trơn Pelodiscus sinensis gặp vào năm 2000/2001, cá thể

nặng 1,5-2 kg ở khu vực Khe Đầy. Loài rùa hộp trán vàng Cuora galbinifrons bourreti hiện cũng còn tồn tại trong khu vực. Vào tháng 3 năm 2005, những người đi lấy mây bắt được 3-4 con (nặng từ 0,6-1,2 kg); giá của loài này khoảng 160.000 đồng/kg. Tất cả các loài động vật hoang dã đều được bán cho người thu mua ở khu vực chợ Bình Điền. Rùa đầu to Platysternon

megacephalum bắt gặp lần gần đây nhất vào năm 2000/2001 cũng tại khu vực Bồ Hòn (gần

Trạm Kiểm lâm Khe Lát), giá khoảng 200-300.000 đồng/kg. Lồi rắn bồng chì Enhydris

plumbea cịn khá phổ biến ở các thuỷ vực. Lồi cóc mắt trung gian Brachytarsophrys

intermedius được người dân địa phương nhận dạng, mô tả tiếng kêu dưới các hốc đá và sinh

cảnh sống trong rừng. Loài ếch cây cựa Rhacophorus calcaneus và ếch cây hi-ma-lay-a R. bipunctatus cũng được những người này khẳng định. Loài rắn khuyết đốm Lycodon fasciatus

được nhận dạng bởi hình dạng và mùi hơi rất đặc trưng. Các loài rắn ráo Ptyas korros và rắn sọc dưa Elaphe radiata thường sinh sống ở các dạng sinh cảnh mở xung quanh làng và thường được biết đến như là các loài rắn săn chuột. Rắn sãi thường cũng được ghi nhận bắt gặp ở các cánh đồng. Loài ễnh ương Kaloula pulchra thường gặp vào mùa mưa ở các vũng nước. Rắn hoa cân vân đen Sinonatrix percarinata cũng thường gặp gần các vũng nước ở suối trong rừng. Loài rắn hoa cỏ nhỏ Rhabdophis subminiatus còn khá phổ biến trong khu vực. Mặc dù có thơng tin về cả 2 lồi trăn gấm Python reticulatus và trăn đất P. molurus nhưng có lẽ cả 2 lồi này đều rất hiếm. Lần gần đây nhất gặp loài trăn gấm là vào tháng 4/2005 gần khu vực Khe Rơm (2 cá thể nặng 4 và 6 kg). Lồi rắn lục vơ-gen Trimersurus cf.

vogeli cũng được ghi nhận (loài rắn lục sống trên cây có đi đỏ). Rắn cạp nong Bungarus

fasciatus và cạp nia B. candidus và rắn hổ mang Naja sp cũng có mặt trong khu vực; rắn hổ

chúa Ophiophagus hannah gặp gần đây nhất vào tháng 4/2005 ở gần Trạm Khe Dâu. Rắn leo cây Dendrelaphis ngansonensis đôi khi cũng gặp trong rừng. Kỳ đà hoa Varanus salvator gặp gần đây nhất vào tháng 6/2005 khi kiểm lâm thu giữ được của một người đánh cá vào tháng 6/2005, cá thể nặng khoảng 5 kg. Loài kỳ đà vân Varanus bengalensis (nebulosus) có thể cịn tồn tại nhưng rất hiếm gặp.

3.3.5 Các Loại Bị Đe Dọa và Ưu Tiên

Các loài được ghi nhận từ quá trình điều tra nghiên cứu được xem là quan trọng bao gồm: là lồi q hiếm, lồi mới được cơng bố (trong vòng 10 năm trở lại đây) hoặc lồi có rất ít thơng tin về phân bố hoặc đặc điểm sinh thái; hoặc các lồi có các đặc điểm phân loại phức tạp hoặc một nhóm lồi có các đặc điểm hình thái tương tự nhau nhưng chưa phân biệt được rõ ràng. Cuối cùng là các lồi có đặc điểm lạ, chưa được định tên hoặc các loài mới chỉ định loại sơ bộ, chúng ít được biết đến hoặc chưa được mô tả trong các tài liệu.

3.3.5.1 Các Lồi Bị Đe Dọa

Tổng số có 33 lồi quý hiếm ghi nhận trong thời gian khảo sát bao gồm 10 loài ếch nhái và 23 lồi bị sát. Trong số đó có 14 lồi ghi trong Nghị Định 48/2002/NĐ-CP (1 lồi thuộc nhóm IB và 13 lồi thuộc nhóm IIB); 15 lồi ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1 loài bậc E - nguy cấp, 7 loài bậc V - sẽ nguy cấp, 2 loài bậc R - hiếm và 5 loài bậc T - bị đe doạ); 17 loài ghi trong Danh lục Đỏ IUCN (1 loài bậc CR - cực kỳ nguy cấp, 4 loài bậc EN - nguy cấp, 7 loài bậc VU

- sẽ nguy cấp, 5 loài bậc NT - sắp nguy cấp); và 9 loài ghi trong Phụ lục CITES (2 loài thuộc Phụ lục I, 6 loài thuộc Phụ lục II và 1 loài thuộc Phụ lục III).

Bảng 11.0 Danh sách các loài quý hiếm ghi nhận được trong khu vực Dự án Hành lang xanh

TT Tên khoa học Tên Việt Nam NĐ 48 SĐVN IUCN CITES

Amphibians (Amphibia) Ếch nhái

1. Bufo galeatus Cóc rừng R

2. Brachytarsophrys intermedius Cóc mắt trung gian VU

3. Leptolalax tuberosus Cóc mày sần VU

4. Leptobrachium cf. banae Cóc mày ba na VU

5. Limnonectes poilani (blythii) Ếch nhẽo blythi NT

6. Paa verrucospinosa Ếch gai sần NT

7. Rana attigua Ếch at-ti-gua VU

8. Rhacophorus annamensis Ếch cây trung bộ VU

9. Rhacophorus calcaneus Ếch cây cựa NT

10. Rhacophorus exechopygus Ếch cây nếp da hông VU

Reptiles (Reptilia) Bò sát

11. Gekko gecko Tắc kè T

12. Acanthosaura lepidogaster Ơ rơ vẩy T

13. Physignathus cocincinus Rồng đất V

14. Varanus bengalensis (nebulosus) Kỳ đà vân IIB V I

15. Varanus salvator Kỳ đà hoa IIB V II

16. Python molurus Trăn đất IIB V NT I

17. Python reticulatus Trăn gấm IIB V II

18. Ptyas korros Rắn ráo thường IIB T

19. Bungarus candidus Rắn cạp nia nam IIB

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng sinh học khu vực cảnh quan rừng hành lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 66 - 102)