.0 Các thơn và xã đã phỏng vấn thông tin

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng sinh học khu vực cảnh quan rừng hành lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 115 - 117)

7.2.1.2 Các Cuộc Điều Tra Thực Địa của Tư Vấn về Thú

Có 4 khu vực được khảo sát nghiên cứu do một nhóm tư vấn về thú thực hiện. Đầu tiên là khu vực A Pát và Phong Sơn thực hiện các đợt khảo sát và phỏng vấn, tiếp theo là A Roàng, Thượng Quảng và Hồng Hạ thực hiện khảo sát nghiên cứu theo tuyến.

Khu vực trạm kiểm lâm A Pát, xã A Roàng huyện A Lưới:

Rừng ở đây cũng được xác định là Rừng rậm thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng ở

đất. Hầu hết là rừng thứ sinh già, được phục hồi tự nhiên sau nương rẫy. Rừng rất tốt, cây gỗ

lớn với đường kính khoảng 1 m, tán che kín và rậm. Đỉnh núi chạy theo hướng Bắc-Nam với độ cao khoảng từ 600 m-850 m. Tầng dưới tán gồm nhiều cây thân thảo, cây bụi, dương xỉ và cây gỗ nhỏ, dương xỉ thân gỗ bắt gặp nhiều dây leo và thảm thực vật ở sườn núi phía dưới thưa hơn. Rừng ở khu vực này thuộc dạng rừng nguyên sinh mặc dù đã có những tác động nhất định của các hoạt động săn bắt động vật rừng và khai thác gỗ. Tầng tán rất rậm và kín.

Có rất nhiều song suối nhỏ và vài thác nhỏ với độ sâu trên 1 m với dòng chảy mạnh quanh năm (độ sâu > 0,30 m), nhiều khúc quanh co và gềnh thác.

Khu vực xã Phong Sơn và Phong Mỹ, huyện Phong Điền

Vùng khảo sát thuộc đỉnh núi Ulili kéo dài tới khu công viên vườn giáp ranh tỉnh Quảng Trị. Rừng ở đây cũng được xác định là Rừng rậm thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng ở

đất. Rừng bị ảnh hưởng bởi chiến tranh rất lớn, hàu hết các đỉnh núi nghiên cứu đều có hầm,

giao thơng hào thời chiến tranh cho nên rừng hầu như thứ sinh phục hồi sau chiến tranh đã khép tán. Rừng còn rất tốt, các cây gỗ

Khu vực xã Hồng Hạ huyện A Lưới

Vị trí tuyến bắt đầu khảo sát từ tọa độ 0739046:1800442 tại xã Hồng Kim, A lưới và kết thúc tại 0749970 :1803389 xã Hồng Hạ (Hình 29.0). Hệ thực vật trong vùng nghiên cứu này tương đối đồng nhất. Chỉ có một kiểu rừng được ghi nhận: Rừng rậm thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng ở đất. Tuy nhiên, trong thảm thực vật ở đây có thể thấy được các kiểu hệ sinh thái

rừng từ thứ sinh phục hồi đến nguyên sinh. Hầu hết rừng đã bị tác động bởi con người và thỉnh hoảng tìm thấy dấu tích để lại của chiến tranh, rừng được phục hồi hết hết sau chiến tranh đã khép tán ở vùng sâu.

Khu vực xã A Roàng và Hương Nguyên huyện A lưới và xã Thượng Quảng huyên Nam Đông

Rừng ở đây cũng được xác định là Rừng rậm thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng ở

đất, tuyến nghiên cứu bắt đầu từ trạm kiểm soát lâm sản thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ A

Lưới ngang qua đường 74 theo đường mịn Hồ Chí minh đến xã Thượng quảng huyên Nam Đơng. (Hình 27.0)

7.2.1.3 Bẩy Ảnh

Một chương trình bẩy ảnh được thực hiện ở huyện Nam Đông, Phong Điền và huyện A Lưới . Các bẩy ảnh được cài đặt ở các điểm cố định và sau 1 đến 2 tháng di chuyển đi nơi khác.

7.2.2 Lịch trình và nổ lực khảo sát nghiên cứu

Bảng 26.0 cho biết ngày giờ thực hiện tại các điểm mẫu

Bảng 26.0 Địa điểm, thời gian và nhân lực cho các đợt nghiên cứu khảo sát thú

Phương pháp khảo sát

nghiên cứu Thời gian Địa điểm Nhân lực

Phỏng vấn và vẽ bản đồ phát thảo dựa vào cộng đồng

từ ngày 20/4 đến tháng

7/2006 Tồn bộ các huyện có rừng của tỉnh Các cán bộ kiểm lâm tỉnh và huyện Các đợt khảo sát của tư

vấn từ ngày 18 – 28/7/2005 Xã Phong Mỹ, huyện Phong điền Đỗ Tước, Vũ Ngọc Thành Các đợt khảo sát của tư

vấn từ ngày 18 – 28/8/2005 Xã A Roàng, huyện A Lưới Đỗ Tước, Vũ Ngọc Thành Các đợt khảo sát của tư

vấn từ ngày 6 – 12 /3/ 2005 Xã Hồng Kim, Hồng Hạ huyện A lưới Đỗ Tước, Vũ Ngọc Thành Các đợt khảo sát của tư

vấn từ ngày 6 – 15 /3/ 2005 Xã A Roàng huyện A Lưới và Thượng Quảng huyện Nam Đông

Đỗ Tước, Vũ Ngọc Thành

Khảo sát Linh Trưởng 2-9/8/ 2006 - A Roàng Hương Nguyên - A Lưới

Trần Quốc Bảo Nguyễn Văn Thiện Khảo sát Linh Trưởng 7-14/8/ 2006 Thượng Quảng, Nam Đông Ngô Văn Minh

Phương pháp khảo sát

nghiên cứu Thời gian Địa điểm Nhân lực

Khảo sát Linh Trưởng 10-17/8/2006 Phong Mỹ, Phong Điền Tạ Quang Hồng Nguyễn văn Hai Khảo sát Linh Trưởng 15-22/8/ 2006 Hương phú, Hương lộc-

VQG Bạch Mã Võ Công Chánh Trần Thiện Nhân Bẩy ảnh 9/2005- 10/ 2006 Phong Dien Tạ Quang Hồng

Nguyen Van Huong

Bẩy ảnh 7/2005-10/ 2006 A Roang Trần Quốc Bảo

Ho Xuan Lim

Bẩy ảnh 6- 11/ 2006 Nam Dong Truong Xang

Ngo Van Minh

Bẩy ảnh 6-11/ 2006 Bach Ma Vo Cong Chanh

Nguyen Van Vong

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng sinh học khu vực cảnh quan rừng hành lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 115 - 117)