.0 Tóm tắt các dữ liệu thu thập ở mỗi điểm nghiên cứu của Dự án Hành Lang Xanh

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng sinh học khu vực cảnh quan rừng hành lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 42 - 56)

Xanh

Vị trí nghiên

cứu Số lượng mẫu (Số

hiệu) Tọa độ

Số lượng

mẫu khô Họ Chi Lồi

Số ơ tiêu chuẩn cây gỗ

Số ô tiêu chuẩn cây không phải

gỗ Huyện Nam Đông, xã Thung Quang 374 (HAL 6792- 7165) 16º09’30’’– 16º10’30’’B 107º35’40’’– 107º40’30’’Đ 800 78 225 360 13 (ND 01 đến ND 12 và ND 14) 14 (ND 01 to ND 14) Huyện A Lưới, xã A Roàng 264 (HAL 7166- 7429) 16º04’00’’– 16º05’20’’B 107º28’30’’– 107º30’00’’Đ 650 60 168 245 8 (AL 01 đến AL 08) 8 (AL 01 to AL 08) Huyện A Lưới, các xã Hồng Vân và Hồng Kim 322 (HAL 7430- 7751) 16º17’40’’– 16º22’30’’B 107º08’35’’– 107º13’30’’Đ 750 89 219 307 8 (AL 09, AL 11 đến AL 17) 10 (AL 09 to AL 18) Huyện A Lưới, xã Hương Nguyên 252 (HAL 7752- 8003) 16º14’35’’– 16º17’30’’B 107º25’30’’– 107º29’30’’Đ 600 71 191 290 10 (AL 19 đến AL 28) 10 (AL 19 to AL 28) Huyện Hương Thủy, xã Dương Hòa 305 (HAL 8004- 8308) 16º12’30’’– 16º14’20’’B 107º33’40’’– 107º39’00’’Đ 750 78 184 287 10 (HT 01 đến HT 10) 10 (HT 01 to HT 10) Tổng số 1517 (HAL 3550 138 546 1218 49 52

Vị trí nghiên

cứu Số lượng mẫu (Số

hiệu) Tọa độ

Số lượng

mẫu khô Họ Chi Lồi

Số ơ tiêu chuẩn

cây gỗ Số ô tiêu chuẩn cây không phải gỗ

8308)

2.4 Các Kết Quả Nghiên Cứu

Các kết quả được trình bày ở đây là một tóm tắt về nghiên cứu chi tiết đa dạng sinh học. Đối với các báo về chi tiết các điểm nghiên cứu, các danh mục về loài, các ảnh chụp và dữ liệu xin thảm khảo thêm ở phụ lục 1.0 - Averaynov et al. (2006).

2.4.1 Đánh Giá Các Thảm Thực Vật và Hệ Thực Vật

Các kết quả nghiên cứu hệ thực vật đã ghi nhận được tổng cộng 869 loài, thuộc 489 chi của 131 họ thực vật bậc cao có mạch. Danh sách các lồi được trình bày trong phụ lục 1.0. Dựa vào kiến thức phân loại của đội điều tra và kinh nghiệm tổ chức các cuộc điều tra như thế ti hệ sinh thái rừng Việt Nam, số loài đã ghi nhận được chiếm khoảng 50 % tổng số loài ở đây. Hệ thực vật trong vùng nghiên cứu của Dự án tương đối đồng nhất. Chỉ có một kiểu rừng được ghi nhận: Rừng rậm thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng ở đất thấp. Tuy nhiên, trong thảm thực vật ở đây có thể thấy được các giai đoạn khác nhau của sự thối hóa liên tiếp của rừng ngun sinh. Thành phần loài và cấu trúc của hệ thực vật này thuộc hệ thực vật đồi đất thấp của phần Đông của tiểu vùng địa lý thực vật Trung Trường Sơn. Hệ thực vật này cũng tiêu biểu cho phần đất thấp của Trung Việt Nam về tính đa dạng và phong phú. Phần lõi của các loài bản địa trong hệ thực vật này vẫn bao gồm đầy đủ hình ảnh của các yếu tố thực vật nguyên sinh. Tuy nhiên do tính phức tạp của cảnh quan nên ở đây có nhiều mơi trường sống hẹp. Ở chân đồi núi và dọc theo suối do địa hình riêng có gặp vài mảnh rừng phát triển ở nơi ẩm ướt quan năm, khơng có mùa khơ rõ rệt. Thỉnh thoảng quan sát thấy những quần xã thực vật phi đia đới như thảm thực vật dọc suối ở độ cao rất thấp, đôi chỗ thấp hơn 100m so với mặt biển hoặc các quần xã thực vật sống bám trên các vách đá và đường đỉnh.

Giống như các hệ thực vật khác của Việt Nam có quan hệ về mặt địa lý sinh vật với dãy Trường Sơn hệ thực vật của vùng nghiên cứu của dự án có mối quan hệ chặt chẽ nhất với các hệ thực vật của vùng Himalaia, nhất là với phần Đông nam. Các yếu tố địa lý thực vật Himalaia phổ biến ở vùng nghiên cứu. Các yếu tố địa lý thực vật Ấn Độ-Malaixia và Malaixia tạo nên các phần quan trọng trong hệ thực vật của vùng nghiên cứu. Một vài lồi thuộc nhóm vừa kể như Hopea pierrei, Dipterocarpus hasseltii, Freycinetia sumatrana, Parkia sumatrana, Harmandia mekongensis có thể đóng vai trị quan trọng trong việc hình thành mơi

trường sống. Hiếm khi tìm thấy những địa điểm nhỏ lẫn lộn các lồi Thơng như Dacrycarpus

imbricatus, Dacrydium elatum, Nageia wallichiana và Podocarpus neriifolius.

2.4.2 Sự Đánh Giá Các Taxôn Bậc Cao

Mười (10) họ giầu loài nhất trong hệ thực vật được nghiên cứu là Polypodiaceae (theo nghĩa rộng), Orchidaceae, Rubiaceae, Euphorbiaceae, Zingiberaceae, Annonaceae, Melastomataceae, Myrsinaceae, Fabaceae và Moraceae Những họ này gồm khoảng 52% tổng số loài đã ghi nhận được cho toàn hệ thực vật. Mười (10) chi lớn nhất trong hệ thực vật này là Ardisia (Myrsinaceae), Ficus (Moraceae), Asplenium, Diplazium và Tectaria (Polypodiaceae), Alpinia (Zingiberaceae), Hedyotis và Lasianthus (Rubiaceae), và Begonia (Begoniaceae). Phổ này tiêu biểu cho hệ thực vật của các tiểu vùng hệ thực vật Trung Trường Sơn và Đơng Dương. Những họ thực vật đóng vai trị quan trọng trong việc hình thành các quần xã thực vật ở đây là đại diện của những chi và họ đã được trình bày cũng như một số họ khác như Acanthaceae, Anacardiaceae, Dipterocarpaceae, Fagaceae, Lauraceae, Magnoliaceae, Meliaceae, Moraceae, Myrtaceae, Podocarpaceae, Sapotaceae, Sterculiaceae, Styracaceae, Symplocaceae, Theaceae và Verbenaceae. Các chi và họ kể trên mang những đặc

trưng nhiệt đới đích thực của hệ thực vật và tiêu biểu cho tiểu vùng hệ thực vật Trung Trường Sơn.

Tỷ lệ cao của các loài cây gỗ (16,7%) là phổ biến cho các hệ thực vật của các kiểu thảm thực vật nguyên sinh và thứ sinh già. Tỷ lệ cao của các loài cây bụi (23,8%) và của các loài cỏ (45,9%) cũng là chỉ thị cho những vùng có thảm thực vật thứ sinh trẻ. Các lồi cỏ có tỷ lệ phần trăm cao và giàu yếu tố bản địa đôi khi cũng được thấy trong hệ thực vật nguyên sinh với nhiều kiểu môi trường sống phi địa đới (như các thung lũng suối hoặc trên đá lộ lên ). Một số lượng lớn thực vật sống bám trên cây cũng được ghi nhận (172 lồi, chiếm 14,1% hệ thực vật), đó là bằng chứng rõ ràng cho sự bảo tồn tốt các quần xã rừng trong vùng nghiên cứu. Đồng thời sự có mặt của khơng ít lồi thực vật hoại sinh-khơng có diệp lục cũng như thực vật ký sinh được ghi nhận trong khi nghiên cứu thực địa đã cho thấy có sự duy trì tốt lớp thổ nhưỡng ở nhiều điểm nghiên cứu. .

2.4.3 Tường Trình Các Điểm Nghiên Cứu của Dự Án

Hệ thực vật khu vực Dự án Hành lang xanh hầu như giống nhau trong giới hạn trung bình của số lượng lồi thực vật (cũng như chi và họ) đã được thu thập trong suốt đợt khảo sát đầu tiên này, mặc dầu điều này đã bị ảnh hưởng bởi những nỗ lực thu mẫu khác nhau. Thêm vào đó xuất hiện các khu vực với sinh cảnh bị suy thoái và các thay đổi diễn thế khác nhau ảnh hưởng đến cấu trúc của rừng độc lập lại với các loài trong khu vực. Dựa vào lịch sử hình thành các quần xã thực vật trong vùng này chúng đại diện cho các quần hệ đồng dạng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Thành phần chính của các lồi tại chỗ và xâm lấn ở tất cả các điểm nghiên cứu là rất giống nhau. Phần lớn các loài (được nhận biết ở ngoài thực địa đến mức độ loài) xuất hiện trong tất cả hoặc ít nhất trong phần lớn các điểm nghiên cứu. Những loài tại chỗ hiếm, thường là đặc hữu và gần đặc hữu với những yêu cầu về sinh thái hẹp, độc nhất (như các loài sống trên một số loại đá) thường xác định sự khác nhau chủ yếu giữa các điểm nghiên cứu. Hơn nữa, chúng được xác định rõ bởi sự khác nhau về độ cao, thành phần cấu tạo của đá mẹ, vi khí hậu đặc biệt, các điều kiện thủy văn và các nhân tố phá hủy hiện đại. Thành phần cơ bản của các loài trong mỗi điểm nghiên cứu rất giống nhau, nhưng sự tham gia của các nhóm của các yếu tố lịch sử khác nhau là khác nhau rõ rệt và phụ thuộc trực tiếp vào mức độ xáo trộn của thảm thực vật nguyên sinh. Ở nơi các quần xã thực vật rừng thứ sinh chiếm ưu thế vai trị của các lồi bản địa bị suy giảm, ngược lại của các loài xâm lấn tăng lên. Điều này đặc biệt đúng đối với các lồi cây gỗ trong các ơ nghiên cứu; ở đây khó có thể tìm thấy những cây con và cây non tái sinh từ hạt. Số lượng lồi nói chung có thể vẫn cịn cao nhưng các lồi cỏ tiên phong xâm lấn và các phần tử ngoại lai chiếm ưu thế.

2.4.3.1 Huyện Nam Đông, Xã Thượng Quang

Vị trí được chọn cho sự phân tích là xã Thượng Quảng thuộc huyện Nam Đơng, là vùng đồi có độ cao ưu thế ở 300- 450 m trên mặt biển. Các sườn dốc và đỉnh núi thấp ở đây phần lớn bao gồm đá phiến sét và đá cát. Ở phần phía tây có độ cao thấp hơn, đá granít cổ bị bào mòn là loại đá mẹ cơ bản. Các vách đá phiến sét phân bố ở gần đỉnh của các chỏm núi và trong những hẻm sông gắn kết với mạch thạch anh mà thỉnh thoảng xuất hiện như các khối đá lộ dốc đứng. Rừng nguyên sinh bị khai thác một phần và rừng thứ sinh thường xanh cây lá rộng ở đất thấp là kiểu thảm thực vật chính ở điểm nghiên cứu. Rừng thứ sinh nửa thưa, trảng cây bụi (thường chỉ với Nứa), các quần xã cỏ cao và Ráng rất tiêu biểu ở độ cao thấp hơn, nhất là ở phía Tây. Thảm thực vật trong vùng này mang đặc tính thứ sinh. Các hoạt động như khai thác một phần, ảnh hưởng của chiến tranh (đặc biệt do bom mìn) và làm nơng nghiệp theo theo hình thức nương rẫy là các nhân tố lịch sử chính gây sự xáo trộn thảm thực vật rừng. Tuy nhiên, trên các sườn dốc và dọc theo các thung lũng hẻm núi và con sơng có bóng râm có thể vẫn cịn thấy thành phần các loài thực vật nguyên sinh.

Trong thời gian nghiên cứu chúng tôi đã ghi nhận ở điểm này được 322 lồi thực vật bậc cao có mạch, thuộc 215 chi của 74 họ thực vật. Nhiều loài trong số kể trên là các thành phần không thể thiếu của thành phần loài của rừng nguyên sinh và nhiều loài bản địa là đặc hữu hoặc gần đặc hữu cho điểm nghiên cứu. Các loài Arenga caudatum, Chirita colaniae,

Cryptophragmium langbianense, Ormosia balansae, Pinanga banaensis, Rhapis laosensis và Sciaphila clemensiae là chỉ thị của môi trường sống của rừng nguyên sinh. Một vài loài phát

hiện ở điểm nghiên cứu này hi vọng sẽ là loài mới cho khoa học (Aspidistra sp. HAL 7010, Gastrodia sp. nov. và Lecanorchis sp.nov.1). .Một nhóm thực vật đặc biệt khác ở điểm nghiên

cứu này là các loài cỏ xâm lấn tiêu biểu cho các quần xã thực vật thứ sinh như

Cardiospermum halicacabum, Pteris ensiformis, Pteris finotii, Sarcodum scandens, Sterculia lanceolata và Trema cannabina.

2.4.3.2 Huyện A Lưới, Xã A Roàng

Vị trí được chọn cho phân tích là xã A Rồng, huyện A Lưới, nằm trong vùng núi thấp với những dãy núi chính có sườn rất dốc hướng về Đông Bắc. Độ cao chủ yếu ở điểm nghiên cứu này là 500-800 m so với mặt nước biển. Các loại đá mẹ chủ yếu là đá cát và đá phiến sét xen với đá granít rải rác. Rừng nguyên sinh rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp là kiểu thảm thực vật chính ở đây. Ở phần độ cao thấp hơn về phía Đơng Bắc là rừng thứ sinh và cây bụi. Trước đây, canh tác nông nghiệp theo hình thức đốt nương làm rẫy là nhân tố chính gây xáo trộn thảm thực vật. Việc xây dựng đường giao thông và các động liên quan làm xói mịn, đây là các nhân tố phá hủy nghiêm trọng thảm thực vật rừng nguyên sinh trong thời gian gần đây ở khu vực này. Tuy nhiên, nhìn chung thảm thực vật ở điểm nghiên cứu này vẫn còn mang các đặc điểm khá nguyên sinh với cấu trúc ổn định của các loài tại chỗ tiêu biểu cho rừng nguyên sinh ở khu vực này. Sự tham gia của các loài xâm chiếm trong cấu trúc thảm thực vật ở đây kém mãnh liệt hơn so với các điểm nghiên cứu khác. Chúng tôi đã thu thập được 231 lồi thực vật bậc cao có mạch, thuộc 162 chi, của 57 họ. Tất cả các lồi trong nhóm này đều thuộc yếu tố rừng nguyên sinh. Chúng làm nổi bật tính chất tại chỗ củađiểm nghiên cứu này. Số loài đặc hữu hoặc gần đặc hữu ở đây khá cao, bao gồm Blastus pauciflorus, Ceratostylis siamensis, Cleisostoma simondii, Collabium chinense, Diplopanax vietnamensis, Eria obscura, Lecanorchis sp.nov.2., Liparis balansae và Liparis tixieri. Một vài lồi trong nhóm

này (Diplopanax vietnamensis) là loài ưu thế của tầng tán cao nhất của rừng nguyên sinh. Các lồi khơng có diệp lục cộng sinh với nấm (Burmannia sp., Lecanorchis sp.nov.2.,

Stereosandra javanica) chỉ ra rằng ở nhiều nơi của điểm nghiên cứu vẫn bảo tồn được tầng

đất ẩm giàu mùn. Một vài lồi trong số này có như Phyllagathis sp. (HAL 7400) và Lecanorchis sp. (HAL 7247) có thể là lồi mới cho khoa học.

2.4.3.3 Huyện A Lưới, Các Xã Hồng Kim và Hồng Vân

Vị trí được chọn cho sự phân tích là các xã Hồng Kim và Hồng Vân thuộc huyện A Lưới, đại diện cho một khu vực đồi núi nâng lên về phía Đông Bắc thành hệ thống núi thấp. Các đồi và núi trong khu vực là rất dốc, thường xuất hiện ở các vách dốc đứng và dốc thẳng đứng cao, đặc biệt là dọc theo các hẽm núi. Các kiểu đá mẹ chính trong khu vực là đá phiến sét với rải rác đá granít, thường phổ biến ở độ cao thấp hơn. Phần phía Tây Nam của điểm nghiên cứu là các thung lũng dọc sông suối rộng lớn với đất đá phiến và granít thơ bồi tụ. Độ cao trung bình từ 600-1100 m (điểm cao nhất của điểm nghiên cứu là phía Đơng Bắc lên tới 1150 m trên mặt biển).

Rừng thứ sinh rậm và nửa rậm thường xanh cây lá rộng ở đất thấp và trảng cây bụi thứ sinh là kiểu thảm thực vật phổ biến nhất. Ở góc phía Đơng Bắc của điểm nghiên cứu, độ cao lên đến 1150 m trên mặt biển là mảng rừng thường xanh cây lá rộng ở núi thấp cịn sót lại. Những

khối rừng lớn cịn sót lại đã thấy trên sườn dốc núi phía Đơng Bắc của điểm nghiên cứu. Các quần xã cỏ thứ sinh và quần xã Ráng cũng phổ biến, chúng đặc biệt tiêu biểu cho những khu vực bị ảnh hưởng của các chất hóa học gây rụng lá với cường độ cao trong thời kỳ chiến tranh. Chúng tôi cũng đã quan sát các quần xã như vậy trên quy mơ lớn ở phía Tây Nam của điểm nghiên cứu. Sự tái sinh của thảm cây gỗ ở đây khơng có hoặc rất nghèo nàn. Việc khai thác gỗ quá mức, đốt nương làm rẫy, ném bom và sử dụng chất khai quang (với cường độ từ thấp đến vừa và mạnh) trong thời gian chiến tranh là các nhân tố chính gây xáo trộn thảm thực vật rừng. Các loài tại chỗ nguyên sinh phổ biến sống sót ở dọc suối và các hẽm núi, thung lũng hoặc ở các vùng được che bóng, thơng thường ở sườn Bắc. Tuy nhiên, chúng là các loài cỏ và cây bụi. Các lồi cây gỗ tại chỗ khơng thấy hoặc rất hiếm khi sót lại. Đã ghi nhận được tổng số 253 lồi thực vật bậc cao có mạch, thuộc 213 chi của 87 họ. Vai trò của một nhóm lồi đại diện cho các yếu tố tiêu biểu của các quần xã thực vật thứ sinh ở điểm nghiên cứu là rất cao, trung bình trên 30%.

Tồn bộ tính đa dạng thực vật của điểm nghiên cứu tăng lên khi thu thập ở độ cao hơn của phần Tây Bắc, nơi có một số đỉnh núi lên đến 1150 m trên mặt biển. Các loài của nhóm này khá phổ biến ở đai núi thấp. Đó là Anemone sumatrana, Dipteris conjugata, Epigeneium

chapaense, Flickingeria angustifolia, Gordonia axillaris, Luisia psyche, Lysimachia chapaensis, Paphiopedilum appletonianum, Prunus ceilanica, Rhomboda petelotii và Tainia latifolia. Thông thường chúng không thể mọc ở độ cao thấp hơn và không thấy ở các địa điểm

nghiên cứu khác. Chúng tôi đã lựa chọn một số loài thực vật (bao gồm một số chưa được xác định đến mức độ loài), một loài trong số đó có tên Achasma sp. (HAL 7547) có thể được mơ tả là lồi mới cho khoa học. Một số loài thực vật được minh họa khác là những loài đang muốn trồng làm cảnh với lá đặc sắc và hoa sặc sỡ (Impatiens spp. HAL 7528, Nepenthes mirabilis, Selaginella tamariscina, Phaius longicornu và Paphiopedilum appletonianum).

2.4.3.4 Huyện A Lưới, Xã Hương Nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng sinh học khu vực cảnh quan rừng hành lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 42 - 56)