.0 Toạ độ các điểm nghiên cứu trong khu vực Dự án Hành lang xanh

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng sinh học khu vực cảnh quan rừng hành lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 63 - 66)

Điểm nghiên cứu Toạ độ Độ cao

(m)

Dạng sinh cảnh Địa điểm 1: Trạm Bảo vệ rừng Trà Vệ, xã Hương Nguyên, huyện A Lưới

Điểm 1: Suối A Liêng 16o14.185’N 107o27.669’E

~ 162 Rừng thứ sinh Điểm 2: Suối Liệt Sĩ 16o13.922’N

107o27.796’E ~ 160 Rừng thứ sinh Điểm 3: Ao hố bom 16o14.529’N

107o27.354’E ~ 159 Rừng thứ sinh Điểm 4: Suối Đá 16o15.625’N

107o26.634’E ~ 169 Rừng thứ sinh Có những khoảng rừng nguyên sinh rất nhỏ

Điểm 5: Suối Khe Cơi 16o15.530’N

107o27.264’E ~ 100 Rừng thứ sinh Điểm 6: Suối A Bông 16o14.285’N

107o27.177’E ~ 152 Rừng thứ sinh Điểm 7: Suối Vù Vù 16o14.502’N

107o27.833’E ~ 120 Trảng cỏ, rừng thứ sinh Khoảng rừng nguyên sinh rất nhỏ Điểm 8: Suối A Ma 16o15.007’N

107o27.771’E

~ 120 Rừng thứ sinh Điểm 9: Đường khai thác gỗ 16o15.282’N

107o26.976’E ~ 90 Rừng thứ sinh

Địa điểm 2: Trạm Kiểm lâm A Pát, xã A Roằng, huyện A Lưới

Điểm 1: Suối A Pát 1 16o04.636’N

107o29.290’E ~ 680 Rừng nguyên sinh Điểm 2: Suối A Pát 2 16o04.636’N

107o29.290’E ~ 650 Rừng nguyên sinh Điểm 3: Rừng phía trên suối A

Pát 2

16o04.449’N 107o28.931’E

~ 850 Rừng nguyên sinh Điểm 4: Suối Chà Linh 16o05.333’N

107o27.564’E ~ 780 Rừng nguyên sinh Điểm 5: Suối Km 400+690 16°04.285’N

107°29.499’E ~ 680-850 Rừng nguyên sinh Rừng thứ sinh Điểm 6: Suối dốc - A Pát 3 16°04.877’N

107°28.424’E ~850-950 Rừng nguyên sinh

Địa điểm 3: Chà Măng, xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông

Điểm 1: Điểm cắm trại 16°07.113’N 107°44.910’E

~220 Rừng thứ sinh Nương rẫy tái sinh Điểm 2: Suối Đá 16°07.664’N

107°44.734’E ~200-270 Rừng thứ sinh

Địa điểm 4: Trạm Bảo vệ rừng Khe Dâu, xã Bình Thành, huyện Hương Thuỷ

Điểm 1: Trạm Khe Dâu 16°17’995’N

107°33.307’E ~109 Trảng cỏ, rừng trồng Rừng thứ sinh

Khoảng rất nhỏ rừng nguyên sinh Điểm 2: Suối 1 = Khe Hương 16°18.404’N

107°32.640’E ~100 Trảng cỏ Rừng thứ sinh Điểm 3: Suối 2 16°17.816’N

107°32.801’E ~100-200 Trảng cỏ Rừng thứ sinh

3.2.2 Các Phương Pháp Thu Thập Mẫu Vật

Nhóm nghiên cứu thường thu thập mẫu vật dọc các suối, ở các dạng sinh cảnh mở (như đường mòn, các bãi cỏ, ao và trong rừng). Thời gian thu thập mẫu vật thường kéo dài từ 19:00 đến 23:00, thời gian mà các lồi ếch nhái và bị sát ra hoạt động mạnh. Mỗi loài hoặc dạng loài thường thu thập một vài mẫu đại diện. Mẫu ếch nhái sau khi được chụp ảnh thường làm chết bằng cồn 20%, mẫu bò sát thường làm chết bằng dung dịch nem-bu-tol. Các mẫu vật trên

được cố định trong fc-mơn 10% trong vịng 24 giờ. Mẫu ADN được ngâm trong dung dịch cồn 95% hoặc dung dịch chuyên dụng. Sau khi cố định, mẫu vật được chuyển sang ngâm trong cồn 70%. Mẫu vật sẽ được lưu giữ tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ và một phần chuyển trả lại cho Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên - Huế. Mẫu ADN sẽ được lưu giữ trong ni-tơ lỏng tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ.

3.2.3 Điều Tra Phỏng Vấn

Đã tiến hành phỏng vấn người dân địa phương bằng cách đưa ra các ảnh màu và lắng nghe những ý kiến của họ. Người được phỏng vấn sẽ chỉ ra những đặc điểm nhận dạng mà họ cho là quan trọng. Các loài ghi nhận qua phỏng vấn chủ yếu là các lồi có giá trị kinh tế (hay bị săn bắt), các lồi có kích cỡ lớn hoặc những lồi có đặc điểm nhận dạng đặc trưng nổi bật.

3.2.4 Tài Liệu Sử Dụng Trong Phân Loại và Đánh Giá

Tên khoa học của các lồi ếch nhái theo Frost (2004), của bị sát theo Uetz và cộng sự (2004). Tên Việt Nam của các loài theo Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trường (2005). Để đánh giá các loài quý hiếm chúng tôi dựa vào Danh lục Đỏ của IUCN (2004), Sách Đỏ Việt Nam (2000), Nghị Định 48 của Chính Phủ (2002) và các Phụ lục của Công ước CITES (2005).

3.2.5 Đánh Giá Giá Trị Bảo Tồn của Các Địa Điểm Nghiên Cứu

Chúng tơi sử dụng phương pháp tính điểm để đánh giá giá trị bảo tồn của các địa điểm nghiên cứu. Đối với mỗi tiêu chí đánh giá, số điểm cao hơn sẽ dành cho địa điểm tốt hơn (thang điểm từ 1 đến 4). Theo phương pháp của chúng tôi, giá trị bảo tồn của các khu vực xếp theo thứ tự từ cao đến thấp như sau: A Rồng, Thượng Lộ, Hương Ngun và Dương Hịa. Sự đa dạng (sự đa dạng về thành phần loài) và số lượng loài quý hiếm được đánh giá dựa vào số lượng các loài ghi nhận được ở mỗi địa điểm (Bảng 1.0). Tiêu chí này khơng tính đến các lồi ghi nhận qua phỏng vấn do chúng tơi khơng được phép tiến hành phỏng vấn ở khu vực A Rồng.

Diện tích rừng được đánh giá dựa vào ảnh vệ tinh (tham khảo tại Văn phòng Dự án Hành lang

xanh). Chất lượng sinh cảnh và mức độ tác động của con người được đánh giá dựa trên chất lượng rừng tự nhiên. Khu vực Hương Nguyên là dạng sinh cảnh rừng thứ sinh đã bị tác động. Mặc dù việc khai thác gỗ (hợp pháp) vẫn đang được tiến hành ở khu vực này nhưng diện tích rừng cịn khá lớn, liên hồn và cịn khá tốt đã giúp cho khu vực này được đánh giá có tầm quan trọng trong khu vực Trung Trường Sơn. Khu vực A Rồng có diện tích lớn rừng ngun sinh, chất lượng rất tốt. Rừng phía trên đường Hồ Chí Minh thuộc loại rừng giàu, chúng tôi cũng bắt gặp dấu vết của các hoạt động khai thác gỗ, bẫy động vật trong rừng. Một số khu vực phía dưới đường bị ngăn cách, bồi lấp hoặc xói mịn nhưng chất lượng sinh cảnh ở phía dưới cũng khá tốt, hơn nữa diện tích rừng ở phía dưới cịn nối liền với nhau tạo thành các dải rừng liên hoàn. Khu vực này cũng được đánh giá có tầm quan trọng cao đối với bảo tồn. Một phần rừng tự nhiên ở khu vực Thượng Lộ là rừng thứ sinh đang phục hồi. Mặc dù chưa có điều kiện khảo sát khu vực rừng giáp ranh với huyện A Lưới nhưng theo chúng tôi, rừng ở khu vực giáp ranh này có chất lượng khá tốt, có khả năng đóng vai trị quan trọng trong việc tạo hành lang xanh nối liền với VQG Bạch Mã. Địa điểm cuối cùng - Bình Thành là rừng trồng xen kẽ với các trảng cây bụi thưa, phía trên đỉnh đồi cịn sót lại một khoảnh nhỏ rừng nguyên sinh đã bị tác động hoặc rừng thứ sinh. Chất lượng sinh cảnh ở khu vực này là kém nhất.

3.3 Các Kết Quả

Các kết quả được trình bày ở đây là một tóm tắt về nghiên cứu chi tiết đa dạng sinh học. Đối với các báo về chi tiết các điểm nghiên cứu, các danh mục về loài, các ảnh chụp và dữ liệu thảm khảo thêm báo cáo thực hiện của Nguyễn Quang Trường và Bain (2006).

3.3.1 Nỗ Lực của Chuyến Khảo Sát

Chúng tôi đã sử dụng 191,5 giờ nhân công trong thời gian khảo sát. Diễn biến số lượng lồi trong q trình khảo sát được thể hiện ở Hình 21.0. Số lượng các lồi ở mỗi điểm có sự khác nhau do diện tích, địa hình cũng như chất lượng sinh cảnh khác nhau. Hơn nữa, đây mới chỉ là kết quả định loại bước đầu nên tổng số loài ở khu vực Dự án có thể thay đổi chút ít. Đáng chú ý nhất là địa điểm nghiên cứu A Roàng Hương Nguyên, số lượng các lồi tăng lên rõ rệt do có thời gian nghiên cứu lâu hơn, nhưng cũng thấy có sự khác biệt lớn về sự đa dạng về thành phần lồi bị sát và ếch nhái ở hai địa điểm này so với hai địa điểm còn lại.

Species Accumulation Curve

0 10 20 30 40 50 60 70 8/16/05 8/17/05 8/18/05 8/19/05 8/20/05 8/21/05 8/22/05 8/23/05 8/24/05 8/25/05 8/26/05 8/27/05 8/28/05 8/29/05 8/30/05 8/31/05 9/1/05 9/2/05 9/3/05 9/4/05 9/5/05 9/6/05 9/7/05 9/8/05 9/9/05 9/10/05 9/11/05 Days Total Tra Ve A Pat Tuong Lo Binh Thanh

Hình 21.0 Diễn biến số lượng các lồi ghi nhận được

3.3.2 Thành Phần Lồi Ếch Nhái và Bị Sát ở Khu Vực Dự Án Hành Lang Xanh

Tổng số đã ghi nhận được 91 loài ếch nhái và bị sát (trong đó có 66 lồi ghi nhận thơng qua quan sát trực tiếp) ở khu vực Dự án Hành lang xanh, bao gồm: 41 loài ếch nhái (38 loài quan sát trực tiếp); 27 loài rắn (16 loài quan sát trực tiếp); 16 loài thằn lằn (12 loài quan sát trực tiếp); và 7 lồi rùa (khơng có lồi nào quan sát trực tiếp). Số lồi chúng tơi ghi nhận được ở khu vực Dự án chiếm 43% (91/210 loài) tổng số loài đã ghi nhận ở khu vực Trung Trường Sơn trong đó: ếch nhái chiếm 64% số loài hiện biết (59% ghi nhận trực tiếp); rắn chiếm 30% số loài hiện biết (17% ghi nhận trực tiếp); thằn lằn chiếm 32% (26% ghi nhận trực tiếp) và rùa chiếm 77% số loài hiện biết. Trong số các loài ghi nhận được hầu hết sinh sống ở sinh cảnh rừng, ví dụ: 6 lồi thuộc họ Cóc bùn (Megophryidae); nhái bầu béc-mơ Microhyla berdmorei, nhái bầu hoa cương M. marmorata, ếch ap-si-ta Huia absita, ếch hát-chê Limnonectes

hascheanus, các loài ếch sần Paa spp., ếch at-ti-gua Rana attigua, các loài ếch suối, các loài

nhái cây như: nhái cây sừng Chirixalus supercornutus, nhái cây bà nà Philautus cf. banaensis, nhái cây trường sơn Philautus truongsonensis, ếch cây trung bộ Rhacophorus annamensis,

ếch cây hi-ma-lay-a Rhacophorus bipunctatus, ếch cây cựa Rhacophorus calcaneus, ếch cây

nếp da hông Rhacophorus exechopygus, ếch cây bay Rhacophorus reinwardtii; tất cả các loài nhơng, thạch sùng mí Goniurosaurus sp., các lồi thạch sùng ngón Cyrtodactylus sp., cả hai lồi kỳ đà, rắn roi thường Ahaetulla prasina, rắn nhiều đai Cyclophiops multicinctus, rắn leo

Số loài ghi nhận

cây Dendrelaphis ngansonensis, rắn khuyết đốm Lycodon fasciatus, rắn khiếm Oligodon fasciolatus, rắn hổ mây ham-tơn Pareas hamptoni, rắn hổ đất nâu Psammodynastes

pulverulenta, cả ba loài rắn lục Trimeresurus và tất cả các loài rùa (trừ loài ba ba trơn

Pelodiscus sinensis).

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng sinh học khu vực cảnh quan rừng hành lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 63 - 66)