Nghiên Cứu Thiết Lập Cá cÔ Tiêu Chuẩn

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng sinh học khu vực cảnh quan rừng hành lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 54 - 56)

Tổng cộng đã nghiên cứu các lồi cây khơng gỗ ở 52 ơ và các lồi cây gỗ ở 49 ô và được trình bày chi tiết sau đây.

2.6.1 Thảm Thực Vật và Các Ơ Khơng Cây Gỗ

Tổng số loài cỏ (bao gồm cả các loài sống bám trên cây và dây leo) trong tất cả các ô nghiên cứu khoảng 150 loài. Chúng chiếm nhiều nhất khoảng 40% tổng số loài cỏ, cây sống bám trên cây và dây leo ghi nhận được ở vùng nghiên cứu. Các họ thực vật giàu loài cỏ nhất trong các ô nghiên cứu là Palmae, Rubiaceae, Leguminosae, Zingiberaceae và Melastomataceae. Những lồi cỏ ghi nhận được trong các ơ nghiên cứu là các lồi phổ biến nhất. Mỗi ơ nghiên cứu thường có từ 28 đến 35 lồi cỏ. Tuy nhiên số lồi cỏ trong các ơ của rừng nguyên sinh chưa bị tác động thường ít hơn so với rừng nguyên sinh đã bị khai thác và rừng thứ sinh, thường 21- 25 lồi, đơi khi ít hơn 15-20 lồi và ở đó chúng cũng mọc rải rác, tạo nên tầng cỏ thưa thớt, thưa, chỉ che phủ 30-40%, đơi khi ít hơn. Trong khi đó, tầng cỏ trong các quần xã rừng nguyên sinh bị khai thác và rừng thứ sinh thường rậm, có độ che phủ thường đến 50-70%, đơi khi hơn nữa. Thành phần lồi cỏ trong các ô nghiên cứu ở rừng nguyên sinh bị khai thác và rừng thứ sinh già thường rất giống nhau ở khắp các điểm nghiên cứu, chúng đều là các lồi chịu bóng. Các lồi tìm thấy trong hầu hết các ơ nghiên cứu là các lồi cỏ như Licuala fatua,

Calamus faberi, Hypolytrum nemorum, Catimbium speciosum, Ixora cuneifolia, Taenitis blechnoides, Ophiopogon reptans, woody vine Tetracera sarmentosa and semi-herbaceous vines Smilax gagnepainii, Smilax corbularia. Chỉ có một số lồi cỏ có sự phân bố thực sự hạn hẹp, chỉ gặp trong một hay hai điểm nghiên cứu mà thôi. Trong khi Licuala fatua chỉ gặp trong 2 ô ở xã Hồng Vân ở độ cao trên 1000 m; Teratophyllum hainanense là một loài Ráng leo bám trên cây gỗ, gần đặc hữu của Việt Nam chỉ gặp ở xã Thượng Quang (huyện Nam Đông) và xã Dương Hoà (huyện Hương Thủy); Distychochlamys citrea phát hiện ở một vài ô chỉ ở xã Thượng Quang, cịn Ardisia colorata chỉ ở một ơ của xã A Roàng.

Ngược lại, thành phần loài cỏ của các trảng cây bụi non (khoảng 5-7 tuổi) tái sinh sau nương rẫy hoàn toàn khác với ưu thế là một số lồi tiên phong ưa sáng. Các lồi đó có sự phân bố rộng, nhiều lồi trong đó là các lồi xâm chiếm khơng tại chỗ. Các lồi cỏ điển hình ở các ô này là Paspalum paspaloides, Eragrostis nutans, Cyrtococcum sp., Thysanolaena maxima, Scleria levis, the ferns Blechnum orientale, Dicranopteris linearis, Gleichenia truncata, Pteris semipinnata, Rubus cochinchinensis, Tre (Schizostachyum dullooa) và dưới các lớp cây

bụi (Melastoma sanguineum), Euodia crassifolia. Nếu các quần xã thứ sinh non trẻ này không chịu tác động phá hoại của con người nữa thì sớm muộn chúng sẽ có thành phần lồi cỏ giống như của rừng thứ sinh già. Theo như các quan sát của chúng tơi thì thảm thực vật ở phần lớn các ơ nghiên cứu phục hồi nhanh chóng, và thành phần lồi khơng phải gỗ của chúng sẽ dần giống như ở các quần xã rừng nguyên sinh.

2.6.1.1 Các Ô Cây Gỗ

Căn cứ vào mức độ bị tác động, diện tích rừng khảo sát có thể được chia làm 2 kiểu chính: Rừng nguyên sinh (ít bị tác động) và rừng thứ sinh. Kiểu rừng nguyên sinh chỉ chiếm khoảng dưới 5% tổng diện tích rừng ở Thừa Thiên-Huế. Hầu hết các diện tích rừng còn lại thường là rừng nguyên sinh đã bị khai thác kiệt hoặc rừng thứ sinh hình thành sau các tác động như khai thác gỗ (khai thác trắng hoặc khai thác chọn). Nhìn chung, thành phần các lồi cây gỗ mang tính đồng nhất. Thành phần các lồi cây ưu thế thường giống nhau và là đại diện của các yếu tố tại chỗ (bản địa). Các nhóm cây ‘lập quần’ chính thường xuất hiện ở hầu hết các trạng thái rừng như Chò đen (Parashorea stellata), Kiền kiền (Hopea pierrei), Đào (Palaquium

mất của một số lồi có thể xem như chỉ báo cho tình trạng của một trạng thái rừng hoặc mức độ tác động của các nhân tồ bên ngoài như Lim xanh (Erythrophleum fordii), Kim giao núi đất (Nageia wallichiana). Một số loài cây ưu thế ở tầng trên thường rơi vào các họ như: Dầu (Dipterocarpaceae), Sến (Sapotaceae), Măng cụt (Clusiaceae), Trôm (Sterculiaceae), Bồ hòn (Sapindaceae), Trám (Burseraceae), Dẻ (Fagaceae), Ngọc lan (Magnoliaceae), Sim (Myrtaceae), Na (Annonaceae), và họ Đậu (Fabaceae). Tầng dưới có đại diện của các họ như Du (Ulmaceae), Cơm (Elaeocarpaceae), Thơi ba (Alangiaceae), Máu chó (Myristicaceae), Re (Lauraceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), Cà phê (Rubiaceae), Bồ hòn (Sapindaceae), Xoan (Meliaceae), Thị (Ebenaceae), Chè (Theaceae) và Dung (Symplocaceae).

Các khu vực rừng có được phân nhóm trạng thái theo hệ thống phân loại rừng của Viện Điều tra Qui hoạch Rừng (FIPI) như bảng 6.0 dưới đây; Chỉ có khu vực rừng xã A Roàng được xem là ở trạng thái rừng nguyên sinh (IVa/b).

Bảng 6.0 Các kiểu rừng phân theo trạng thái ở vùng nghiên cứu của Dự án

Kiểu rừng Trạng thái Địa điểm phân bố

1. Rừng nguyên sinh (hoặc ít bị tác động) IVa, IVb A Roàng

2. Rừng nguyên sinh bị tác động IIIb, IIIa3 Thung Quang, A Roàng

3. Rừng nguyên sinh nghèo kiệt do khai thác kiệt IIIa2 Thung Quang, Hương Nguyên, Dương Hòa 4. Rừng thứ sinh nghèo kiệt do khai thác trắng hoặc

khai thác kiệt

IIIa1 Thung Quang, Hồng Vân, Hồng Kim, Dương Hòa 5. Rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác hoặc canh

tác nương rẫy

IIb Thung Quang, Dương Hòa, Trà Lệnh 6. Rừng thứ sinh phục hồi sau chất độc da cam IIb Dương Hòa và Hồng Vân

7. Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy và cháy rừng

IIa Hồng Kim và Hồng Vân 8. Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa IIa, Ic Hồng Vân, Dương Hòa

9. Trảng cây bụi xen trảng cỏ Ib Thung Quang, Dương Hòa, Hương Nguyên 10. Cỏ dại, đất trống Ia Hồng Kim, Hương Nguyên

Ghi chú: Trạng thái rừng được phân loại dựa vào Quy phạm thiết kế kinh doanh rừng QPN 6-84 ban hành kèm theo quyết

định số 682/GĐKT của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp ký ngày 01/8/1984.

2.6.1.2 Đánh Giá Sinh Cảnh

Dựa vào dữ liệu thu thập từ 5 điểm khảo sát, chúng tôi đề xuất phân chia khu vực Hành Lang Xanh thành 3 vùng sinh thái. Vùng thứ nhất bao gồm A Roàng và các vùng phụ cận. Vùng thứ hai gồm các điểm Thượng Quảng, Dương Hòa, và Hương Nguyên. Vùng thứ ba gồm 2 địa điểm là Hồng Kim và Hồng Vân. Căn cứ dùng để phân chia như trên dựa vào phây tích mối quan hệ giữa các nhóm lồi (bậc phân loại) ở 5 địa điểm khảo sát. Phân tích này sử dụng chỉ số Jaccard (Magurran, 1988) nhằm xem mối quan hệ giữa các loài khác nhau. Tuy vậy, do dữ liệu về lồi khơng đầy đủ trong đợt khảo sát do điều kiện thời gian hạn hẹp cho việc thu thập các mẫu vật và các nguồn dữ liệu liên quan khác. Vì vậy, chúng tơi đã sử dụng dữ liệu về Chi để thay thế đánh giá liên quan đến thành phần các loài cây gỗ. Để đánh giá một cách nhanh chóng và hiệu quả, chúng tôi so sánh mức độ tương đồng của cùng một Chi tại 5 điểm khảo sát. Với mức độ chính xác và nguồn dữ liệu có sẵn, chúng tôi chỉ lựa ra những Chi cây gỗ nào xuất hiện trên 50% trong tổng số các ô mẫu điều tra (nghĩa là xuất hiện hơn một nửa tổng số ô mẫu điều tra). Thành phần loài cây gỗ ở các điểm nghiên cứu khơng có sự khác biệt lắm so với VQG Bạch Mã, ngoại trừ ở điểm khảo sát Hồng Kim và Hồng Vân. Lý do có sự khác biệt này có thể là do yếu tố địa lý và mức độ tác động. Chế độ khí hậu ở Hồng Kim và

Hồng Vân có nét tương tự như khí hậu khu vực Tây Trường Sơn, nghĩa là ít mưa và có gió nóng vào mùa khơ. Ngồi ra, chiến tranh cùng với các tác nhân hủy diệt (như chất rụng lá và bom napal) đã hủy hoại tồn bộ rừng ngun sinh ở đó. Do vậy hiện trạng rừng hiện nay là kết quả của hai nhóm tác động: hủy hoại bởi chiến tranh và khai thác kiệt bởi người dân địa phương ngay sau khi có chính sách giao rừng.

Chi cây gỗ được ghi nhận là giống nhau nhất khi so sánh giữa Thượng Quảng và A Rồng. Điều này có thể giải thích rằng rừng ở hai địa điểm này vẫn đang trong tình trạng cịn khá tốt và ngun vẹn mặc dù có bị ảnh hưởng bởi một số nhân tố tác động. Sự tương đồng giữa hai điểm Thượng Quảng và Dương Hịa là do hai vị trí này cùng nằm chung trong một lưu vực của sông Tả Trạch và các ô khảo sát ở cùng một độ cao tương đương.

2.6.2 Đánh Giá Các Mối Đe Dọa Bảo Tồn

Ảnh hưởng của các nhân tố tác động lên hệ thực vật và thảm thực vật rõ ràng ở tất cả các điểm nghiên cứu của Dự án và dẫn đến sự thối hóa liên tục của thảm thực vật và hệ thực vật với việc suy giảm đa dạng sinh học tại chỗ. Ảnh hưởng của các nhân tố phá hoại ở vùng nghiên cứu được trình bày tóm tắt trong bảng 7.0. Các hậu quả ảnh hưởng của các nhân tố đó đối với sự thối hóa của thảm thực vật và biến đổi của cảnh quan. Đồng thời, sự tái sinh của một vài lòai cây mọc tự nhiên điển hình trong rừng nguyên sinh đã quan sát thấy ở tất cả các điểm nghiên cứu nơi vẫn còn (dù chỉ một) cá thể trưởng thành mang hạt (hy vọng sẽ đạt được dáng vẻ của rừng nguyên sinh trong 100-150 năm nữa để các cây gỗ ưu thế trong tầng cao nhất của rừng).

Bảng 7.0 Các nhân tố phá hoại ở các điểm nghiên cứu của Dự án

Khu vực nghiên cứu

Yếu tố tác động 1 2 3 4 5

Khai thác gỗ + + + + +

Phát nương làm rẫy + + + + +

Phá hoại của bom mìn + + +

Chất độc khai quang + + +

Xây dựng đường +

Trước đây, cấu trúc rừng đã từng bị tác hại rất lớn của chiến tranh dưới ảnh hưởng của bom mìn, rải chất khai quang và lửa. Hậu quả của những tác hại đó ngày nay vẫn còn thấy ở một số điểm nghiên cứu như ở các xã Hồng Kim, Hồng Vân và Dương Hòa. Ngày nay, việc xây dựng đường cũng là một trong các nhân tố chính có ảnh hưởng xấu đến thực vật ở vùng nghiên cứu của Dự án. Ví dụ, đó là việc xây dựng đường số 74 ở xã Thượng Quảng, số 73 ở xã Hồng Kim, đường Hồ Chí Minh ở xã A Rồng và các đường khai thác gỗ ở xã Dương Hòa. Trong tương lai tỉnh cịn có kế hoạch phát triển hạ tầng như xây dựng một số hồ chứa nước Tả Trạch và nhà máy thủy điện trên sông Bồ ở các lưu vực trên núi. Các cơng trình xây dựng này sẽ làm biến mất một diện tích rừng đáng kể. Hơn thế nữa các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng thường đi kèm theo nạn săn bắn và chặt hạ gỗ. Chúng ta cần biết trước để có biện pháp ngăn chặn có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng sinh học khu vực cảnh quan rừng hành lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)