Trình tự công việc của kiểm toán tuân thủ

Một phần của tài liệu tài liệu kiểm toán dành cho sinh viên hệ đào tạo đại học từ xa (Trang 116 - 118)

- Tôn trọng pháp luật

CHƯƠNG VI: TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP

6.3.3 Trình tự công việc của kiểm toán tuân thủ

Là một loại hình của kiểm tốn nội bộ, việc tiến hành một cuộc kiểm toán tuân thủ cũng theo trình tự các bước cơng việc của một cuộc kiểm tốn nói chung, nhưng những nội dung cụ thể của nó được quy định phù hợp với tính chất của 1 cuộc kiểm toán tuân thủ. Cụ thể các bước cơng việc của một cuộc kiểm tốn tn thủ như sau:

Bước 1: Lập kế hoạch và lựa chọn phương pháp kiểm toán tuân thủ:

Việc lập kế hoạch và lựa chọn phương pháp kiểm toán tuân thủ phụ thuộc vào từng phương thức tiến hành kiểm toán: Theo phương thức tiến hành một cuộc kiểm toán tuân thủ riêng biệt (Mục đích của cuộc kiểm tốn là kiểm toán tuân thủ) hay theo phương thức tiến hành kiểm toán tuân thủ đồng thời kết hợp với kiểm tốn báo cáo tài chính hoặc kiểm tốn hoạt động trong một cuộc kiểm tốn nội bộ.

Vì vậy, vấn đề hết sức quan trọng trước hết là trong chương trình, kế hoạch của cuộc kiểm tốn phải xác định rõ được mục đích của việc kiểm tốn tn thủ trong cuộc kiểm tốn là gì? Nội dung cụ thể ra sao? Phạm vi đến đâu? Thời gian tiến hành bao lâu và trong khoảng thời gian nào?

Nội dung thứ hai trong bước lập kế hoạch là xác định quy mô, phương pháp, cách thức tiến

hành, biện pháp tổ chức thực hiện. Đây là những nội dung cụ thể cần phải xác định rõ ở khâu lập kế hoạch để đảm bảo tính chủ động khi tiến hành kiểm tốn. Quy mơ của một cuộc kiểm tốn

thường gắn liền với mục đích kiểm tốn và thể hiện bằng khối lượng công việc phải tiến hành

kiểm toán. Việc lựa chọn các thức tiến hành và biện pháp tổ chức thực hiện cụ thể phải căn cứ vào tính chất của từng cuộc kiểm tốn.

Việc tổ chức lực lượng để tiến hành một cuộc kiểm tốn nội bộ nói chung và kiểm tốn tn thủ nói riêng, phụ thuộc rất nhiều vào tính chất phức tạp của từng cuộc kiểm toán, về các nghiệp vụ và kiến thức kinh tế - kỹ thuật có liên quan cần sử dụng. Cho nên trong từng trường hợp cụ thể, có thể chỉ sử dụng kiểm tốn viên nội bộ của doanh nghiệp, cũng có thể có trường hợp ngồi kiểm tốn viên nội bộ của doanh nghiệp, phải mời kiểm toán viên độc lập của các cơng ty kiểm tốn hoặc thậm chí phải mời cả các chuyên gia thuộc các lĩnh vực liên quan.

Do tính chất khác biệt của kiểm tốn tn thủ so với các loại hình kiểm tốn khác nên về nội dung chuẩn bị một cuộc kiểm toán tuân thủ cũng có những quy định khác.

Trong đó, nội dung thứ nhất là việc nghiên cứu các văn bản, tài liệu, các biện pháp, chính sách, quy định liên quan đến mục đích và nội dung của cuộc kiểm tốn. Nói cách khác trước khi tiến hành một cuộc kiểm toán tuân thủ, kiểm toán viên nội bộ phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết cho mình. Kiểm tốn viên nội bộ phải nghiên cứu kỹ những tài liệu này để nắm chắc những quy định pháp lý có liên quan nhằm mục đích chủ động khi tiến hành kiểm tốn: có thể

hiểu đúng và có cơ sở pháp lý so sánh, đối chiếu tình hình thực tế với những quy định pháp lý; qua đó mà có thể xác nhận ngay khi tiến hành kiểm toán: đơn vị được kiểm toán đã thực hiện sai,

đúng hay là chưa đúng những quy định quản lý?

Nội dung thứ hai trong công tác chuẩn bị là kiểm tốn viên phải tìm hiểu các chính sách,

quy định mới, các chủ trương, biện pháp mới phát sinh trong kỳ kiểm toán. Đây cũng là một nội dung quan trọng nhằm đảm bảo tính đúng đắn của những căn cứ pháp lý làm cơ sở để so sánh, đối chiếu khi tiến hành kiểm toán tuân thủ. Bởi vì, trong q trình tiến hành kiểm tốn tn thủ, kiểm tốn viên nội bộ khơng được phép so sánh, đối chiếu tình hình thực tế với những chính sách, những quy định đã lạc hậu rồi (đã khơng cịn hiệu lực pháp lý).

Nội dung thứ ba không kém phần quan trọng trong công tác chuẩn bị một cuộc kiểm toán

tuân thủ là kiểm toán viên nội bộ phải xem xét các báo cáo, tài liệu, hồ sơ kiểm tốn trước đó (nếu các kỳ trước các đơn vị này đã được kiểm toán). Các kiểm tốn viên nội bộ có thể thơng qua

những báo cáo, tài liệu này để trước khi tiến hành kiểm tốn có thể nắm được sơ bộ hay có thể hiểu được một phần nào tình hình quản lý và tuân thủ quy định pháp luật của đơn vị được kiểm

tốn trước đó

Nội dung thứ tư liên quan đến cơng tác chuẩn bị kiểm tốn đó là việc kiểm toán viên phải

tiến hành thu thập các mẫu, chương trình, các chỉ dẫn cho cuộc kiểm tốn tuân thủ sẽ được tiến hành, như: Mẫu kiểm toán, các chương trình, các chỉ dẫn (Chỉ dẫn về cách thức, các mối liên hệ, chỉ dẫn về thời gian...) nhằm đảm bảo việc tiến hành kiểm toán được thuận lợi.

Bước 3: Tổ chức thực hiện kiểm toán tuân thủ:

Tổ chức thực hiện kiểm toán là bước mang tính chất quyết định của một cuộc kiểm tốn. Trong bước này có bốn nội dung cơng việc phải làm:

Nội dung thứ nhất là phải xem xét, thu thập, đánh giá đủ các bằng chứng cần thiết có liên

quan, kể cả các bằng chứng hay chứng cứ ngồi doanh nghiệp. Bằng chứng kiểm tốn giúp kiểm tốn viên nội bộ có thể kiểm tra, xác định đúng đắn sự tuân thủ các quy định quản lý của đơn vị, cá nhân có liên quan để cuối cùng có thể kết luận được là sự tuân thủ đó là đúng, sai hay là chưa

đúng và qua đó có thể xác định được nguyên nhân gây ra những vi phạm, mức độ vi phạm, trách

nhiệm của tập thể, cá nhân, đề xuất biện pháp khắc phục, xử lý.

Nội dung thứ hai các kiểm toán viên nội bộ cần phải chú trọng trong quá trình thực hiện

kiểm toán là phải tiến hành xem xét, đánh giá việc thực hiện các chính sách, các quy định trong thực tế hoạt động của đơn vị được kiểm toán. Đây chính là nội dung trọng tâm của q trình thực hiện một cuộc kiểm toán nội bộ và được tiến hành bằng cách kiểm tra, so sánh, đối chiếu tồn bộ các tài liệu, các tình hình, bằng chứng với những qui định trong các văn bản pháp lý liên quan của

Nhà nước, của các cơ quan có thẩm quyền và của lãnh đạo doanh nghiệp và qua đó nhằm có đủ

điều kiện để đánh giá tính tuân thủ các qui định pháp lý về quản lý của đơn vị.

Nội dung thứ ba trong bước này là một nội dung khá quan trọng, mang tính quyết định chất

lượng cơng việc của cuộc kiểm tốn tn thủ của kiểm tốn viên nội bộ doanh nghiệp: Đó là việc

đánh giá khả năng sai sót, nhầm lẫn, gian lận đối với từng loại nghiệp vụ, từng hoạt động kinh tế.

Tuy nhiên, để đánh giá đúng theo từng trường hợp cụ thể: Trường hợp nào được coi là sai sót,

trường hợp nào được coi là nhầm lẫn, trường hợp nào coi là gian lận, kiểm toán viên cần phải xem xét kỹ từng trường hợp trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.

Nội dung thứ tư là phải đánh giá được tính trọng yếu và rủi ro của các nghiệp vụ kinh tế

phát sinh. Điểm này cũng đã được trình bày và phân tích rất kỹ trong các chương trước. Tuy

nhiên, riêng đối với kiểm tốn tn thủ, cịn có mục đích khác là xem xét chúng để có thể kết luận

được là sự việc đó mang tính khách quan hay là mang nặng tính chủ quan, đồng thời cũng giúp

cho kiểm tốn viên nội bộ trong q trình thực hiện kiểm tốn, có thể xác định được là nó rơi vào trường hợp, tình huống, điều kiện nào?

Nội dung thứ năm cần được thực hiện trong quá trình kiểm tốn đó là tiến hành phân tích,

khảo sát các khoản mục chính liên quan đến mục đích, nội dung của cuộc kiểm toán tuân thủ. Đồng thời cũng phải kết hợp khảo sát, bổ sung các khoản mục chi tiết khác và xem xét các sự kiện

liên quan để đánh giá từng sự kiện cũng như là kết quả chung của cuộc kiểm toán tuân thủ.

Bước 4: Kết thúc cuộc kiểm toán tuân thủ.

Ở bước này kiểm toán viên nội bộ phải thực hiện 2 nội dung công việc quan trọng liên quan đến việc kết thúc một cuộc kiểm toán tuân thủ:

Nội dung thứ nhất mang tính bắt buộc là khi kết thúc cuộc kiểm toán tuân thủ, kiểm toán

viên nội bộ phải lập báo cáo kiểm toán. Cách thức lập báo cáo kiểm toán tuân thủ phụ thuộc vào từng phương thức tiến hành kiểm toán tuân thủ.

Trường hợp cuộc kiểm toán tuân thủ được tiến hành độc lập, riêng biệt thì báo cáo kiểm

tốn tn thủ được lập thành báo cáo riêng. Nhưng nếu các nội dung cơng việc kiểm tốn tn thủ lại được kết hợp trong một cuộc kiểm toán hoạt động hay kiểm tốn báo cáo tài chính thì báo cáo kiểm tốn ngồi những kết luận liên quan đến kiểm toán hoạt động hoặc kiểm tốn báo cáo tài

chính cịn phải có những kết luận về tình hình chấp hành các quy định pháp lý có liên quan đến mục đích, nội dung kiểm tốn tn thủ.

Nội dung thứ hai trong bước kết thúc kiểm toán là tiến hành phúc tra kết quả kiểm toán.

Việc phúc tra kết quả kiểm toán chỉ xảy ra trong những trường hợp khi mà có những kiến nghị liên quan đến kết luận trong báo cáo kiểm tốn, như: có vấn đề, nội dung kết luận chưa chính xác, hoặc chưa thoả đáng, dẫn đến có ý kiến kháng nghị hoặc cịn kiện tụng buộc lãnh đạo doanh

nghiệp phải quyết định cho phúc tra toàn bộ hay từng phần kết quả kiểm toán theo báo cáo kiểm toán do kiểm toán viên nội bộ lập để làm rõ những vấn đề, nội dung đó.

Một phần của tài liệu tài liệu kiểm toán dành cho sinh viên hệ đào tạo đại học từ xa (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)