- Tôn trọng pháp luật
5.2.4. Quan hệ với khách hàng
Quan hệ giữa kiểm toán viên với khách hàng là mối quan hệ cơ bản nhất xuyên suốt cuộc kiểm tốn trong đó.
Khách hàng là người mời kiểm tốn người được phục vụ đồng thời lại là người bị kiểm tra và đơi khi học phải giải trình hoặc trả lời những vấn đề mà họ không muốn trả lời.
Kiểm toán viên là người phục vụ nhưng lại là người được kiểm tra và có quyền xem xét thẩm vấn, kể cả cấp cao nhất của doanh nghiệp. Ngay từ lúc nhận làm kiểm tốn (có thư hẹn kiểm toán), kiểm toán viên đã phải làm rõ mối quan hệ đó.
Kiểm tốn viên cần xác định rõ việc kiểm toán ở doanh nghiệp sẽ được thực hiện theo các bản quy pháp quy hoặc các chuẩn mực và kế toán nào. Yêu cầu các doanh nghiệp phải chuẩn bị và cung cấp các tài liệu, văn bản, các ghi chép có liên quan đến cơng việc của kế tốn, nếu doanh nghiệp khơng đáp ứng đầy đủ thì kế tốn viên có quyền từ chối kiểm tốn. Khi có những điều chưa rõ ràng, kiểm tốn viên có quyền yêu cầu giám đốc doanh nghiệp phải có giải trình, hoặc được thẩm vấn những người có liên quan.
Trong q trình thực hành kiểm tốn nếu doanh nghiệp không đáp ứng những yêu cầu hợp pháp của kiểm tốn viên, thí dụ: yêu cầu kiểm tra kho hàng hoặc giám định chất lượng sản phẩm... thì kiểm tốn viên có thể lập báo cáo kiểm tốn loại chấp nhận từng phần hoặc loại trái người, vì khơng có đủ cơ sở kết luận.
Trách nhiệm về ngăn ngừa và phát hiện gian lận và sai sót thuộc về các nhà quản lý doanh nghiệp. Khi kiểm toán viên chứng minh được rằng đã thi hành mọi chức năng nghiệp vụ cần thiết, thì kiểm tốn viên được miễn trách, người chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi gian lận, sai sót là các nhà quản lý doanh nghiệp. Nhưng nếu kiểm tốn viên khơng làm hết chức năng của mình thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự cẩu thả không hồn thành chức trách của mình.