Kiểm toán bộ phận các báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu tài liệu kiểm toán dành cho sinh viên hệ đào tạo đại học từ xa (Trang 75 - 77)

- Rủi ro phát hiện (detection risk DR).

CHƯƠNG IV: TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC KIỂM TOÁN

4.2.2 Kiểm toán bộ phận các báo cáo tài chính

Nguyên tắc thứ ba về kiểm toán đã được IAPC phê chuẩn tháng 06 năm 1980 đã ghi rõ: Kiểm toán viên phải soát xét lại và đánh giá các kết luận rút ra từ các bằng chứng kiểm toán đã thu thập được làm căn cứ cho việc diễn đạt các nhận xét của mình về các thơng tin tài chính.

Việc sốt xét lại và đánh giá kéo theo việc hình thành kết luận tồn diện về các khía cạnh sau:

- Các thơng tin tài chính được lập bằng cách sử dụng chế độ, kế tốn có thể chấp nhận được và chế độ kế tốn này đã được chấp nhận một cách nhất quán.

- Thơng tin tài chính phù hợp với các quy định hiện hành của chế độ và pháp luật

- Tồn cảnh các thơng tin tài chính là nhất qn với hiểu biết của kiểm toán viên về đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

- Các thơng tin tài chính đã thể hiện thoả đáng mọi vấn đề trọng yếu và được trình bày hợp lý

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm nhiều bộ phận thơng tin tài chính phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, những số liệu ghi trong từng bộ phận của báo cáo tài chính là những thơng tin đã được thu thập, xử lý, ghi chép, tổng hợp từ các phần hành kế tốn có liên quan. Đây cũng chính là những cơng việc chủ yếu của kiểm toán.

Kiểm toán các bộ phận của báo cáo tài chính phải rất linh hoạt, khơng phải làm lại mọi cơng việc kế tốn nhưng phải biết áp dụng các phương pháp kiểm tốn thích hợp cho từng bộ phận, từng hoàn cảnh cụ thể.

Kiểm toán việc cần chú ý thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán đủ độ tin cậy làm cơ sở cho những nhận xét đánh giá của mình đối với từng bộ phận được kiểm toán. Khi cần thiết các kiểm tốn viên có thể sử dụng tư liệu của chuyên gia, các kiểm toán viên khác (như kiểm tốn viên nội bộ...) nhưng kiểm tốn viên chính vẫn phải chịu trách nhiệm về bất cứ tư liệu nào mình áp dụng đối với kết luận.

Trường hợp các bằng chứng về nghiệp vụ của các bên hữu quan có thể bị hạn chế, kiểm tốn viên cần cân nhắc để tiến hành các biện pháp bổ xung cần thiết như:

+ Xác nhận các khoản mục và tổng giá trị các nghiệp vụ của các bên hữu quan + Kiểm tra bằng chứng của các bên liên quan.

+ Xác minh hoặc thảo luận thông tin với những người có quan hệ với nghiệp vụ như: ngân hàng, luật sư, những người bảo lãnh, đại lý...

Trong q trình kiểm tốn, những người quản lý doanh nghiệp có thể gửi các bản giải trình cho kiểm tốn viên theo hình thức tự nguyện hoặc trả lời các yêu cầu riêng biệt. Khi các bản giải trình này có liên quan đến các bộ phận trọng yếu của báo cáo tài chính thì kiểm tốn viên phải

+ Thu thập thêm và đối chiếu với các bằng chứng kiểm tốn trong và ngồi doanh nghiệp có liên quan

+ Đánh giá các bản giải trình có hợp lý và nhất quán với bằng chứng kiểm toán khác đã thu thập không

+ Cân nhắc xem các nét đặc thù thể hiện trong các giải trình có giá trị thơng tin về vấn đề gì.

Nếu giải trình của các người quản lý doanh nghiệp mâu thuẫn với các bằng chứng khác thì kiểm tốn viên phải tiếp tục điều tra tình hình cụ thể và nếu cần có thể xác minh lại độ tin cậy của các bản giải trình khác.

Giải trình của người quản lý khơng thể thay thế bằng chứng kiểm tốn cần thiết khác. Tuy nhiên trong những điều kiện nhất định giải trình của người quản lý nếu được coi là hợp lý thì có thể là bằng chứng kiểm tốn .

Văn bản giải trình và yêu cầu của các nhà quản lý cung cấp có thể giới hạn trong những vấn đề được coi là có ảnh hưởng nghiêm trọng tới báo cáo tài chính. Nếu xét thấy cần thiết kiểm tốn viên có thể cung cấp cho những nhà quản lý ý kiến của mình về vấn đề trọng yếu.

trình phải do các thành viên của ban quản lý doanh nghiệp, người chịu trách nhiệm chính của doanh nghiệp ký tên, thông thường là giám đốc và kiểm toán trưởng.

Nếu người quản lý từ chối cung cấp thơng tin, các giải trình mà kiểm tốn viên cho là cần thiết thì sẽ làm hạn chế phạm vi kiểm toán. kiểm toán viên cần cân nhắc từ chối này có ảnh hưởng đến báo cáo kiểm tốn hay không. Một số trường hợp trả lời bằng miệng thì cần xem xét lý do có chính đáng hay khơng, thơng tin cung cấp có chính xác khơng. có thể sử dụng phương pháp ghi chép để ghi lại những thơng tin trao đổi và có thể đề nghị người quản lý ký xác nhận.

Dưới đây là mẫu một thư giải trình của những người quản lý:

..............ngày...............

Kính gửi ơng:................................. Kiểm tốn viên.

Thư giải trình này được viết ra có liên quan đến việc gửi ơng kiểm tốn báo cáo tài chính ngày........của cơng ty trách nhiệm hữu hạn..... với ý định bày tỏ các ý kiến về độ trung thực hợp lý của các báo cáo tài chính, tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh. Các báo cáo tài chính này đưcợ lập ra phù hợp với chuẩn mực kế tốn phổ biến đã được chấp nhận.

Chúng tơi xác nhận các giải trình sau:

1- Chúng tơi thừa nhận trách nhiệm của chúng tôi đối với việc lập báo cáo tài chính chuẩn xác, phù hợp với các chuẩn mực kế toán, kiểm toán, phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.

2- Khơng có hiện tượng vi phạm nào liên quan đến các thành viên ban quản lý hoặc các nhân viên có vai trị quan trọng trong hệ thống kiểm soát nội bộ hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến báo cáo tài chính.

3- Chúng tơi đã chuyển giao các sổ kế tốn, chứng từ, các biên bản đại hội cổ đông cũng như hội nghị ban giám đốc cho phía cơng ty kiểm tốn.

4- Cơng ty chúng tơi đã thực hiện đầy đủ những điều đã thoả thuận trong hợp đồng kiểm toán.

5- Những vấn đề sau đây được ghi chép một cách đúng đắn và được thể hiện đầy đủ trong các báo cáo tài chính:

a- Các số dư và các nghiệp vụ có liên quan đến các đối tác kinh doanh. b- Các khoản lỗ phát sinh từ việc uỷ thác mua hàng và bán hàng. c- Chúng tôi xác nhận mọi số liệu của hàng tồn kho.

d- Các khoản liên quan đến đầu tư chứng khoán của cơng ty trong báo cáo tài chính là hồn tồn chính xác.

Giám đốc doanh nghiệp ký tên, đóng dấu.

Một phần của tài liệu tài liệu kiểm toán dành cho sinh viên hệ đào tạo đại học từ xa (Trang 75 - 77)