HỢP ĐỒNG KIỂM TOÁN

Một phần của tài liệu tài liệu kiểm toán dành cho sinh viên hệ đào tạo đại học từ xa (Trang 67 - 70)

- Rủi ro phát hiện (detection risk DR).

CHƯƠNG IV: TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC KIỂM TOÁN

HỢP ĐỒNG KIỂM TOÁN

Ngày ... tháng ... năm ... Theo yêu cầu của cơng ty VIC tại thư mời kiểm tốn số ... ngày ... về việc mời VACO làm kiểm tốn báo cáo tài chính năm ... và sự chấp nhận của VACO tại thư hẹn kiểm toán số ..... ngày.....

Chúng tôi gồm:

Đại diện Công Ty Vietconsult Intrernatinal Corp (VIC do ông ... Chủ tịch Công ty Địa chỉ......................điện thoại................

Tài khoản số............tại Ngân hàng

Đại diện Công ty Kiểm tốn Việt Nam (VACO) do ơng....... Giám đốc Cơng ty. Địa chỉ..............Điện thoại.......

Đã thoả thuận các điều khoản sau:

Điều 1: VACO đồng ý tiến hành dịch vụ kiểm toán cho VIC với các nội dung:

- Kiểm tốn báo cáo tài chính năm

Điều 2: Dịch vụ kiểm tốn được tiến hành theo thơng lệ quốc tế và quy chế hiện hành của Việt

nam, theo tình hình thực tế của VIC và theo những thoả thuận được thống nhất bằng văn bản kèm theo trong quá trình thực hiện.

Điều 3: Kết quả dịch vụ phải bảo đảm trung thực khách quan, phù hợp với thực tế được giữ bí mật

Phía VACO bảo đảm phục vụ tận tâm, độc lập khách quan, chất lượng và tạo điều kiện thuận lợi cho VACO làm việc.

Điều 4: Thời gian hồn thành dịch vụ nói trên là .... ngày .... Kể từ ngày .............. Tổng giờ công

ty là ....... với đơn vị dịch vụ ....... đ/giờ.

Điều 5: Kinh phí và phương thức thanh tốn.

- Tổng kinh phí .......... đồng

- Số tiền trả trước ...... % là .......... đồng

- Số còn lại sẽ thanh toán hết khi hồn thành cơng việc.

Điều 6: Hợp đồng này có hiệu lực sau khi hai bên đã ký.

Hai bên cam kết thực hiện đúng các điêu khoản đã thoả thuận ghi trong hợp đồn. Trong q trình thực hiện nếu có khó khăn, hai bên phải thông báo ho nhau kịp thời để cùng bàn biện pháp giải quyết.

Hợp đồng này được lập thành 2 bản có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ một bản.

Đại diện VIC Đại diện VACO

Họ tên và ký - đóng dấu Họ tên và ký - đóng dấu

Sau khi đã ký hợp đồng kiểm toán, người được giao trách nhiệm kiểm tốn viên chính có nhiệm vụ đầu tiên là lập kế hoạch kiểm toán.

Kế tốn kiểm tốn thích hợp sẽ giúp cho kiểm tốn viên (KTV) xác định được các vấn đề trọng tâm chú ý, những điểm nút quan trọng kiểm toán, những bộ phận có rủi ro, những vấn đề cần được nhận biết, để tránh sai sót và hồn tất cơng việc được nhanh chóng. Kế hoạch cũng giúp cho việc sử dụng các trợ lý kiểm tốn một cách có hiệu quả, phối hợp ăn ý những tư liệu của các chuyên gia hoặc các kiểm toán viên khác.

Kế hoạch kiểm tốn cịn phụ thuộc vào quy mô và mức độ phức tạp của cơng việc kiểm tốn, các kinh nghiệm kiểm toán lần trước của kiểm toán viên cũng như sự hiểu biết của KTV về đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng.

KTV có thể trao đổi thoả thuận với các nhà quản lý doanh nghiệp và các cán bộ nghiệp vụ của doanh nghiệp về nội dung kế hoạch kiểm toán về các phương pháp kiểm tốn sẽ áp dụng, để có thể tranh thủ thêm ý kiến đóng góp, tận dụng sự phối hợp giúp đỡ của họ và nâng cao tính hiệu quả của kế hoạch. Đương nhiên việc lập kế hoạch kiểm tốn tồn diện và lập chương trình kiểm tốn vẫn là trách nhiệm chính của kiểm tốn viên.

Giai đoạn lập kế hoạch kiểm tốn gồm các cơng việc: - Lập kế hoạc chiến lược

- Lập kế hoạch chi tiết

- Soạn các chương trình kiểm tốn

Trình tự tiến hành có thể minh hoạ bằng sơ đồ dưới đây:

Lập kế hoạch chiến lược

Lập kế hoạch chi tiết

Các chương trình kiểm tốn 4.1.1 Kế hoạch chiến lược

Kế hoạch chiến lược thường do kiểm tốn viên chính soạn thảo. Kế hoạch chiến lược thường xác định và đưa ra chiến lược sơ khởi cho các bộ phận được kiểm toán để định hướng việc lập kế hoạch chi tiết và chương trình kiểm toán.

Để lập được kế hoạch chiến lược chuẩn xác địi hỏi kiểm tốn viên phải tiếp xúc với khách hàng để tìm hiểu tình hình, thu thập những thông tin cần thiết về các hoạt động kinh doanh, trên những nét đặc trưng cơ bản sau:

Nhiệm vụ, chức năng chủ yếu của doanh nghiệp - Quy mô phạm vi hoạt động kinh doanh

- Quá trình thành lập, điều kiện, khả năng hiện tại và tương lai phát triển của doanh nghiệp. - Tổ chức sản xuất và những quy trình cơng nghệ sản xuất kinh doanh chủ yếu và các rủi ro tiềm tàng.

- Tổ chức quản lý kinh doanh, trình độ năng lực của những người điều hành chính của doanh nghiệp.

- Tổ chức cơng việc, bộ máy kế tốn thống kế tài chính. - Tổ chức kiểm tốn nộ bộ

- Những thuận lợi khó khăn chủ yếu trong sản xuất kinh doanh, trong quản lý và kế toán. Sự hiểu biết về đặc thù kinh doanh của khách hàng sẽ giúp cho kiểm toán viên xác định được các sự kiện, các nghiệp vụ có ảnh hưởng nhiều đến thơng tin tài chính. kiểm tốn viên có thể thu thập các thông tin này từ các nguồn:

+ Báo cáo hàng năm trước cổ đông của các doanh nghiệp

+ Các biên bản họp hội nghị cổ đông, hội nghị ban giám đốc và các hội nghị quan trọng khác. + Các báo cáo tài chính nội bộ năm nay và năm trước.

+ Các ghi chép kiểm toán của năm trước và các tài liệu liên quan khác

+ Những thơng tin về vấn đề có ảnh hưởng đến kiểm tốn do các cán bộ có trách nhiệm của các đơn vị có liên quan với doanh nghiệp cung cấp

+ Thảo luận trực tiếp với các nhà quản lý và các cán bộ nghiệp vụ của doanh nghiệp. + Các quy định nộ bộ của doanh nghiệp

+ Các sổ nhật ký kinh doanh, các tạp chí chuyên ngành

+ Các cơ chế chính sách và tình hình kinh tế xã hội, ảnh hưởng của nó đến hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Khi xem xét các ghi chép kiểm toán năm trước và các tài liệu liên quan khác, kiểm toán viên đặc biệt chú ý đến các vấn đề nghi vấn năm trước xem chúng còn tái hiện trong năm đang thực hiện kiểm tốn hay khơng.

Các vấn đề kiểm tốn viên có thể thảo luận trực tiếp với các nhà quản lý doanh nghiệp và các cán bộ nghiệp vụ của doanh nghiệp là:

+ Những sự thay đổi về quản lý, cơ cấu tổ chức hoạt động của doanh nghiệp . + Những cơ chế chính sách hiện hành có ảnh hưởng đến doanh nghiệp + Những khó khăn vướng mắc về tài chính hiện nay và những xu hướng mới + Tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại và tương lai của doanh nghiệp + Mối quan hệ với người thứ ba

+ Những thay đổi hiện tại và sắp tới về kỹ thuật, kiểu dáng sản phẩm, loại hình dịch vụ... + Những thay đổi về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ

+ Những điều kiện thuận lợi đã qua và sắp tới.

Những hiểu biết về đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng không chỉ có lợi ích chi việc xây dựng kế hoạch kiểm tốn, mà cịn giúp kiểm tốn viên nhanh chóng xác định được những điểm trọng tâm cần chú ý đặc biệt khi làm kiểm toán cũng như khi đánh giá hợp lý những thơng tin tài chính và giải trình của các nhà quản lý.

Trên cơ sở các thông tin đã thu thập được, kiểm toán viên tiến hành phân tích đánh giá và đưa ra kế hoạch kiểm toán cho doanh nghiệp, quyết định các đơn vị, các bộ phận cần được kiểm toán, xác định kế hoạch sơ khởi cho các bộ phận được kiểm toán và những quyết định đối với từng phần việc kiểm toán

Kế hoạch chiến lược kiểm toán được thể hiện trong sơ đồ sau:

Sơ đồ 4.2: Sơ đồ xây dựng kế hoạch chiến lược kiểm tốn

Thu thập tìm hiểu đặc điểm hoạt động SXKD của DN

Phân tích đưa ra kế hoạch chiến lược kiểm toán cho DN

Xác định kế hoạch sơ khởi cho bộ phận được kiểm toán

Đi đến kế hoạch chi tiết và chương trình kiểm tốn

Đánh giá tổng thể các thông tin về HĐ kinh tế của DN

Liệt kê những quyết định các đơn vị các bộ phận cần được

kiểm toán

Liệt kê những quyết định đối với từng phần việc được

kiểm toán

Một phần của tài liệu tài liệu kiểm toán dành cho sinh viên hệ đào tạo đại học từ xa (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)