Đặc điểm của kiểm toán tuân thủ

Một phần của tài liệu tài liệu kiểm toán dành cho sinh viên hệ đào tạo đại học từ xa (Trang 115 - 116)

- Tôn trọng pháp luật

CHƯƠNG VI: TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP

6.3.2.2 Đặc điểm của kiểm toán tuân thủ

Kiểm tốn tn thủ có những đặc điểm, thể hiện sắc thái riêng so với các loại hình kiểm

toán khác (kiểm toán hoạt động và kiểm tốn báo cáo tài chính). Những đặc điểm mang tính riêng có, thể hiện bản chất của kiểm tốn tn thủ, vì vậy đặt ra yêu cầu đối với các nhà quản lý, các

cán bộ tài chính, kế tốn, các kiểm toán viên là phải nắm vững để đảm bảo đạt hiệu quả cao trong công tác điều hành, quản lý tổ chức thực hiện của mình.

- Đặc điểm thứ nhất là kiểm toán tuân thủ gắn chặt với pháp luật, mang tính bắt buộc (tính

pháp lý cao).

- Đặc điểm thứ hai là phạm vi, mức độ của kiểm toán tuân thủ rất rộng.

- Đặc điểm thứ ba thể hiện sự khác nhau giữa kiểm toán tn thủ và các loại hình kiểm tốn

khác. Nếu như các loại hình kiểm tốn khác được tổ chức thực hiện theo định kỳ (đặc biệt là định kỳ hàng năm) thì kiểm tốn tn thủ có thể tổ chức thường xuyên, liên tục. Tuỳ thuộc vào mục

đích của từng cuộc kiểm toán mà việc kiểm toán tuân thủ được tiến hành bất thường hay định kỳ,

chứ khơng nhất thiết phải kết thúc năm tài chính mới tiến hành kiểm tốn. Từ các phân tích trên cho thấy tính linh hoạt của kiểm tốn tn thủ cao hơn nhiều so với các loại hình kiểm tốn khác.

- Đặc điểm thứ tư là kiểm toán tuân thủ có chỉ tiêu phản ánh khác với các loại hình kiểm

tốn khác. Đối với các loại hình kiểm tốn báo cáo tài chính và kiểm tốn hoạt động, chỉ tiêu phản ánh thường mang ý nghĩa thông tin: Thông tin bằng số liệu, tỷ suất, tỷ lệ nhằm xác định được hiệu quả, hiệu lực của các phương án, biện pháp, của từng công việc, từng ngành hàng, từng bộ phận, từng thời kỳ; các chỉ tiêu so sánh kỳ này với kỳ trước, năm báo cáo với năm trước, hoạt động này với hoạt động kia, tỷ trọng vốn, lãi? Cịn chỉ tiêu phản ánh của kiểm tốn tuân thủ chủ yếu nhằm

đánh giá chất lượng tuân thủ các quy định pháp lý trong quản lý kinh tế, giống như một bản đối

chiếu giữa thực tế với quy định trong văn bản.

- Đặc điểm thứ năm là xuất phát từ tính linh hoạt cao và phạm vi rộng nên trong thực tế

kiểm toán tuân thủ thường được tiến hành theo 2 phương thức:

Trước hết là phương thức tiến hành độc lập, có nghĩa là một cuộc kiểm toán được tiến hành với mục đích riêng là kiểm tốn tn thủ.

Phương thức thứ hai là phương thức kết hợp. Đây là phương thức khá phổ biến vì tính khoa học và thuận lợi của nó. Bản chất của phương thức này là khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hoặc kiểm tốn hoạt động kết hợp lồng ghép với yêu cầu, nội dung của kiểm toán tuân thủ.

Tóm lại, các đặc điểm của kiểm tốn tn thủ được trình bày, phân tích trong sự so sánh với

các loại hình kiểm tốn khác để có thể nhận thấy sự khác nhau và mối quan hệ giữa các loại hình kiểm tốn trong bối cảnh chung của kiểm toán nội bộ doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu tài liệu kiểm toán dành cho sinh viên hệ đào tạo đại học từ xa (Trang 115 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)