- Rủi ro phát hiện (detection risk DR).
c, Chọn mẫu theo sự xét đoán:
Trường hợp này kiểm tốn viên chọn mẫu hồn tồn dựa trên cơ sở xét mẫu của mình. Phương pháp này chỉ được áp dụng hữu hiệu ở mức độ hạn chế nào đó, với điều kiện kiểm tốn viên có am hiểu tốt về các nghiệp vụ của khách hàng (đơn vị được kiểm toán) và phải tiến hành phân tích chúng một cách kỹ lưỡng.
Khi chọn mẫu theo sự xét đốn, để tăng tính đại diện cảu mẫu, kiểm toán viên cần ghi nhớ các vấn đề sau đây:
- Nếu có nhiều loại nghiệp vụ trong phạm vi kiểm tra, mỗi loại nghiệp vụ đều nên có mặt trong mẫu được chọn.
- Nếu có nhiều người chịu trách nhiệm về nghiệp vụ trong một kỳ kế toán, mẫu được chọn nên bao hàm nghiệp vụ của mỗi người.
Các khoản mục, nghiệp vụ có số tiền lớn sẽ được lựa chọn nhiều hơn.
3.3.3 Kỹ thuật phân tổ
Phân tổ là kiểm toán viên phân chia một tổng thể thành các tổng thể con (còn gọi là tổng thể thứ cấp) gồm các phần tử tương đối đồng nhất theo một tiêu thức nào đó .
Kiểm tốn viên thường phân tổng thể trước khi tính tốn cỡ mẫu cần thiết và lựa chọn các phần tử của mẫu. Các tổng thể con có thể được đánh giá riêng rẽ hoặc kết hợp để cung cấp một ước lượng về những đặc trưng cho tồn bộ tổng thể lớn.
Trong kiểm tốn viên phân tổ, các phân tử có giá trị rất lớn hoặc rất nhỏ, các phần tử có đặc trưng bất thường sẽ được tách ra thành các tổng thể riêng biệt, có tính đồng nhất hơn tổng thể đã được phân tổ. Điều này giúp cho việc lấy ra các mẫu đại diện được cho tổng thể lớn dễ dàng hơn. Đồng thời kích thích mẫu được lựa chọn từ các tổng thể lớn. Kỹ thuật phân tổ còn giúp kiểm tốn viên gắn việc chọn mẫu với tính trọng yếu, đồng thời áp dụng các phương pháp kiểm tốn thích hợp cho mỗi tổng thể con, chẳng hạn, đối với các tổng thể có các phần tử trọng yếu, kiểm tốn viên có thể áp dụng phương pháp kiểm tra toàn bộ (100%) các phần tử, các tổng thể còn lại sẽ được áp dụng phương pháp chọn mẫu thích hợp.
3.3.4 Chương trình lấy mẫu kiểm tốn
Một chương trình lấy mẫu bao gồm các thủ tục lấy mẫu được dùng để đạt được mục tiêu kiểm toán nào đó đã xác định. Các chương trình lấy mẫu được phân thành 2 loại chính:
- Ước lượng mức độ xuất hiện (chương trình lấy mẫu thuộc tính). - Ước lượng về số lượng (chương trình lấy mẫu biến đổi).
Chương trình lấy mẫu thuộc tính được dùng trong các thử nghiệm tuân thủ để ước lượng mức độ sai phạm trong việc thực hiện các thủ tục kiểm sốt nội bộ. Chương trình lấy mẫu biến đổi chủ yếu được dùng trong các thử nghiệm cơ bản để áp dụng các chỉ tiêu về số lượng trong số dư các tài khoản hoặc loại nghiệp vụ. Trong một số trường hợp, một chương trình lấy mẫu được dùng
cho cả hai mục đích, vừa thử nghiệm một thủ tục kiểm soát, vừa kiểm tra số dư bằng tiền của một tài khoản.