Đối tượng của kiểm toán nội bộ

Một phần của tài liệu tài liệu kiểm toán dành cho sinh viên hệ đào tạo đại học từ xa (Trang 109)

- Tôn trọng pháp luật

CHƯƠNG VI: TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP

6.1.2. Đối tượng của kiểm toán nội bộ

Đối tượng kiểm toán: các sai lầm và gian lận:

Đối tượng của cơng tác kiểm tốn là xem xét đánh giá sự đánh giá hợp thức của các số liệu,

tài liệu kế tốn. Để có thể đạt đến mục đích này, cơng việc phải làm là xác định các sổ kế toán,

các số liệu kế toán được kiểm tra không chứa đựng một sai lầm hoặc gian lận nào. Do đó có thể nói đối tượng của kiểm toán là loại trừ các sai lầm và gian lận.

Sai lầm và gian lận là các khiếm khuyết, các vi phạm đối với các nguyên tắc và luật lệ kế toán đã được quy định. Sự khác biệt giữa sai lầm và gian lận nằm trong yếu tố ý đồ. Sai lầm là sự vi phạm do bất cẩn, vô ý hay kém cỏi mà người thực hiện hồn tồn khơng có. Trái lại, gian lận là một sự vi phạm cố tình mà người thực hiện có ý đồ phạm pháp rõ rệt: Ví dụ: Hạch tốn việc mua sắm một ơ tơ vào một tài khoản loại 6 (chi phí) thì có thể coi là sai lầm do trình độ non kém về kế tốn với một kế tốn viên tập sự, nhưng khơng thể coi là sai lầm mà phải coi là gian lận đối với một kế tốn trưởng, có trình độ đại học, giầu kinh nghiệm công tác.

Trên thực tế, người kiểm tốn viên nhiều khi khó phân biệt xem sự vi phạm nào là sai lầm và sự vi phạm nào là gian lận. Xác định một trường hợp vi phạm là có ý đồ hay khơng có ý đồ khơng hồn tồn đơn giản. Tuy nhiên, các kiểm tốn viên có thể vận dụng một số kinh nghiệm chỉ dẫn sau:

- Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt, mọi sai phạm tỏ ra quá sơ đẳng, vụng về, ấu trĩ, phải

được coi như là gian lận vì khơng thể chấp nhận một kế tốn viên khơng hiểu biết những nguyên

tắc, luật lệ sơ đẳng về kế toán để dẫn đến sai phạm.

- Trường hợp một kế toán viên đã biết có sự sai lầm, thay vì điều chỉnh cho hợp lệ lại tìm cách "nhận chìm" sai lầm bằng các thủ đoạn như dùng sự đối ứng giả mạo để bù trừ, khoả lấp sai sót, thì trường hợp này phải được coi như có ý đồ gian lận chứ không phải sai lầm.

- Trường hợp một số sai lầm có thể nhỏ được thực hiện thường xuyên, lặp đi, lặp lại nhiều lần thì coi việc này có ý đồ gian lận. Vì lẽ, một người kế tốn viên tốt khơng thể có những thiếu thận trọng liên tiếp.

- Trái lại, đối với trường hợp sai lầm chỉ xảy ra một cách hiếm hoi hoặc do trường hợp hạch tốn đặc biệt, ít phổ biến, hoặc không tạo một lợi lộc nào cho người kế tốn thì có thể nghĩ rằng

đây là một sai lầm thực sự chứ không phải là gian lận.

Một phần của tài liệu tài liệu kiểm toán dành cho sinh viên hệ đào tạo đại học từ xa (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)