Các chuẩn mực nghiệp vụ

Một phần của tài liệu tài liệu kiểm toán dành cho sinh viên hệ đào tạo đại học từ xa (Trang 91 - 94)

- Tôn trọng pháp luật

5.1.3 Các chuẩn mực nghiệp vụ

Kiểm tốn viên phải tiến hành cơng việc nghiệp vụ của mình theo những chuẩn mực nghiệp vụ chuyên ngành phù hợp với cơng việc đó.

Từ 1-1980 đến 9-1990 Liên đồn kế tốn quốc tế đã ban hành "Những nguyên tắc chỉ đạo kiểm toán quốc tế"(international auditing guidelines - IAG). NHững nguyên tắc này được 78 nước thành viên của IFAC và một số nước chưa thành viên của IFAC chấp nhận và coi đó là các văn bản pháp qui về kiểm tốn của nước mình (Xem phụ lục bản giới thiệu tóm tắt 29 nguyên tắc chỉ đạo kiểm toán quốc tế).

Ở nước ta quy chế về hoạt động kiểm toán độc lập Ban hành theo Nghị định số 07/CP ngày 29-1-1994 quy định.

Công dân Việt Nam được cơng nhận là kiểm tốn viên phải có đầy đủ các tiêu chuẩn sau đây:

- Có lý lịch rõ ràng phẩm chất, trung thực, liêm khiết, nắm vững pháp luật và chính sách chế độ kinh tế tài chính, kế tốn thống kê của Nhà nước, khơng có tiền án tiền sự.

- Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trung học chuyên ngành tài chính kế tốn đã làm cơng tác kế tốn tài chính từ 5 năm trở lên (nếu tốt nghiệp đại học) hoặc 10 năm trở lên (nếu tốt nghiệp trung học).

- Đã qua kỳ thi tuyển kiểm toán viên do hội đồng thi tuyển cấp Nhà nước tổ chức và được Bộ Tài chính cấp chứng chỉ.

- Được công nhận vào làm việc tại một số tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động hợp pháp ở Việt Nam và đã được đăng ký danh sách kiểm toán viên tại Bộ Tài chính.

Cơng chức Nhà nước đương chức khơng được đăng ký hành nghề kiểm tốn trong tổ chức kiểm tốn độc lập.

Cơng dân nước ngồi muốn hành nghề kiểm toán ở Việt Nam phải đủ các điều kiện: - Được phép cư trú hợp pháp tại Việt Nam.

- Có chứng chỉ kế tốn viên do Bộ Tài chính Việt Nam cấp hoặc có chứng chỉ kiểm toán được cấp bởi một tổ chức kiểm tốn quốc tế mà Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận và phải nắm vững luật pháp kinh tế, tài chính, kế tốn và kiểm tốn của Việt Nam.

- Đã dăng ký danh sách kiểm toán viên tại Bộ Tài chính.

Việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên mơn, nghiệp vụ và thi tuyển kiểm tốn viên theo chương trình và quy chế thống nhất do Bộ Tài chính quy định.

Chứng chỉ kiểm tốn viên được cấp có giá trị trong thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp. Hết thời hạn người có chứng chỉ phải làm thủ tục để đổi chứng chỉ mới.

Kiểm toán viên được tổ chức kiểm toán hợp pháp chấp nhận vào làm việc theo sự quản lý của tổ chức này phải đăng ký danh sách tại Bộ tài chính. Nếu kiểm tốn viên bỏ nghề hoặc chuyển làm cơng việc khác thì tổ chức kiểm tốn báo lại Bộ Tài chính biết để xố tên khỏi danh sách kiểm tốn viên.

Cơng chức đang làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước khơng được đăng ký trong danh sách kiểm toán viên chuyên nghiệp.

Kiểm toán viên chỉ được thực hiện dịch vụ kiểm toán cho các đơn vị khách hàng mà ở đó kiểm tốn viên khơng có quan hệ về mặt kinh tế và khơng có quan hệ họ hàng thân thuộc với người lãnh đạo đơn vị. Quy chế cũng quy định kiểm toán viên ở nước ta được thực hiện các dịch vụ kiểm tốn sau đây:

1. Kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của các chứng từ tài liệu số liệu kế toán, việc chấp hành chế độ, thể lệ kế tốn, tài chính của Nhà nước.

2. Kiểm tra và xác nhận mức độ trung thực, hợp lý của báo cáo quyết toán do các đơn vị kế toán lập ra.

3. Kiểm tra và xác nhận giá trị vốn góp của các bên tham gia liên doanh của các cổ đơng; kiểm tra xác nhận tính trung thực, chính xác, đày đủ của số liệu kế tốn và báo cáo quyết toán của các đơn vị liên doanh giải thể, sát nhập, chia tác, cổ phần hoá, phá sản và các trường hợp khác theo quy định của Pháp luật.

4. Giám định tài chính kế tốn và các dịch vụ tư vân về quản lý tài chính, kế tốn theo u cầu của khách hàng.

Q trình thực hiện kiểm tốn, kiểm tốn viên có trách nhiệm:

- Chấp hành nghiêm chỉnh các nguyên tắc kiểm toán quy định, thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng kiểm toán; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước tổ chức kiểm toán đọc lập và trước khách hàng về kết quả kiểm toán và ý kiến nhận xét trong báo cáo kiểm toán.

- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, kiểm tốn viên khơng được gây trở ngại hoặc can thiệp vào công việc điều hành của đơn vị đang kiểm toán mà chỉ được nhận phí kiểm tốn đã thoả thuận trong hợp đồng kiểm toán.

- Kiểm toán vi phạm quy chế, vi phạm pháp luật có thể bị thu hồi chứng chỉ kiểm toán viên và bị xử lý theo pháp luật; nếu gây thiệt hại vật chất cho khách hàng thì phải bồi thường.

Quy chế cũng quy định kiểm tốn viên có các quyền hạn:

- Độc lập về chuyên môn nghiệp vụ (tuân theo pháp luật, chuẩn mực và phương pháp nghiệp vụ chuyên môn).

- Yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu về kế tốn tài chính và các tài liệu khác có liên quan đến nội dung kiểm tốn.

- Đối chiếu, xác minh các thơng tin kinh tế có liên quan tới đơn vị được kiểm toán ở trong và ở ngoài đơn vị (nếu cần).

- Trong quá trình kiểm tốn, nếu phát hiện đơn vị kiểm tốn có hiện tượng vi phạm pháp luật, kiểm tốn viên được quyền thong báo và kiến nghị đơn vị có biện pháp sửa chữa sai phạm và có quyền ghi ý kiến của mình vào báo cáo kiểm tốn.

- Khước từ làm kiểm toán cho khách hàng, nếu xét thấy không đủ điều kiện hoặc không đủ khả năng để kiểm toán.

Kiểm toán viên phải chịu trách nhiệm hình sự trong các trường hợp: - Xác nhận các thông tin sai về công ty.

- Không báo cáo cho người được uỷ quyền của nước cộng hoà Pháp về các hành vi phạm tội của công ty.

- Hành nghề không được phép.

- Vi phạm nguyên tắc bí mật nghề nghiệp.

Trường hợp do lỗi hoặc sai sót của kiểm tốn viên đã dẫn đến thiệt hại cho cơng ty hoặc những người thứ ba, kiểm tốn viên phải chịu trách nhiệm hình sự.

Để có thể chịu trách nhiệm, kiểm toán viên bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu tài liệu kiểm toán dành cho sinh viên hệ đào tạo đại học từ xa (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)