- Tôn trọng pháp luật
5.3.3 Tổ chức bộ máy kiểm toán Nhà nước
Bộ máy kiểm toán Nhà nước là hệ thống tập hợp những viên chức Nhà nước để thực hiện chức năng kiểm tốn ngân sách và tài sản cơng.
Như vậy trong quan hệ với hệ thống bộ máy Nhà nước, kiểm toán Nhà nước là một phân hệ thực hiện chức năng kiểm toán. Xét trong hệ thống kiểm tốn nói chung, kiểm tốn Nhà nước lại là phân hệ thực hiện chức năng này với một đối tượng cụ thể là tài sản Nhà nước trong đó có ngân sách Nhà nước. Xét trong quan hệ với kiểm toán viên Nhà nước, kiểm toán Nhà nước là một hệ thống tập hợp các kiểm toán viên này theo một trật tự xác định... Trong hàng loạt mối liên hệ phức tạp đó đã hình thành những mơ hình tổ chức khác nhau tuỳ theo phạm vi của các mối liên hệ.
Trước hết, trong quan hệ với bộ máy Nhà nước, kiểm tốn Nhà nước có thể độc lập với hệ thống lập pháp và hệ thống hành pháp hoặc trực thuộc một phía hành pháp hoặc lập pháp (trực thuộc một phía).
Mơ hình tổ chức độc lập giữa cơ quan kiểm toán Nhà nước với các cơ quan lập pháp và
hành pháp (Bảng 5.1) được ứng dụng ở hầu hết các nước có nền kiểm tốn phát triển, có Nhà nước pháp quyền được xây dựng có nền nếp... Nhờ đó kiểm tốn phát huy được đầy đủ tính độc lập trong việc thực hiện các chức năng của mình.
Mơ hình tổ chức cơ quan kiểm toán trực thuộc cơ quan hành pháp: Cũng khơng hồn tồn
giống nhau giữa các nước, chẳng hạn : ở Trung Quốc, kiểm toán Nhà nước được tổ chức thành cơ quan hành chính như một bộ song có quyền kiểm tốn các bộ phận khác của Chính phủ (kể cả Bộ
Tài chính) ; ở Việt Nam và Nhật Bản, kiểm toán Nhà nước được tổ chức như một cơ quan chuyên môn bên cạnh nội các (Nhật Bản) hoặc Thủ tướng Chính phủ (Việt Nam).
Sơ đồ 5.1
(Kiểm toán nhà nước tổ chức độc lập với quốc hội và chính phủ)
Bộ máy Nhà nước Kiểm tốn Nhà nước tồ án Quốc hội Chính phủ Bổ nhiệm Ban hành luật Duyệt Ngân sách Giám sát
các ban của quốc hội các ban của c.phủ