Sự cần thiết phải tạo động lực cho người lao động tại Tổng Công ty Điện

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động tạo động lực cho người lao động tại tổng công ty điện lực dầu khí việt nam (Trang 36)

Điện Lực Dầu Khí Việt Nam

1.7.1. Đối với các doanh nghiệp nói chungĐối với tổ chức Đối với tổ chức

Tạo động lực cho người lao động là cơ sở để tổ chức khai thác có hiệu quả và phát huy tiềm năng của nguồn nhân lực, tạo động lực lao động cho người lao động giúp kích thích tâm lý làm việc cho người lao động dẫn đến tăng hiệu quả lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty

Tạo động lực lao động tốt giúp tổ chức thu hút và gìn giữ nhân tài. Tổ chức thực hiện tốt công tác tạo động lực cho người lao động là nền tảng giúp người lao động tự nguyện gắn bó với tổ chức, đồng thời các chính sách đãi ngộ hấp dẫn sẽ thu hút được nhân tài về làm việc cho tổ chức. Ngồi ra, người lao động có động lực cịn tạo ra bầu khơng khí làm việc hăng say, thoải mái, góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nâng cao uy tín, hình ảnh của cơng ty.

Đối với người lao động

Người lao động có động lực sẽ đem hết khả năng và tâm huyết của mình vào cơng việc, kết quả là năng suất lao động cá nhân của họ tăng lên rõ rệt. Năng suất tăng dẫn đến tiền lương, thu nhập của người lao động cũng tăng. Động lực lao động cịn giúp kích thích tính sáng tạo của người lao động. Khả năng sáng tạo thường được phát huy khi con người ta cảm thấy được thỏa mãn, thoải mái, tự nguyện tiến

hành một cơng việc nào đó. Cơng tác tạo động lực được hồn thiện giúp người lao động có tình thần làm việc hăng say hơn, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp và cống hiến hết mình cho hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức. Tạo sự thỏa mãn cao trong công việc.

1.7.2. Đối với Tổng Cơng ty Điện Lực Dầu Khí Việt Nam nói riêng

Là một doanh nghiệp mới được thành lập từ năm 2007 với tuổi đời non trẻ nhưng TCT ĐLDK Việt Nam (PVP) đã ngày càng phát triển lớn mạnh và khẳng định đuợc vị thế của mình. Để đạt được sự phát triển đó phải kể đến một nhân tố quan trọng đó chính là nguồn nhân lực của Tổng công ty. Sự tồn tại và phát triển của tổng công ty phụ thuộc rất lớn đến nỗ lực làm việc của các thành viên, sự cống hiến, đóng góp cơng sức, trí tuệ của những con người tâm huyết, hết lịng vì cơng ty. Chính vì thế bất cứ lúc nào công ty cũng cần phải quan tâm tạo động lực lao động cho người lao động.

Trong những năm qua, PVP đã thực hiện các biện pháp tạo động lực cho người lao động tại công ty, công ty ngay từ đầu đã nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự thành bại của công ty. Các biện pháp tạo động lực mà cơng ty đã quan tâm thực hiện cũng đã có những thành tựu đáng kể, một số thành tựu có thể nói đến đó là cơng ty ngày càng quan tâm chú trọng đến các chính sách có liên quan đến người lao động như: đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tạo môi trường làm việc thuận lợi cho người lao động… Tuy nhiên, công tác tạo động lực tại PVP vẫn còn những mặt hạn chế nhất định cần được hoàn thiện như tiền lương, thưởng chưa thực sự đáp ứng được mong muốn của người lao động, công tác đánh giá THCV chưa thể hiện được mức độ chính xác, cơng bằng.... Những hạn chế này có thể kìm hãm sự cố gắng và phấn đấu của người lao động, đồng thời có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển và đi lên của PVP. Chính vì thế cơng ty cần chú trọng hơn nữa hồn thiện cơng tác tạo động lực cho người lao động.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI TỔNG

CƠNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM

2.1. Tổng quan về Tổng Cơng ty Điện Lực Dầu Khí Việt Nam

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Tổng Cơng ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (Tên giao dịch bằng tiếng Anh: PETROVIETNAM POWER CORPORATION ) có trụ sở chính tại Tầng 8, 9 Tịa nhà Viện Dầu khí, Trung Kính, n Hịa, Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. Là Tổng Công ty mẹ - Công ty TNHH một thành viên do Tập Đồn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam đầu tư 100% vốn, được thành lập theo Quyết định 1468/QĐ-DKVN ngày 17/5/2007 của Hội đồng quản trị Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Vốn điều lệ : 12.188.000.000.000 đồng

(Mười hai nghìn, một trăm tám mươi tám tỷ đồng)

Bối cảnh ra đời: PVP được thành lập ngày 17/5/2007 với mục tiêu tham gia

xây dựng và phát triển nguồn điện, sản xuất kinh doanh điện năng, phấn đấu chiếm 25 - 30% thị trường sản lượng điện toàn quốc vào năm 2025. PVP ra đời trong giai đoạn đầu khi Tập đồn Dầu khí Quốc gia đang triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025, và là giai đoạn PVN chuyển đổi mơ hình hoạt động từ mơ hình Tổng cơng ty trước đây sang mơ hình Tập đoàn kinh tế. Trong định hướng chiến lược phát triển, PVN đã phát huy tiềm năng của mình trong một lĩnh vực mới của ngành dầu khí: sản xuất và kinh doanh điện, trên cơ sở tận dụng nguồn khí thiên nhiên phong phú khai thác được. Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, PVP đã thực hiện đầu tư vào các dự án điện lớn mang tầm vóc Quốc gia. Theo dịng thời gian, trải qua những bước thăng trầm, khó khăn cùng với sự quyết tâm của Ban lãnh đạo và CBCNV, PV Power đã khẳng định mình trên thị trường điện năng, vững vàng phát triển trong tương lai.

Các mốc quan trọng

- Tháng 5/2007: Chủ tịch HĐQT Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ban hành Quyết định Thành lập Tổng Công ty mẹ - Công ty TNHH một thành viên – Tổng Cơng ty Điện lực Dầu khí Việt Nam.

- Tháng 7/2007: Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ban hành Quyết định điều một số đơn vị thành viên, cơng ty liên kết trực thuộc Tập đồn thành đơn vị thành viên, công ty liên kết trực thuộc Tổng Cơng ty Điện lực Dầu khí Việt Nam: Cơng ty TNHH một thành viên Điện lực Dầu khí Cà Mau; Cơng ty TNHH một thành viên ĐLDK Nhơn Trạch; Ban quản lý dự án Điện Nhơn Trạch; Ban quản lý các dự án Thuỷ điện; Công ty cổ phần thuỷ điện ĐakĐrinh; Công ty cổ phần thuỷ điện Nậm Chiến.

- Tháng 12/2007: Ra mắt các công ty thành viên, công ty liên kết: Công ty TNHH một thành viên Tư vấn quản lý dự án ĐLDK 1; Công ty TNHH một thành viên Tư vấn quản lý dự án ĐLDK 2; Công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật ĐLDK Việt Nam; Công ty cổ phần Tư vấn ĐLDK Việt Nam; Công ty cổ phần Bất động sản ĐLDK Việt Nam.

- Tháng 7/2008: Sáp nhập hai công ty TNHH một thành viên thành đơn vị hạch tốn phụ thuộc TCT : Cơng ty TNHH một thành viên ĐLDK Cà Mau thành Chi nhánh TCT ĐLDK Việt Nam -Công ty ĐLDK Cà Mau; Công ty TNHH 1 thành viên ĐLDK Nhơn Trạch thành Chi nhánh TCT ĐLDK Việt Nam - Công ty ĐLDK Nhơn Trạch.

- Tháng 6/2009: Thành lập Ban quản lý dự án Điện lực Dầu khí Thái Bình 2; khởi công xây dựng Nhà máy điện Nhơn Trạch 2.

- Tháng 8/2009: Khánh thành Nhà máy Điện Nhơn Trạch 1.

- Tháng 11/2010: Khởi công xây dựng Dự án Nhà máy Phong điện Phú Quý.

2.1.2. Một số đặc điểm của Tổng Cơng ty Điện Lực Dầu Khí Việt Nam ảnh hưởng đến tạo động lực cho người lao động

2.1.2.1. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh

Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của Tổng cơng ty là:

Phát triển cơng nghiệp điện: Sản xuất và kinh doanh điện năng; đầu tư xây

gồm đầu tư kinh doanh đồng bộ lưới cao thế, trung thế, hạ thế và bán điện công nghiệp khác. Sản xuất thiết bị điện, phụ tùng cho ngành điện lực và các ngành công nghiệp khác.

Cung cấp các dịch vụ kỹ thuật điện: Giám sát vận hành, bảo trì bảo dưỡng,

đào tạo vận hành, vận hành thuê các nhà máy điện BOO, IPP, BOT.

Cung cấp dịch vụ tư vấn điện: Tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, chuyển

giao công nghệ, tư vấn đầu tư.

Sản xuất và kinh doanh thiết bị điện: Phục vụ cho công nghiệp, dân dụng,

các nhà máy điện, các hệ thống truyền tải, phân phối.

Lĩnh vực thương mại, đầu tư và kinh doanh bất động sản: Đây là các lĩnh

vực hỗ trợ cho các hoạt động SXKD của Tổng Công ty, được điều tiết phát triển theo yêu cầu của thị trường.

2.1.2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Qua gần năm năm hình thành và phát triển, được sự quan tâm chỉ đạo toàn diện của Chính phủ, các bộ ngành và lãnh đạo Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam; cùng với sự nỗ lực, phấn đấu hết mình của tập thể CBCNV trong TCT, đến nay TCT đã trưởng thành và phát triển nhanh chóng, hình thành một ngành cơng nghiệp mới - cơng nghiệp điện lực dầu khí, hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty con; sản xuất, kinh doanh ngày càng hiệu quả, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2008 2009 2010 6th đầu năm 2011 1 Tổng doanh thu Tỷ đồng 3.328 8.039 15.242 9.650 2 Nộp ngân sách Tỷ đồng 29,89 141,69 424,39 153 3 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 50,39 179,7 230 138 4 Tổng số lao động Người 790 979 1055 1.461 5 NSLĐ bình quân Trđ/ng/th 351,05 684,28 1.203,9 550,4 6 Thu nhập bình quân Tr.đ/ng/t

h

9,697 13,873 18,447 17,6

7 Tốc độ tăng trưởng doanh thu % - 141,5 89,6 -

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT Điện Lực Dầu Khí Việt Nam 2008-2011)

Hoạt động kinh doanh của PVP ngày càng có hiệu quả, doanh thu và lợi nhuận hàng năm đều tăng. Doanh thu của PVP năm 2010 đạt 15.242 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 230 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2009. Tổng doanh thu của Tổng Công ty tăng mạnh theo từng năm phát triển: năm 2009: 8.039 tỷ đồng tăng 141,5% so với năm 2008; năm 2010 là 15.242 tỷ đồng tăng 89,6 so với năm 2009.

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tăng trưởng doanh thu

Cùng với sự tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận, đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên trong PV Power ngày càng đuợc nâng cao: thu nhập bình quân của CBCNV được tăng lên hàng năm: năm 2008 là 9,697 triệu đồng, năm 2009 là 13,873 triệu đồng tăng 43.8% so với năm 2009; thu nhập bình quân năm 2010 là 13.873% triệu đồng tăng 32.9% so với năm 2009.

Như vậy, có thể thấy chỉ trong một thời gian ngắn TCT ĐLDK đã nhanh chóng xây dựng phát triển và trưởng thành, khẳng định được vị thế thương hiệu trên thị trường điện trong nước. PVP đã được bình chọn trong Top 100 doanh nghiệp đạt giải thưởng Sao vàng Đất Việt Năm 2010. Với sự cố gắng nỗ lực không ngừng của tồn thể CBCNV, Tổng cơng ty đang trên đà ngày càng phát triển vững mạnh, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín của mình trên thị trường trong và ngồi nước.

2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức

Là một doanh nghiệp có mơ hình đặc thù theo mơ hình cơng ty mẹ, cơng ty con, năm 2009 - 2010, TCT Điện lực Dầu khí đã tập trung kiện tồn mơ hình tổ chức Cơng ty mẹ- Tổng cơng ty, hồn thiện các quy chế nội bộ phục vụ công tác quản lý, điều hành doanh nghiệp. Cơ cấu quản lý, điều hành của Tổng cơng ty có:

Năm Doanh thu

- Hội đồng thành viên: là cơ quan quản trị tồn bộ mọi hoạt động của cơng ty, các chiến lược, kế hoạch sản xuất và kinh doanh Tổng Công ty.

- Kiểm Sốt Viên: có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, hợp lý trong mọi hoạt động quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh theo Điều lệ TCT và pháp luật.

- Ban Tổng Giám Đốc: Điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của TCT.

- Các ban chức năng Cơng ty mẹ - TCT gồm: Văn phịng, ban Tổ chức nhân sự, ban Tài chính Kế tốn và Kiểm tốn, ban Kinh tế kế hoạch, ban Thương mại, ban Đầu tư phát triển, ban Xây dựng, ban Kĩ thuật, ban An tồn –Sức khỏe- Mơi trường.

Các ban chức năng Công ty mẹ - Tổng công ty đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám Đốc TCT. Các ban chức năng có chức năng tham mưu, giúp việc cho Hội đồng thành viên và Tổng Giám Đốc TCT trong công tác quản lý, điều hành và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty mẹ - Tổng công ty được quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của TCT và các đơn vị trực thuộc, các đơn vị thành viên của TCT Điện Lực Dầu Khí Việt Nam.

- TCT có 3 Đơn vị trực thuộc là Chi nhánh Tổng công ty ĐLDKVN Công ty ĐLDK Cà Mau. Chi nhánh Tổng công ty ĐLDKVN Công ty ĐLDK Nhơn Trạch, Ban quản lý dự án Thái Bình 2. Một Cơng ty con 100% vốn điều lệ là Công ty TNHH 1 Thành Viên Năng lượng Tái tạo Điện lực Dầu khí Việt Nam; 7 Cơng ty cổ phần do TCT nắm giữ quyền chi phối và 14 công ty liên kết.

2.1.2.4. Đặc điểm về nguồn nhân lực

Lãnh đạo TCT luôn coi nguồn lực con người là tài sản quý giá nhất. Trong những năm qua TCT đã tạo lập được đội ngũ nhân viên có thái độ làm việc nhiệt tình, có đạo đức nghề nghiệp, trình độ chun mơn ngày càng được nâng cao, là một nhân tố giúp cho TCT tạo lập uy tín trên thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.2: Tổng số lao động của TCT giai đoạn 2008 - 2011

(Đơn vị: Người) Năm Các chỉ tiêu 2008 2009 2010 6th đầu năm 2011 KH TH KH TH KH TH KH TH 1. Tổng số LĐ 976 790 1031 979 1149 1055 1460 1461 2. % KH / TH - 80.9 - 94.9 - 91.8 - 100%

( Nguồn: Báo cáo thống kê lao động của TCT năm 2008,2009,2010, 6 tháng đầu năm 2011)

Từ khi mới chỉ có 124 lao động năm 2007 lúc mới thành lập đến nay hiện tại (thời điểm 09/2011) TCT đã có tổng số lao động là 1.517 người. Qua bảng 2.2 có thể thấy tốc độ tăng tổng số lao động của TCT khá nhanh. Năm 2010 tổng

số lao động là 1050 tăng 107.25% so với năm 2009; 6 tháng đầu năm 2011 tổng số lao động đạt 1461 người bằng 100% kế hoạch 6 tháng đầu năm và đạt 93% kế hoạch năm.

Giai đoạn vừa qua là giai đoạn TCT đưa vào vận hành các nhà máy điện, TCT cũng đang khẩn trương đẩy mạnh đầu tư phát triển các dự án điện, thực hiện đa dạng hóa nguồn điện, đặc biệt là các nguồn điện tái tạo được như thủy điện, phong điện, địa nhiệt..... Với việc đưa vào vận hành phát điện Nhà máy điện Nhơn Trạch 2 (750MW) trong năm 2011 và chuẩn bị tiếp nhận các nhà máy nhiệt điện như Thái Bình 2 (1.200MW), Vũng Áng 1 (1.200MW), Long Phú 1 (1.200MW)…, nên nhu cầu về nhân lực là rất lớn. PVP đã chủ động lập chiến lược và các giải pháp về nguồn nhân lực để đáp ứng với chiến lược sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.

Đơn vị: người; % Năm Các chỉ tiêu 2008 2009 2010 6 th 2011 6th 2011 SL % SL % SL % SL % Tổng số LĐ 790 100% 979 100% 1055 100% 1461 100% Trên đại học 37 4.68 50 5.10 62 5.87 91 6.23 Đại học 504 63.83 508 51.9 621 58.86 897 61.4

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động tạo động lực cho người lao động tại tổng công ty điện lực dầu khí việt nam (Trang 36)