Nghiên cứu hệ thống nhu cầu của người lao động tại Tổng Công ty Điện Lực Dầu Khí Việt Nam

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động tạo động lực cho người lao động tại tổng công ty điện lực dầu khí việt nam (Trang 47 - 50)

Điện Lực Dầu Khí Việt Nam

2.2.1. Nghiên cứu hệ thống nhu cầu của người lao động tại Tổng Công ty Điện Lực Dầu Khí Việt Nam Điện Lực Dầu Khí Việt Nam

Nhu cầu của con người là rất đa dạng và không giống nhau trong từng hoàn cảnh cụ thể, do đó, đòi hỏi nhà quản lý phải có kỹ năng, kinh nghiệm trong công tác tạo động lực để có thể tìm hiểu nhu cầu của người lao động, từ đó có định hướng vào sự thoả mãn nhu cầu đó của họ để chính sách tạo động lực đạt được kết quả cao nhất.

Tại TCT chưa có hoạt động chính thức nào tiến hành xác định nhu cầu của người lao động. Những mong muốn nguyện vọng của người lao động chủ yếu được phản ánh thông qua tổ chức Công đoàn. Hàng năm TCT có tổ chức Hội nghị người lao động để lắng nghe ý kiến của CBCNV. Do chưa tiến hành xác định nhu cầu của người lao động nên TCT chưa thật sự hiểu rõ những CBCNV của mình mong muốn gì từ công việc, nhu cầu nào là quan trọng, cấp thiết nhất đối với người lao động.

Chính vì thế các biện pháp tạo động lực cho người lao động của TCT được áp dụng chung cho tất cả các đối tượng lao động mà ít quan tâm đến sự khác biệt về nhu cầu theo từng nhóm đối tượng khác nhau như về tuổi, thu nhập, giới tính, theo chức danh công việc, theo từng phòng ban... để đưa ra các chính sách phù hợp. Điều này làm ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động tạo động lực trong TCT.

Để nghiên cứu hệ thống nhu cầu của CBCNV tại TCT, học viên đã tiến hành điều tra bằng bảng hỏi với 120 phiếu khảo sát. Nhu cầu của con người là khá đa dạng bởi vì ngoài thu nhập người lao động còn có rất nhiều nhu cầu khác cần được thỏa mãn như nhu cầu được thăng tiến, nhu cầu học tập nâng cao trình độ, sự quan tâm của lãnh đạo... Do hạn chế về thời gian nên học viên đã lựa chọn mười yếu tố quan trọng (thông qua phỏng vấn trực tiếp một số CBCNV tại TCT và tham khảo các kết quả nghiên cứu trước đây) như: tiền lương, tính chất công việc, điều kiện làm việc,... để tiến hành khảo sát và đã thu được kết quả như bảng 2.6.

Theo bảng 2.6, nhu cầu được người lao động đánh giá quan trọng nhất là công việc ổn định; tiếp theo là thu nhập cao và công việc phù hợp với khả năng sở trường. Qua bảng trên ta thấy được ″thu nhập cao″ vẫn là yếu tố tạo động lực động lực chính ở TCT. Ở Việt Nam hiện nay khi GDP bình quân đầu người vẫn còn ở mức thấp, thì việc đi làm để có lương cao nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt còn được coi trọng. Tuy nhiên đó lại không phải là nhu cầu có mức độ ưu tiên số 1 bởi vì hiện tại mức thu nhập bình quân của CBCNV tại TCT là khá cao so với mặt bằng chung. Năm 2010 là 18 triệu đồng/người/tháng đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và nuôi sống gia đình. Người lao động có nhu cầu quan trọng nhất lại là tính chất ổn định của công việc, “thu nhập cao” đứng ở vị trí thứ 2 và nhu cầu “công việc phù hợp với khả năng sở trường” được đánh giá ở mức độ quan trọng thứ 3. Các nhu cầu bậc cao hơn cũng được người lao động quan tâm đó là công việc thú vị, thách thức, được tự chủ trong công việc và cơ hội học tập nâng cao trình độ lần lượt có vị trí thứ 4, 5 và 6.

Bảng 2.6: Nhu cầu của người lao động đối với công việc

STT Yếu tố Mức độ quan trọng

Lãnh đạo công ty Lãnh đạo phòng ban Nhân viên Công nhân Chung 1 Công việc thú vị, thách thức 2 5 5 7 4 2 CV phù hợp khả năng sở trường 3 2 2 6 3 3 Công việc ổn định 1 1 1 3 1

4 Được tự chủ trong công việc 5 6 7 5 5

5 Đánh giá đầy đủ các CV đã làm 6 10 8 4 7

6 Điều kiện làm việc tốt 10 9 10 2 9

7 Cơ hội học tập nâng cao trình độ 9 8 4 9 6

8 Quan hệ đồng nghiệp tốt 8 7 9 8 10

9 Thu nhập cao 7 3 3 1 2

10 Cơ hội thăng tiến 4 4 6 10 8

( Nguồn: Kết quả tổng hợp phiếu khảo sát về động lực lao động tại TCT)

Có sự khác biệt khá lớn về nhu cầu hiện nay của người lao động theo chức danh công việc. Đối với công nhân, nhu cầu về mức thu nhập cao được người lao động đánh giá là nhu cầu quan trọng nhất đối với họ, tiếp theo là nhu cầu về điều kiện làm việc tốt và công việc ổn định. Đây đều là những nhu cầu bậc thấp trong hệ thống nhu cầu của Maslow là nhu cầu sinh lý và nhu cầu an toàn. Như vây, đối với công nhân những nhu cầu bậc thấp của người lao động vẫn chưa được thỏa mãn do mức thu nhập của họ còn chưa cao. Hơn nữa, đối với công nhân nên họ thường xuyên phải làm những công việc trong ngành công nghiệp điện mang tính chất nặng nhọc, nguy hiểm nên có nhu cầu cao về điều kiện làm việc, trang thiết bị bảo hộ… Để tạo động lực cho nhóm người lao động này, TCT nên hướng vào các công cụ tiền lương và cải thiện điều kiện làm việc giúp thỏa mãn các nhu cầu mà người lao động hiện cho là quan trọng nhất với họ. Đối với chức danh nhân viên và lãnh đạo các phòng ban, nhu cầu quan trọng nhất đều là công việc ổn định, tiếp đến là nhu cầu công việc phù hợp với khả năng sở trường, thu nhập cao đứng ở vị trí thứ 3. Đối với chức danh nhân viên nhu cầu có cơ hội học tập nâng cao trình độ đứng ở vị trí thứ 4, trong khi vị trí này đối với chức danh lãnh đạo phòng ban lại là nhu cầu có cơ hội thăng tiến. Đối với chức danh lãnh đạo công ty thì thứ bậc quan trọng của các nhu cầu có sự khác biệt với các nhóm còn lại. Lúc này các nhu cầu bậc cao trở nên quan trọng hơn. Nhu cầu được đánh giá quan trọng nhất là công viêc ổn định, tiếp

đến là nhu cầu về công việc thú vị thách thức và công việc phù hợp khả năng, sở trường. Nhóm lao động này cùng quan tâm nhiều đến khả năng thăng tiến và tính tự chủ trong công việc với thứ mức độ quan trọng tương ứng ở vị trí thứ 4 và thứ 5. Nhu cầu về thu nhập cao lùi xuống vị trí thứ 7.

Khi xem xét thứ tự mức độ quan trọng của các nhu cầu giữa nam và nữ thì không có nhiều sự khác biệt. Thứ tự mức độ quan trọng của các nhu cầu đối với nam giống với hệ thống nhu cầu chung ở bảng 2.7. Đối với nữ thì có sự thay đổi đó là nhu cầu điều kiện làm việc tốt ở vị trí thứ 4 thay thế cho nhu cầu về công việc mang tính thú vị, thách thức. Như vậy, có thể thấy nữ giới có thể dễ chấp nhận làm công việc có tính nhàm chán hơn nam giới nhưng họ lại quan tâm nhiều đến yếu tố điều kiện làm việc.

Như vậy để tạo động lực cho người lao động có hiệu quả, TCT cần quan tâm đến các biện pháp nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại được đánh giá là quan trọng nhất đối với người lao động nói chung đó là : đảm bảo công việc được duy trì ổn định, nâng cao thu nhập cho người lao động và bố trí sử dụng lao động phù hợp với khả năng, sở trường của từng người. Ngoài ra, TCT cũng cần có các chính sách phù hợp với từng nhóm đối tượng khác nhau trong tổ chức.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động tạo động lực cho người lao động tại tổng công ty điện lực dầu khí việt nam (Trang 47 - 50)