II. Các đơn vị thành viên
3. Kinh phí đào tạo Tỷ đồng 2,351 2,765 7,035 4,437 1,867 1,
2.3.1. Các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoà
Chính sách của Chính Phủ và pháp luật của Nhà nước
Chính sách của Nhà nước về lao động, tiền lương và các vấn đề xã hội liên quan khác quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp xây dựng và triển khai các chính sách trong công ty phải phù hợp với các quy định pháp luật đó.
TCT ĐLDKVN luôn tuân thủ đầy đủ các quy định chung của nhà nước đối với các doanh nghiệp và các quy định riêng trong hoạt động của doanh nghiệp thuộc ngành điện. Các chính sách về tiền lương, quy chế khen thưởng, bổ nhiệm cán bộ được thực hiện đúng theo quy định pháp luật. TCT đã xây dựng được bộ phận Công đoàn vững mạnh thực sự là người chăm lo và bảo vệ quyền lợi cho tập thể người lao động. Tại TCT không có hiện tượng xảy ra tranh chấp lao động và sự phản kháng của người lao động về việc TCT không tuân thủ các chính sách, quy định của nhà nước, TCT đến nay cũng chưa để xảy ra một vụ đình công nào. Người lao động hoàn toàn cảm thấy yên tâm về sự tuân thủ pháp luật của TCT đối với chính sách, quy định của nhà nước dành cho người lao động.
Đặc điểm lao động và cơ cấu thị trường lao động
Việt Nam gia nhập WTO, thị trường được mở rộng, Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài, sự cạnh tranh công bằng trên thị trường trong nước cũng như thế giới đặt các doanh nghiệp trước những thời cơ và thách thức mới. Các doanh nghiệp phải cạnh tranh trên nhiều phương diện, đặc biệt là về nguồn lực con người. Hiện nay, các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam luôn sẵn sàng trả mức lương cao và các chính sách đãi ngộ hấp dẫn cho những lao động có chất lượng cao. PVP dưới sự tác động chung đó làm tăng áp lực phải có những chính sách thu hút và giữ chân nhân tài hiệu quả để đảm bảo nhân lực phục vụ cho hoạt động SXKD và ngăn chặn hiện tượng người lao động chất lượng cao rời bỏ công ty.
Với tính chất đặc thù của ngành Điện là ngành kinh tế trọng yếu và là ngành nặng nhọc, độc hại đặc biệt. Lao động ngành Điện đòi hỏi yêu cầu cao về trình độ kỹ thuật, nếu không sẽ gây tổn hại lớn. (Điều này có thể thấy rõ ở những vụ tai nạn của ngành điện như trường hợp mới đây nhất 6 công nhân lắp cột điện ở Thanh Hóa thiệt mạng do không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật). Vì vậy, nếu không xây dựng được cơ chế đãi ngộ thỏa đáng thì không thể thu hút được lao động có trình độ, chấp nhận làm việc trong lĩnh vực có điều kiện nặng nhọc, độc hại và đặc biệt nguy hiểm này.
Mặt khác, PVP mới được thành lập từ năm 2007, địa điểm xây dựng các Nhà máy điện thường xa các trung tâm đô thị, hạ tầng cơ sở còn nhiều hạn chế nên việc thu hút được nhân lực có trình độ và kinh nghiệm vào làm việc cho TCT còn gặp không ít khó khăn, đặc biệt là trong giai đoạn đang xây dựng các Nhà máy như hiện nay; các nhà máy còn chưa đi vào vận hành nên chưa tạo ra lợi nhuận. Chính vì vậy, TCT cần đặc biệt chú trọng hơn nữa trong việc chăm lo đến đời sống người lao động, xây dựng chính sách thu hút, đãi ngộ hấp dẫn để thu hút người lao động có trình độ và tay nghề về công ty cũng như giữ chân những lao động giỏi tại công ty.
Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội
Tình hình thiếu điện thời gian qua và dự báo cùng với sự tăng trưởng kinh tế là nhu cầu điện sẽ tăng nhanh trong những năm tới là xuất phát điểm rất thuận lợi cho việc đầu tư kinh doanh điện năng của PVP. Bên cạnh đó sự ổn định về chính trị cũng là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp yên tâm hoạt động.
PVP hiện tại cũng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Các dự án Nhà máy điện lớn của TCT được tiến hành đầu tư xây dựng đúng vào giai đoạn giá cả các loại vật liệu xây dựng và vật tư trên thị trường có nhiều biến động, diễn biến tăng đột biến của giá vật tư, nhân công, nhiên liệu làm ảnh hưởng cho công việc lập,
xét thầu, lập dự toán chi phí, đàm phán thương thảo các gói thầu ...bị ảnh hưởng dẫn đến hiệu quả đầu tư và tiến độ thực hiện dự án. Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, nguồn nguyên liệu như dầu, khí trở nên khan hiếm. Việc tìm kiếm và thăm dò của các nhà thầu dầu khí tại các khu vực trong nước diễn ra không thường xuyên. Nguồn nguyên liệu đầu vào tăng làm cho suất đầu tư tăng dẫn đến giá điện sau này tăng cao, khó có thể đạt được thỏa thuận về hợp đồng mua bán điện...như mong muốn của các nhà đầu tư. Trước tình hình làm phát tăng cao cũng gây khó khăn lớn cho đời sống CBVNV. Trong hoàn cảnh giá cả vật tư, nhân công, nhiên liệu...tăng cao như vậy đòi hỏi Hội đồng quản trị , Ban lãnh đạo cùng toàn thể CBCNV của PVP phải không ngừng nỗ lực, nhiệt huyết với công việc để khắc phục khó khăn, giảm thiểu chi phí. TCT cần phải thường xuyên khuyến khích, động viên CBCNV, lãnh đạo công ty cần quan tâm tới đời sống người lao động, tăng cường sự đoàn kết, nỗ lực của toàn bộ tập thể CBCNV để vượt qua các khó khăn, thách thức.
Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành
Gần đây, ngày 1/7/2011, Bộ Công thương đã chính thức khởi động thị trường điện cạnh tranh thí điểm. Theo đó, thị trường điện Việt Nam sẽ hình thành và phát triển theo 3 cấp độ: Thị trường phát điện cạnh tranh; Thị trường bán buôn cạnh tranh và Thị trường bán lẻ cạnh tranh. Thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh là bước đầu tiên trong Lộ trình phát triển thị trường điện tại Việt Nam, hướng đến mục tiêu đưa cạnh tranh vào khâu phát điện, tạo động lực cho các nhà máy điện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đồng thời, tạo tín hiệu thu hút đầu tư phát triển các nguồn điện mới từ mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Chính phủ đã có chủ trương huy động vốn cho ngành Điện thông qua dự án các nhà máy điện độc lập (IPP, BOT) nhằm kêu gọi đầu tư nước ngoài cho ngành điện
Dù chỉ là thí điểm vận hành thị trường điện cạnh tranh để tiến tới vận hành chính thức vào năm 2012 nhưng “bước đột phá” đặt các doanh nghiệp ngành Điện trước những cơ hội và thách thức rất lớn để tồn tại được trong môi trường mới. Bắt đầu từ 1/7, 48 trong tổng số 73 nhà máy điện trong cả nước có công suất lớn hơn 30MW đã trực tiếp chào giá trên thị trường. Dự kiến, đến cuối năm 2011, con số các
nhà máy tham gia phát điện cạnh tranh sẽ tăng lên 55 nhà máy. Trong thị trường phát điện cạnh tranh, các đơn vị phát điện sẽ được quyền chủ động chào bán điện trên thị trường, việc điều độ các nhà máy điện sẽ hoàn toàn căn cứ theo bản chào giá của nhà máy, theo nguyên tắc huy động các mức công suất của các nhà máy có giá chào từ thấp đến cao khi đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ điện của cả hệ thống.
Hiện tại PVP đang đứng đầu toàn quốc về sản lượng nhiệt điện khí và đầu tư thủy điện ra nước ngoài. Đứng thứ 2 toàn toàn quốc về tổng sản lượng thủy điện và tổng sản lượng điện (sau EVN). Để tiếp tục duy trì và khẳng định vị thế của mình đòi hỏi PVP phải nỗ lực không ngừng để phát triển sản xuất, hạ giá thành bán Điện. Ngoài cạnh tranh về sản xuất kinh doanh, các công ty còn cạnh tranh về lao động. Rất nhiều công ty có những chính sách ưu đãi, thu hút lao động của đối thủ cạnh tranh. Tại TCT cũng đã có hiện tượng một số người lao động chuyển sang làm việc cho EVN hay các doanh nghiệp khác, điều này ảnh hưởng lớn đến tính ổn định và hiệu quả họat động của công ty. Để đứng vững trong cạnh tranh PVP cần tập trung xây dựng chính sách nhân sự phù hợp để thu hút và gìn giữ một đội ngũ lao động có chất lượng, tâm huyết, và gắn bó với công ty.