cung ứng xanh
- Các cơng trình về logistics xanh và PT logistics xanh
Logistics 2050: Moving Freingt by road in a very low carbon world, 2010, của A.C McKinnon and M.I.Piecyk, tác giả đã chỉ ra rằng hiện nay biến đổi khí hậu
là thách thức nghiêm trọng đối với nhân loại. Nồng độ carbon cao hiện nay và dự kiến đến năm 2050, vấn đề làm thế nào để thực hiện được việc vận chuyển HH bằng đường bộ trong một thế giới carbon rất thấp.
Nhóm tác giả MC Kinnon, Sharon Cullinane, Michael Browne and Anthony Whiteing đã đưa ra những đánh giá ảnh hưởng của hoạt động logistics đến môi trường, tác giả đã đề xuất một mơ hình nghiên cứu logistics xanh. Trong đó, thể hiện rõ mối quan hệ phức tạp giữa các hoạt động logistics và các mối quan hệ và chi phí mơi trường. Các ảnh hưởng và chi phối chủ yếu liên quan tới việc vận chuyển HH và vận chuyển nội bộ cũng được tham khảo tới [134]
The Paradoxes of Green Logistics (2001), Rodrigue et al, tác giả đã chỉ ra mâu thuẫn giữa mục tiêu kinh tế giữa logistics và màu xanh và làm thế nào để nghịch lý này có thể được giải quyết. Tác giả cho rằng để PT logistics xanh nhất thiết phải có sự can thiệp của chính phủ.
Nghiên cứu của tác giả Nikolas và Carlos F.Daganzo (2005) thuộc viện nghiên cứu giao thông vận tải, trường ĐH California về nghiên cứu ứng dụng logistics xanh trong các thành phố trên thế giới, ứng dụng phát triển bền vững tại một số thành phố trên thế giới.
A review of green logistics schemes use in cities around the world (2005) của Nikolas Geroliminis and Carlos F.Daganzo. Tác giả đã cung cấp về thực trạng PT logistics xanh ở một số TP trên thế giới như Brussels, Osaka, Berlin, Paris, Amsterdam, New York,…cũng như ưu điểm nổi bật của chúng. Theo nhà nghiên cứu thì hầu hết các đặc điểm nổi bật được rút ra từ thực trạng PT logistics xanh đều có thể áp dụng được ở các TP khác trên thế giới nhưng nó phải kết hợp với đặc điểm, đặc thù cũng như chiến lược PT của từng nơi để đạt được kết quả tốt nhất.
Theo Bojan Beskovnik [115], Đại học cơng nghệ Czestochowa, Ba Lan thì Logistics xanh buộc tất cả người sử dụng logistics phải xem xét ảnh hưởng của họ tới mơi trường. Mục tiêu chính của logistics xanh là điều phối tất cả các hoạt động một cách hiệu quả nhất, giảm thiểu chi phí tác động đến mơi trường. Trước đây, chi phí chỉ là tiền mặt nhưng giờ đây chi phí cịn được hiểu là chi phí phát sinh của hoạt động logistics như biến đổi khi hậu, ơ nhiễm khơng khí và rác thải. Logistics xanh ở châu Âu là vấn đề rất quan trọng và được quan tâm từ cấp vĩ mơ, vì vậy, nhiều quyết định và mục tiêu PT logistics xanh được thực hiện trong 15 năm qua. Do đó, các mục tiêu, nhiệm vụ và vấn đề về môi trường được kết hợp trong các tổ chức ở châu Âu, cho phép châu Âu đưa ra các đề xuất PT logistics xanh và thực hiện đo lường các đề xuất đã thông qua của tất cả các thành viên. Hơn nữa, chính sách
logistics xanh ở châu Âu với mục tiêu PT là bền vững và hiện đại bao gồm 3 lĩnh vực chính: xã hội, kinh tế và môi trường, với các hoạt động khác nhau như sau:
+ Xã hội: an tồn, sức khoẻ, bình đẳng.
+ Kinh tế: việc làm, năng lực cạnh tranh, hiệu quả, tăng trưởng, lựa chọn. + Mơi trường: Chất lượng khơng khí, tiếng ồn, sử dụng đất đai, đa dạng sinh học, chất thải và biến đổi khí hậu.
Theo Marcus Thiell [126], Đại học los Andes, Colombia thì các hoạt động logistics tác động tiêu cực đến hệ sinh thái từ đó đã chỉ ra các biện pháp khác nhau để đạt được PT bền vững. Uỷ ban Brundtland định nghĩa PT bền vững là việc PT đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm giảm tính sẵn có và chất lượng tài ngun thoả mãn nhu cầu con người trong tương lai. Các công ty trên khắp thế giới chịu áp lực khi thực hiện các hoạt động logistics xanh trong hệ thống tạo ra chuỗi giá trị của họ. Áp lực này xuất phát từ việc nhận thức về môi trường của người tiêu dùng ở các quốc gia ngày càng tăng. Logistics ảnh hưởng lớn đến mơi trường, cụ thể như khí thải CO2 từ phương tiện máy bay, tàu thuyền, ô tô, …là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nóng lên tồn cầu đang đe doạ thế giới hiện nay. Do đó, logistics xanh trở thành lĩnh vực chính trong việc đạt được PT bền vững.
Theo Liwen Zheng [128], Đại học công nghệ và khoa học Changchun, Trung Quốc thì Logistics xanh là thực hiện các hoạt động QL nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu khách hàng và mục tiêu PT xã hội, kết nối cung và cầu xanh, vượt qua các trở ngại về không gian, thời gian để đạt được hiệu quả trong cung cấp hàng hố và DV. Logistics xanh hạn chế thiệt hại mơi trường và sử dụng các nguồn lực logistics tốt nhất. Logistics xanh là một khái niệm bao gồm cả hoạt động kinh doanh logistics xanh và các hoạt động để QL, tiêu chuẩn hố và kiểm sốt logistics xanh.
Theo Jedlinski [122] thì PT bền vững nghĩa là sự PT kinh tế, văn minh của thế hệ hiện tại không nên trả bằng giá đắt bằng việc cạn kiệt nguồn tài nguyên và phá huỷ môi trường của các thế hệ tương lai. Khái niệm PT bền vững đã được thông qua lần thứ 2 ở Hội nghị thượng đỉnh trái đất tổ chức năm 1992, Brazil. Trong hội nghị này 2 tài liệu chính đã được thơng qua là Tun bố Rio (Tuyên bố về môi trường và PT) và chương trình nghị sự 21 (Chương trình hành động tồn cầu) với 3 mục tiêu chính được đưa ra:
+ Sinh thái: nghĩa là ngăn chặn sự xuống cấp của môi trường và loại bỏ rủi ro của chúng.
+ Kinh tế: thể hiện việc đáp ứng nhu cầu vật chất cơ bản của nhân loại bằng cách sử dụng kỹ thuật và công nghệ mà không phá huỷ môi trường
+ Xã hội và nhân đạo: nghĩa là bảo đảm mức sống tối thiểu (chấm dứt nạn đói, khốn khổ và nghèo nàn)
Mục đích của logistics bền vững là phấn đấu tối ưu hoá mối quan thệ giữa xã hội, kinh tế và mơi trường tự nhiên. Do đó, điều quan trọng là đảm bảo PT kinh tế bền vững với việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo theo cách thân thiện với môi trường, QL nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là nước và năng lượng [6]
Tối ưu hoá logistics tại các TP rất quan trọng với sự PT kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Việc thực hiện logistics xanh bao gồm các biện pháp có tác động trực tiếp và tích cực đến việc giảm GHG. Những biện pháp này bao gồm:
+ Tổ chức hệ thống giao thông vận chuyển hàng hoá và bãi đỗ xe trong TP + Nâng cấp hệ thống QL công cộng cho vận chuyển hàng hoá bằng tàu hoả + Mở ra các tuyến đường vận chuyển chính và các khu vực trung chuyển + PT khơng gian logistics TP hiện đại và phù hợp
Hệ thống vận chuyển hàng hố ở đơ thị ảnh hưởng đến tình hình kinh tế và chất lượng cuộc sống của dân cư của TP. Do đó, tổ chức hiệu quả việc vận chuyển hàng hoá trong các TP đã trở lên quan trọng không chỉ tốt hơn cho chuỗi logistics và PT thương mại mà còn cho PT TP bền vững. Chúng ta đang phải đối mặt với biến đổi khí hậu do chúng ta sống, kinh doanh, sử dụng nguồn lực hạn chế mà không quan tâm đến hậu quả. PT logistics xanh trong TP thơng minh đồng nghĩa các cơng ty và chính quyền phải kết hợp QL trong chiến lược PT, sản xuất, tiếp thị và tái chế các sản phẩm, DV thân thiện với môi trường.
Nghiên cứu của Shaban, T.P.(2019) xem xét các thành phần chính của logistics xanh TP với cấu trúc và tích hợp của việc di chuyển con người, nguyên vật liệu và thông tin trong khu đô thị thân thiện với mơi trường. Theo đó, logistics xanh TP bao gồm các yếu tố chính như:
+ Hệ thống giao thơng xanh (Green transport) gồm đa dạng hố các hình thức vận chuyển khác nhau, PT định hướng q cảnh, kiểm sốt khí thải của xe và sử dụng nhiên liệu hiệu quả, tăng tính di động của vận chuyển, ...
+ Bao bì xanh (Green packaging) bao gồm sử dụng vật liệu tối thiểu, hiệu quả logistics, bao bì có khả năng tái chế, sử dụng vật liệu có thể phân huỷ sinh học,...
+ Logistics ngược (Reverse logistics) bao gồm loại bỏ và xử lý rác thải công nghiệp, tái sử dụng các sản phẩm và vật liệu, tái sản xuất và tân trang,...
+ Kho bãi xanh (Green storage) bao gồm kho bãi sử dụng năng lượng sạch, bố trí kho bên ngồi TP, sử dụng hiệu quả năng lượng,...
+ QL dữ liệu logistics xanh (Green logistics data management) bao gồm QL mạng, thiết kế mạng logistics, hiệu quả logistics, thời gian biểu, QL chuỗi cung ứng, lập kế hoạch,...
Tối ưu hoá logistics tại các TP rất quan trọng với sự PT kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.
PGS.TS Lê Anh Tuấn đề cập một số vấn đề logistics xanh thì tác giả cho rằng logistics là hoạt động có vai trị rất lớn và có ảnh hưởng quan trọng đối với việc cung cấp các sản phẩm/HH tới tay người tiêu dùng. Chính vì vậy, trong chiến lược tăng trưởng xanh của quốc gia, việc làm xanh hóa hoạt động logistics đóng vai trị hết sức quan trọng. Theo tác giả thì vấn đề chủ yếu của logistics xanh bao gồm giảm khối lượng vận tải bên ngoài, nâng cao hiệu quả vận tải trong TP và logistics ngược, ở khía cạnh logistics xanh tác giả đề cập đến QL chuỗi cung ứng xanh, trong đó chuỗi cung ứng xanh xét từ quan điểm logistics quan tâm nhiều hơn tới việc tích hợp các hoạt động của chuỗi cung ứng nhằm đạt được hiệu quả tốt hơn về môi trường. Các hoạt động chủ yếu cần quan tâm theo hướng này là: Tối ưu hóa mạng lưới cung cấp nhằm tối thiểu hóa các chi phí vận tải; Tăng tính xanh của chuỗi cung ứng bằng cách mua HH/nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp xanh hơn; Tìm kiến các phương pháp hợp tác giữa nhà cung cấp và khách hàng để xanh hóa hoạt động cung cấp; QL tốt dòng thải nhằm đạt hiệu quả cao hơn về mặt mơi trường.
-Các cơng trình nghiên cứu về chuỗi cung ứng xanh
Tác giả Benita M.Beamen đưa ra định nghĩa chuỗi cung ứng truyền thống là một quy trình sản xuất tích hợp, trong đó ngun vật liệu được đưa vào sản xuất thành thành phẩm và được đưa đến người tiêu dùng thơng qua hệ thống phân phối, bán lẻ.” [114]
Hình 1.1: Chuỗi cung ứng truyền thống
“Chuỗi cung ứng truyền thống được hiểu là quy trình sản xuất theo một
chiều và chỉ bao gồm những hoạt động gắn liền với sản xuất. Tuy nhiên, do các yêu cầu về môi trường gần đây đã thay đổi ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, việc PT các chiến lược QL môi trường cho chuỗi cung ứng ngày càng được chú trọng. Quá trình sản xuất và hoạt động sản xuất ra sản phẩm tạo ra chất thải, cạn kiệt tài nguyên
Nhà cung cấp đầu vào Sản xuất Bán lẻ Phân phối Khách hàng
thiên nhiên làm mơi trường suy thối và được coi là gây hại nghiêm trọng đến môi trường, vượt xa khả năng phục hồi của trái đất. Do đó, cần thay đổi triết lý sản xuất như cắt giảm việc sử dụng tài nguyên, giảm phát sinh chất thải, hạn chế sử dụng sản phẩm 1 lần và thải bỏ.
Chính vì vậy, bước đầu tiên là mở rộng chuỗi cung ứng một chiều thành một vịng khép kín, bao gồm cả các hoạt động được thiết kế để thu hồi sản phẩm, thu gom và tái sử dụng sản phẩm và bao bì (tái chế hoặc tái sản xuất). Các khâu trong chuỗi cung ứng đều thải ra môi trường một lượng rác thải hay chất độc hại nhất định. Chính vì thế, các hoạt động tái chế, tái sử dụng hay tái sản xuất trong DN có thể diễn ra ở bất cứ khâu nào trong chuỗi cung ứng. Đây chính là những ưu điểm của chuỗi cung ứng xanh.”
- - -
Hình 1.2. Chuỗi cung ứng xanh
(Trong đó: w: là chất thải hoặc chất thải đã được xử lý)
“Như vậy, trong chuỗi cung ứng xanh thì các hoạt động tái chế, tái sử dụng
hay tái sản xuất có mối liên hệ mật thiết với các thành phần của chuỗi cung ứng. Theo PGS.TS Vũ Anh Dũng [18] với Cơ sở hạ tầng logistics với việc thực hiện chuỗi cung ứng xanh của DN thì tác giả có đưa ra định nghĩa về chuỗi cung ứng xanh của Bearing Point (2008), trong đó chuỗi cung ứng xanh được hiểu là một phương thức nhằm tối thiểu hóa việc tác động tới mơi trường của một sản phẩm hoặc DV, nó bao gồm tất cả các giai đoạn vòng đời của một sản phẩm bắt đầu từ tìm kiếm nguyên liệu đầu vào, thiết kế, sản xuất và tiến hành phân phối cho đến khi đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng cuối cùng và cả cách thức họ sử dụng sản phẩm đó.
Nghiên cứu của Sullivan (2006) Vietnam transportation and logistics: opportunities and challenges - Giao thông vận tải và logistics Việt Nam: cơ hội và
Tái sản xuất/Tái sử dụng Nhà cung cấp đầu vào Sản xuất Bán lẻ Phân phối Khách hàng Tái chế Thu gom w w w w w w w
thách thức - đã đánh giá khái quát về thực trạng lĩnh vực vận tải và DV logistics ở Việt Nam cũng như cơ hội và thách thức đối với lĩnh vực này, đặc biệt là đối với các phương thức vận tải HH như đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không. Các tác giả cũng đưa ra những giải pháp cho PT mạng lưới giao thông Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Tác giả Nguyễn Bình Minh phân tích rõ lợi ích của chuỗi cung ứng xanh và các nghiệp vụ quản trị chuỗi cung ứng xanh [59]. Nghiên cứu chỉ rõ các tiêu chuẩn của chuỗi cung ứng xanh toàn cầu và mức độ tham gia của các DN Việt Nam trong chuỗi cung ứng này. Ví dụ về minh chứng năm 2015 WalMart yêu cầu báo cáo các thực phẩm sử dụng 10 loại hóa chất bị hạn chế trước khi cung ứng vào siêu thị, cơng ty máy tính HP u cầu giảm 20% khí thải carbon của các nhà cung cấp linh kiện, Fujitsu cũng áp dụng chính sách thu mua xanh trong tồn bộ chuỗi cung ứng của cơng ty. Giải pháp chuỗi cung ứng xanh có thể mang lại những lợi ích như: bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe con người và bên cạnh đó cũng góp phần tiết kiệm năng lượng và nâng cao năng suất, thúc đẩy sáng tạo, kích thích tăng trưởng. Giải pháp chuỗi cung ứng xanh góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN. Chính vì vậy, các cơng ty đều xem chuỗi cung ứng xanh như một cơng cụ dùng để phân tích chiến lược và mỗi tác nhân trong chuỗi cung ứng xanh đều cố gắng đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường nhằm tạo ra những sản phẩm hoàn chỉnh, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Các tác giả đã cho thấy những nỗ lực của tất cả các DN trong quá trình theo đuổi chiến lược chuỗi cung ứng xanh chính là cam kết của họ về bảo vệ môi trường và PT bền vững. Tất cả những DN coi trọng điều đó sẽ mang đến cho họ lợi thế cạnh tranh lớn hơn trên thị trương đồng thời tăng hiệu quả sản xuất và kỹ năng QL cũng như tăng sự gắn bó lâu dài của nhân viên với DN. Tuy nhiên, trong q trình thực hiện chuỗi cung ứng xanh sẽ có thể gặp những khó khăn như như gia tăng chi phí dẫn đến thời gian hồn vốn kéo dài, khó đánh giá chính xác năng lực của nhà cung cấp, khách hàng...
Như vậy, các cơng trình nghiên cứu về logistics của các tác giả trong và ngồi nước chủ yếu tập trung vào một số khía cạnh chính của nội dung PT DV logistics như khái niệm, quan điểm và nội dung của DV logistics. Từ đó XD cơ sở lý luận, đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm phát huy tác động tích cực của