Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển logistics xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 134 - 141)

PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP PT LOGISTICS XANH TRÊN ĐỊA BÀN TP HN

4.4.1. Kiến nghị với Chính phủ

4.4.1.1. Cần XD Chiến lược và Quy hoạch PT logistics xanh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Với Quyết định 200 QĐ-TTg ngày 14/02/2017 về kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và PT DV logistics Việt Nam đến năm 2025 là chưa đủ cho PT và QL một ngành DV cơ sở hạ tầng quan trọng trong PT bền vững kinh tế và nâng cao chất lượng tăng trưởng ở nước ta. Vì vậy, việc XD Chiến lược và Quy hoạch PT logistics xanh của Việt Nam và TP đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là rất cần thiết. Với vị trí Nhạc trưởng-Tổng tư lệnh, logistics là ngành DV cơ sở hạ

tầng quan trọng, mang tính liên ngành, hiệu lực, hiệu quả QL logistics là kết quả tích hợp khoa học, liên ngành giao thơng vận tải, kế hoạch và đầu tư, thương mại, tài chính, hải quan, cơng nghệ thơng tin... do đó, để QL nhà nước thống nhất trên quan điểm hiệu quả, lợi ích tồn cục và tối ưu hóa các dịng vận động HH DV, tiền tệ, nhân lực và thông tin giữa các ngành, các địa phương - Nền tảng cho sự tham gia hiệu quả các chuỗi cung ứng tồn cầu, cần phải có một Ủy ban Quốc gia về logistics làm chức năng QLNN logistics, giải bài toán tối ưu cho từng chương trình, dự án trên phạm vi nền kinh tế quốc dân và từng khu vực...

Với vị trí địa lý và tình hình PT kinh tế - xã hội thì HN có đủ điều kiện PT thành trung tâm logistics của cả nước. Để thực hiện được mục tiêu này, TP cần có chính sách cụ thể hóa luật pháp và quyết định của Chính phủ về PT DV logistics trên địa bàn. Bên cạnh đó, cần có chính sách ưu tiên PT kết cấu hạ tầng logistics và thực hiện kêu gọi được các DN đầu tư vào lĩnh vực này. Để thúc đẩy DV này PT, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế thì sự đánh giá và quan tâm đúng mức của TP, cộng đồng DN là rất quan trọng.

TP nên có chính sách bán đất với giá thấp để XD mới và hiện đại hóa các kho bãi, dành một khoản vay ưu đãi cho các công ty tư nhân và giúp họ hoàn thiện các kho logistics.

4.4.1.2.Cần sớm XD một khung pháp lý đồng bộ cho hoạt động logistics xanh

Một hành lang pháp lý bao gồm các quy định pháp luật cụ thể, rõ ràng, minh bạch, có hiệu lực sớm trong thực tiễn với sự quan tâm của Nhà nước và TP HN trong đầu tư cơ sở hạ tầng logistics, đào tạo, PT doanh nhiệp… là những tiền đề quan trọng để thúc đẩy PT logisitcs xanh trên địa bàn TP. Do đó, trước mắt cần nghiên cứu bổ sung và sửa đổi Luật thương mại về các nội dung liên quan logistics, logistics xanh, PT logistics xanh, QL nhà nước về logistics, hoạt động kinh tế logistics ... Từ đó sớm có được các văn bản hướng dẫn phù hợp với thực tiễn hoạt động logistics hiện nay, khi Việt Nam đã bước sang năm thứ 14 gia nhập WTO..

4.4.1.3. Cần có chính sách khún khích, thúc đẩy DN hướng đến PT logistics xanh

Chính phủ Việt Nam hiện đã ban hành một số quy định pháp lý quan trọng, làm cơ sở cho sự PT của hoạt động logistics nói chung và logistics xanh nói riêng bao gồm: Quyết định số 855/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 06/6/2011 với mục tiêu kiểm sốt, phịng ngừa, hạn chế gia tăng ô nhiễm môi trường, hướng tới XD hệ thống giao thông vận tải bền vững; Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày

25/9/2012 của Chính phủ về chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, trong đó đề cập đến việc đầu tư PT cơ sở hạ tầng giao thông vận tải theo hướng bền vững, giảm lượng phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; Thông tư số 16/2010/TT-BGTVT ngày 30/6/2010, quy định về các dự án đầu tư XD cảng hàng khơng có báo cáo đánh giá tác động mơi trường.

Để PT logistics xanh trên địa bàn TP, bên cạnh những quy định cụ thể đó, cần có những chính sách khuyến khích các DN PT logistics xanh như ưu tiên về thuế,…và ngược lại đánh thuế môi trường với những DN cung cấp DV logistics lạc hậu gây ô nhiễm môi trường nhiều như sử dụng phương tiện vận tải tiêu chuẩn dưới Euro 4,.. TP, Nhà nước cần tiếp tục hồn thiện các chính sách về mơi trường, ưu đãi về thuế và có chính sách cho vay ưu đãi đối với các DN thực hiện chuỗi cung ứng xanh và PT logistics xanh.

Ngồi ra, cần có quy định ngưỡng khí thải đối với loại hình DV cũng như có những ưu đãi đối với các DN thực hiện được xanh hóa các hoạt động logistics như: thực hiện cho vay vốn xanh với lãi suất ưu đãi, giảm thuế cũng như đưa ra chính sách đánh thuế cao đối với lượng khí thải vượt mức quy định.

Tuyên truyền và nâng cao nhận thức về PT logistics xanh đối với các cơ quan QL, các ngành, các địa phương; XD hành lang pháp lý nhất qn, thơng thống và hợp lý, chuẩn hóa các quy trình hoạt động logistics, thống kê logistics và các định chế có liên quan tạo điều kiện cho logistics xanh PT.

Mặt khác, cần rà sốt, hồn thiện và nghiên cứu cơ chế chính sách, quy định về QL, PT logistics:

- Cần XD và ban hành Kế hoạch nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành logistics, trong đó, trọng tâm là đẩy nhanh tiến độ đầu tư XD, đưa vào vận hành khai thác một số hạ tầng DV logistics và nâng cao chất lượng cung ứng DV logistics trên địa bàn HN.

- Thực hiện triển khai Kế hoạch quy hoạch để bổ sung, điều chỉnh các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo đồng bộ về cơ sở hạ tầng, cơ cấu sản xuất phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ PT hạ tầng và DV logistic, tích hợp sâu DV logistic trong chiến lược PT ngành. Rà soát quy hoạch XD, quy hoạch phân khu và các Quy hoạch ngành (công nghiệp, thương mại, nông nghiệp, giao thông vận tải, công nghệ thông tin, du lịch) ...

- Nghiên cứu đề xuất cơ chế và các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy PT hạ tầng cơ sở và DV logistcs trên địa bàn TP. Đảm bảo các quy định và việc thực hiện phân công, phân cấp công tác QL hoạt động logistics trên địa bàn TP rõ ràng, hiệu lực,

hiệu quả và tránh tình trạng chồng chéo, thiếu trách nhiệm, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của DN.

- Trong việc triển khai các quy định pháp luật về QL và PT logistics cần XD cơ chế phối hợp và tăng cường hợp tác giữa các cơ quan Trung ương, giữa các tỉnh, TP và cơ quan sở, ngành, chính quyền các cấp của TP HN, giữa tổng hợp, cập nhật số liệu, trao đổi thông tin và các cơ chế chính sách liên quan tới hoạt động logistics trong lĩnh vực vận tải, thương mại, các quy định, quy trình, tiêu chuẩn, điều kiện và khuyến cáo, khuyến nghị liên quan đến công tác giao nhận HH tại các cảng hàng không, cảng cạn, cảng thủy, ga đường sắt....

Chính quyền TP cũng nên có những biện pháp thúc đẩy hoạt động của các DN logisitics nhằm gia tăng nhu cầu DV logistics trong TP. Đối với vận chuyển HH trong TP, cần có các cơng ty vận tải chun dụng để chuyển HH cho từng khu vực. Khu phố cổ trung tâm và các TP phụ cận là nơi các hoạt động logistics diễn ra sôi nổi nhất. Tại HN, số lượng các đơn hàng nhận và gửi có thể lên đến 20.000 - 30.000 đơn/km2/tuần (đã bao gồm giao dịch chuyển phát nhanh). Do đó, việc cung ứng DV logistics sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nhà cung cấp DV. Chính quyền TP có thể thực hiện bằng cách nhượng quyền cho các nhà cung cấp DV có năng lực tại từng khu vực nhất định trong TP. Điều này sẽ mang lại hiệu quả cao không chỉ đối với nhà cung cấp DV mà với cả giao thông trong TP. Đối với các DN nhỏ lẻ có tiềm lực chưa đủ mạnh có thể liên kết với nhau tạo ra hệ thống giao hàng với giá thành thấp nhằm thu hút những hóa đơn nhỏ, giá trị thấp.

Ban hành chính sách quy định về bao bì xanh, rác thải đối với doanh nghiêp kinh doanh kho hàng.

- Cần thể chế hóa bằng hệ thống pháp luật và các chính sách cụ thể cho lĩnh vực hoạt động logistics ngược

Hiện nay cả hoạt động logistics xuôi và cả logistics ngược hiện đang còn nhiều khoảng trống về pháp luật, chính sách QL, đặc biệt là trong thời gian qua DV logistics ngược chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả hoạt động thấp… Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến PT bền vững nền kinh tế quốc gia và TP HN. Như vậy, để tạo điều kiện cho hoạt động logistics ngược PT thì cần tăng cường QL nhà nước đồng thời tạo mơi trường tích cực từ phía Nhà nước cho các hoạt động logistics ngược.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần ban hành cơ chế, chính sách nhằm tăng cường hiệu lực và hiệu quả của hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường và bảo vệ người tiêu dùng, thu hồi triệt để và xử ký nghiêm minh HH sản xuất, lưu thông độc hại đối với

người tiêu dùng và với mơi trường sống. Nhà nước cần có chế tài cụ thể đối với các DN trong thu hồi và xử lý phế liệu, phế phẩm, bao bì đóng gói, đặc biệt bao bì khó phân hủy ngồi mơi trường và các vật liệu đóng gói và vận chuyển. Đồng thời, có chính sách đánh thuế cao hơn đối với các nguyên liệu không thể tái chế. Việc yêu cầu các DN thu hồi phế liệu và xử lý triệt để vật liệu đóng gói đã được nhiều quốc gia tiên tiến áp dụng từ lâu, cần khuyến khích các DN tự giác sử dụng các vật liệu có khả năng tái chế và tiết kiệm.

4.4.1.4 Quy hoạch và XD các trung tâm logistics nhằm xanh hóa các hoạt động logistics

Hiện nay, sự hình thành và PT của các trung tâm logistics (TT logistics) đã góp phần tạo điều kiện cho quá trình sản xuất và phân phối HH được thực hiện một cách nhanh chóng, hợp lý và hiệu quả. Sự hình thành của các TT này cũng gây những hệ lụy trực tiếp hoặc gián tiếp đến mơi trường. Tuy nhiên, các TT logistics có vai trị thúc đẩy các ngành sản xuất PT, sự gia tăng các hoạt động xuất nhập khẩu, sự gia tăng các hoạt động xúc tiến thương mại… đồng thời những hoạt động này cũng kích thích nhu cầu tiêu dùng tăng lên. Hơn nữa, việc gia tăng khối lượng sản phẩm tiêu dùng và kéo theo sự gia tăng chất thải gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Mặt khác, TT logistics là một trong số các loại hình hạ tầng thương mại tập trung qui mơ lớn, trong q trình hoạt động ln có những ảnh hưởng nhất định đến mơi trường Vì vậy, song song với việc PT các TT logistics cần phải có các giải pháp bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết và quan trọng. Phương hướng bảo vệ môi trường trong PT hệ thống TT logistics cần bảo đảm các điều kiện:

- Các trung tâm logistics ra đời và PT được xem là giải pháp hiệu quả giúp cân bằng lại sự chia rẽ của các phương thức vận tải, từ đó giảm bớt tắc nghẽn giao thông, tiết kiệm năng lượng tiêu thụ và giảm tác động đến môi trường. Bởi những cải tiến trong vận tải HH trên địa bàn TP chỉ trở thành hiện thực khi tối ưu hóa được hoạt động vận tải HH bằng đường bộ vì hơn 50% HH vận chuyển dưới 50 km. Do vậy, việc thúc đẩy nhanh việc hình thành các trung tâm logistics xung quanh khu vực Thủ đơ có vai trị quan trọng nhằm thúc đẩy hệ thống hợp tác vận tải hàng hóa nhằm tối ưu hóa các luồng vận chuyển HH.

- Tập trung chỉ đạo, đôn đốc tiến độ các dự án hạ tầng DV logistics đã có chủ đầu tư/nhà đầu tư và tiếp tục kêu gọi thu hút đầu tư. Quy hoạch các Trung tâm logistics và cơ sở hạ tầng phục vụ DV logistics trên địa bàn TP, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư đối với các dự án hạ tầng DV logistics khác. Thực hiện Đề án QL và PT hoạt động logisitcs trên địa bàn đến năm 2025 với mục tiêu là PT HN thành một trong ba

trung tâm logistics lớn của cả nước và khu vực, đạt trình độ quốc tế và ngày càng đóng góp lớn vào GRDP, đáp ứng nhu cầu luân chuyển HH xuất, nhập khẩu, trung chuyển và nội địa. Tập trung hoàn thành đưa vào sử dụng hiệu quả các điểm thông quan tập trung theo Đề án Địa điểm kiểm tra tập trung đối với HH xuất khẩu, nhập khẩu giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn TP HN đã được phê duyệt.

- Tăng cường xanh hóa TT logistics bằng cách sử dụng năng lượng mặt trời, ưu tiên đầu tư nâng cấp các trung tâm logistics hiện có, phù hợp với quy hoạch và hoạt động hiệu quả trong thời gian qua. Đồng thời, tiến hành đánh giá, lựa chọn một số cơng trình trọng điểm và cần thiết, có vai trị quan trọng và có khả năng tạo được đột phá lớn để áp dụng thực hiện các quy định về đầu tư theo hình thức đối tác cơng – tư.

- Nghiên cứu tiếp tục XD các trung tâm logistics quy mô nhỏ hơn, trên các tuyến đường vành đai TP, kết nối các đầu mối gom hàng, các kho trữ hàng tại các khu vực tập trung sản xuất, công nghiệp như khu vực Sài Đồng, khu cơng nghệ cao Hịa Lạc, Mê Linh...và chú trọng PT hệ thống kho bãi chuyên dụng, kho lạnh. Bên cạnh đó, XD phương án định hướng PT các hạ tầng DV logistics trên địa bàn HN như dành quỹ đất, phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực để XD và khai thác hiệu quả hạ tầng logistics.

- Ưu tiên huy động các nguồn lực để XD hệ thống đường bộ cao tốc, đường sắt tố độ cao có lưu lượng giao thơng lớn trên hành lang Bắc - Nam, Đông – Tây. Mặt khác, nâng cao chất lượng hệ thống giao thơng vận tải hiện có, hiện đại hóa hệ thống nhà ga, bến cảng, kho bãi, PT các tuyến giao thông giữa các trung tâm logistics với nhau, giữa các trung tâm logistics với khu vực sản xuất, các địa bàn tiêu thụ và các đầu mối giao thơng. Quan trọng nhất là tính liên kết của các yếu tố trong chuỗi logistics, nhất là kết nối các phương thức vận tải và các chủ thể hoạt động để giảm chi phí logistics và giúp hoạt động này trở nên chuyên nghiệp, hiệu quả hơn. Thí dụ, lượng hàng hai chiều trên cùng tuyến vận tải HN - Hải Phịng khá cân bằng thì nếu có một trung tâm logistics ở cả hai đầu HN - Hải Phòng sẽ loại bỏ đi những lãng phí như xe chạy rỗng trên đường từ đó giúp giảm chi phí đáng kể và góp phần bảo vệ môi trường.

4.4.1.5 Quy hoạch và đầu tư PT cơ sở hạ tầng giao thông vận tải

Để PT logistics xanh thì bên cạnh việc PT các hệ thống vận tải cần đặc biệt lưu ý tới khả năng kết nối của các hệ thống này. Đối với vận tải khối lượng lớn thì vận tải đường thủy và đường sắt có ưu thế về chi phí, tuy nhiên vận tải đường bộ mang lại tính linh hoạt. Chính vì vậy việc thiết lập được hệ thống đường thủy và

đường sắt đến các trung tâm logistics sau đó tiếp tục vận chuyển bằng các phương thức vận tải khác là hết sức quan trọng. Việc thiết lập được cơ sở hạ tầng logistics đa phương tiện thì sẽ tạo được nền tảng cho việc phối hợp các phương thức vận tải và kết nối lộ trình các phương tiện vận tải.

TP HN, Chính phủ và các tổ chức đa quốc gia cần nỗ lực để đầu tư vào đường sắt và đường thủy nội bộ. XD cảng sông, hỗ trợ cung cấp thiết bị, phương tiện vận tải cũng như hỗ trợ doanh thu cho DV đường sắt và đường thủy. Cần tăng cường đầu tư, hiện đại hóa cho hệ thống đường sắt, kết nối với các phương thức vận

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển logistics xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 134 - 141)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w